Siêu máy bay có vận tốc 6.700km/h
Tàu con thoi Skylon
Hành khách có thể sẽ được đi trên chuyến bay từ Anh đến Úc trong vòng chưa đầy bốn giờ đồng hồ thay vì 21 giờ như hiện tại nhờ vào sáng chế của các nhà khoa học Anh trong việc tạo ra một hệ thống làm lạnh trong động cơ máy bay.
Công trình này đã tiêu tốn của các nhà khoa một khoảng thời gian là 30 năm nhưng cuối cùng họ đã thành công.
Với kỹ thuật mới này, các nhà khoa học có thể làm lạnh không khí đi vào động cơ từ 1.000oC xuống còn -150oC trong thời gian một phần trăm giây mà không bị đóng tuyết. Đó là hệ thống làm lạnh bao gồm một dãy các ống nhỏ, sắp xếp trong một mô hình xoáy và chứa đầy helen đông đặc. Hệ thống này hút nhiệt từ không khí và làm lạnh xuống -150oC trước khi nó vào trong động cơ. Điều này cho phép động cơ máy bay vận hành một cách an toàn với công suất cao hơn hiện tại mà không bị quá nhiệt, có nghĩa là nó sẽ đạt tốc độ rất cao.
Động cơ với hệ thống làm lạnh nhanh, có tên gọi là Sabre, đã mở đường cho việc xây dựng tàu con thoi có thể tái sử dụng có tên gọi là Skylon và siêu máy bay có vận tốc 6700km/h – gấp năm lần vận tốc âm thanh – với tên gọi là LapCat.
Theo 24h
Chiến lược "xiết mới, nới cũ" khiến Trung Quốc "lạc lối và tụt hậu"
Không ai xếp các loại máy bay J-7, J-8 và Q-5 của Trung Quốc vào thế hệ thứ 3 như họ tự nhận và cũng thật khập khiễng khi so sánh J-10, J-11 và JH-7 của Trung Quốc với những máy bay thế hệ thứ 4 của Nga như Su-34, Su-35 và Mig-35. Một trong những nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ vấn đề động cơ.
Nga chỉ bán những động cơ đã lỗi thời cho Trung Quốc
Các thế hệ động cơ Nga bán cho Trung Quốc đều thuộc loại đã sản xuất theo công nghệ những năm 80 của thế kỷ trước, còn những thế hệ động cơ hàng đầu của Nga hiện nay là 117S, 117C (thuộc thế hệ AL-41F) có công suất vượt trội so với thế hệ AL-31F và RD-93 thì Nga không bán cho bất kỳ ai và đang có kế hoạch thay thế các loại động cơ hiện đại này cho các máy bay đang sử dụng trong lực lượng không quân.
AL-31FN hiện đang là xương sống của không quân Trung Quốc
Video đang HOT
Người Trung Quốc có thể mua thoải mái AL-31FN và RD-93 để trang bị cho máy bay của mình (J-10, J-11, JH-7) và sử dụng chúng để nghiên cứu, mô phỏng động cơ của mình, thế nhưng họ vẫn chỉ "nhái" lại những loại động cơ đã lỗi thời của Nga, còn Nga đã nâng cấp 2 loại này lên chuẩn công nghệ cao hơn rất nhiều.
Với thế hệ AL-31F của hãng NPO Saturn, Nga đã phát triển đến phiên bản AL-31F-M1 có lực đẩy 13.500kg, chuyên dụng cho Su-27SM, Su-27SM2, Su-33 và sau này là Su-34. Còn RD-93 là phiên bản xuất khẩu đời đầu của RD-33 dùng cho Mig-29 của hãng OAO Klimov, lực đẩy hơn 9000kg. Nhìn chung, các loại động cơ của Klimov có lực đẩy thấp hơn so với Saturn, biến thể cao nhất của nó là RD-33MK cũng chỉ có lực đẩy 11000kg. Loại động cơ này hiện đang được sử dụng trên các loại máy bay Mi-29K, Mig-29KUB và Mig-35. Cả 2 loại động cơ này Nga đã đem trưng bày tại triển lãm hàng không quốc tế Bắc Kinh lần thứ 4 diễn ra vào tháng 9-2011.
AL-31F-M1 vượt trội so với AL-31FN, hiện đang được sử dụng trên
Su-27SM, Su-27SM2, Su-33 và Su-34
Cũng trong triển lãm đó, Nga trưng bày phiên bản lạ nhất của thế hệ AL-31F là AI-222-25 chuyên dùng cho máy bay phản lực huấn luyện mới nhất của Nga là Su-130. Loại động cơ này cũng có lực đẩy 12000kg, gần bằng AL-31FN và vượt hơn so với RD-33MK và WS-10 của Trung Quốc. Mua loại máy bay này về rồi chất tải thêm vũ khí có lẽ cũng chẳng kém gì J-10, J-11 và JH-7 của Trung Quốc.
Trước đây Nga đã kiên quyết từ chối lời dạm hỏi mua 2 chiếc Su-33 của Trung Quốc, kể cả khi Bắc Kinh đề nghị tăng lên đến 14 chiếc, Moscow vẫn cương quyết không bán và khẳng định thấp nhất con số cũng phải là 50 chiếc mới "xem xét".
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 Su-34 của Nga sử dụng động cơ AL-31F-M1
Đấu năm nay, Bắc Kinh cũng ngỏ lời với Moscow mua Su-35 với 2 mục đích, vừa có được 1 số máy bay thế hệ thứ 4 làm nòng cốt, nhưng mục đích chính là nhằm vào động cơ AL-41F có lực đẩy cao hơn 16% so với động cơ AL-31FN. Rút kinh nghiệm từ lần mua Su-33, Trung Quốc đã đề nghị mua tới 48 chiếc Su-35 với giá 4 tỷ USD để trang bị cho 2 trung đoàn, thế nhưng Nga vẫn lắc đầu và tuyên bố, không quân Nga không có để mà dùng nói gì đến đem đi xuất khẩu.
Su-35 sử dụng động cơ AL-41F-1S (117S)
Thực chất, người Nga hiểu rằng, nếu họ để Trung Quốc nắm được hết công nghệ sản xuất động cơ thế hệ thứ 3 và thứ 4 thì vị thế thứ nhì trên thị trường xuất khẩu vũ khí nói chung và máy bay nói riêng chắc chắn sẽ không giữ được. Vì vậy, trong thời điểm này Nga cương quyết không bán Su-35.
Nga làm Trung Quốc lạc lối và tụt hậu trong sản xuất máy bay
Việc Nga nhất quyết không bán các loại động cơ thế hệ mới làm Trung Quốc bắt buộc phải nghiên cứu, chế tạo động cơ nội địa trên cơ sở các loại động cơ cũ. Hiện Trung Quốc đang phát triển động cơ WS-15 với tên gọi "Thái X". Đây là một chương trình chế tạo động cơ dành riêng cho máy bay thế hệ thứ 5, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình phát triển WS-10 và WS-13. Trung Quốc tự tin với trình độ sao chép siêu hạng của mình họ có thể chế tạo được một thế hệ động cơ hoàn toàn mới với tính năng vượt trội.
Kết cấu của động cơ AL-41F-1S (117S) làm người ta rối mắt với hàng nghìn chi tiết
Thế hệ động cơ WS-10 "Thái Hàng" của Trung Quốc được phỏng chế từ nguyên mẫu động cơ AL-31F, dự kiến sẽ trang bị cho J-10, J-11 và J-15 thế nhưng J-10 và nguyên mẫu J-15 sử dụng toàn động cơ AL-31FN của Nga, còn JH-7 thì sử dụng RD-93. Duy nhất có J-11 dùng WS-10 nhưng ít ai biết là không quân và hải quân Trung Quốc đã 2 lần từ chối đưa vào biên chế loại J-11B do trục trặc về động cơ khi cất, hạ cánh. Sau nhiều lần điều chỉnh tham số kỹ thuật họ mới chấp nhận, nhưng J-11 vẫn không mang lại sự yên tâm. Vì vậy, tuy có tiếng là loại máy bay công nghệ cao hơn nhưng Trung Quốc lại coi J-10 làm nòng cốt và định chế tạo 1200 chiếc làm xương sống cho lực lượng không quân.
Thế hệ động cơ WS-13 "Thái Sơn" là đứa con "nhân bản lỗi" của RD-93, được thử nghiệm trên loại máy bay FC-1, liên hợp sản xuất với Pakistan. Thế nhưng khi quyết định sản xuất với cái tên JF-17, Pakistan đã loại bỏ thẳng tay WS-13 khiến Trung Quốc phải vội vàng mua thêm RD-93 để lắp đặt cho họ.
PAK FA Sukhoi T-50 sử dụng AL-41F-1S (117S) trong quá trình thử nghiệm
Nếu 2 loại động cơ này là hoàn hảo, Trung Quốc đã không phải tiếp tục bỏ ra hàng tỷ USD để mua các loại động cơ bị họ coi là "chiếu dưới" so với WS-10 và WS-13 như AL-31FN và RD-93 và cũng không cần phải gạ gẫm mua 117S làm gì.
Động cơ phản lực Vector 117S (AL-41F-1S) thuộc thế hệ AL-41F, được thiết kế trên khung động cơ AL-31F nhưng trình độ công nghệ thì vượt trội so với thế hệ trước đó. Ngoài 117S ra, thế hệ này còn có loại AL-41F-1 (được gọi là 117C). Hiện các loại động cơ này đang được sử dụng trong nguyên mẫu bay thử của máy bay thế hệ thứ 5 Sukhoi T-50.
RD-33MK hiện đang được lắp đặt trên Mig-29K, Mig-29KUB và Mig-35
Về tính kinh tế, AL-41F có lượng tiêu hao nhiên liệu giảm 8%, chu kỳ bảo dưỡng động cơ cũng tăng từ 1000h lên 4000h. Như vậy, nó có thể sử dụng trong 7000h bay, gần gấp đôi các loại động cơ cũ (4000h), kéo dài thời hạn sử dụng lên tới 10 năm so với các động cơ thế hệ cũ.
Về đặc tính kỹ thuật, lực đẩy của AL-41F-1S đạt 14.500 kg, vượt trội hơn rất nhiều so với AL-31F (12.500). Chúng ta cần biết, trong chế tạo động cơ máy bay siêu âm, để lực đẩy tăng lên 1000kg đã là một bước tiến rất dài về công nghệ. Hiện trên thế giới có rất nhiều động cơ đạt trên 10.000kg nhưng rất ít loại đạt đến tầm AL-31F, chứ đừng nói là AL-41F. Chính vì vậy, mặc dù có trong tay cả AL-31FN và RD-93 để sao chép nhưng động cơ nội địa dành cho máy bay thế hệ thứ 4 của Trung Quốc vẫn không đạt được yêu cầu chất lượng.
Mig-35 sử dụng loại động cơ RD-33MK của hãng Klimov
Động cơ 117S đã được dùng trong quá trình thử nghiệm PAK FA nhưng nó không đạt chuẩn động cơ tương lai của loại máy bay này, tính năng của động cơ chỉ phù hợp trong quá trình thử nghiệm với thời gian bay ngắn chứ vẫn không đủ để giúp máy bay duy trì tốc độ siêu âm trong suốt hành trình. Nó chỉ dùng để lắp đặt trên các máy bay thế hệ thứ 4 như Su-35 mà thôi.
Với các động cơ thế hệ AL-41F mà Nga vẫn chưa cho là đủ thì việc Trung Quốc mổ xẻ các loại động cơ thế hệ cũ hơn của Nga để chế tạo động cơ máy bay thế hệ thứ 5 của mình thì thật đáng suy nghĩ. Việc chế tạo một thế hệ động cơ mạnh hơn hẳn phải dựa trên cơ sở công nghệ mới có tính vượt trội, còn dựa trên một nguyên mẫu thì tối đa cũng chỉ nâng cấp lên ở một mức hữu hạn.
Máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 của Trung Quốc J-31 sử dụng động cơ cổ lỗ sĩ RD-93 của Nga
Hiện chiếc J-31 của Thẩm Dương vẫn đang phải sử dụng 2 động cơ RD-93 cải tiến tương đương RD-33MK đã nói lên thực trạng công nghiệp sản xuất động cơ Trung Quốc. Đó là sự yếu kém trong sản xuất động cơ nội địa và sự phụ thuộc vào công nghệ động cơ của Nga. Một khi ngành công nghiệp này của Nga "hắt hơi sổ mũi" là Trung Quốc sẽ lăn đùng ra ốm trước.
Có thể nói, chính chính sách "xiết mới, nới cũ" của Moscow đã làm Bắc Kinh lạc lối trong định hướng phát triển và tụt hậu về công nghệ chế tạo động cơ. Con đường phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của họ vẫn còn quá nhiều chông gai.
Theo ANTD
Trung Quốc chi hàng tỉ USD tự phát triển động cơ máy bay Một công ty nhà nước của Trung Quốc sẽ đầu tư một khoản tiền ban đầu 10 tỉ Tệ (1,6 tỉ USD) để phát triển động cơ máy bay của riêng Trung Quốc, khi nước này nỗ lực đuổi kịp các nước khác. Chiếc máy bay chở khách tầm trung C919 của Trung Quốc sẽ là đối thủ đáng gờm của máy bay...