Siêu lục địa mới kéo châu Á nhập vào châu Mỹ
Các nhà nghiên cứu dự đoán, siêu lục địa mới mang tên Amasia sẽ hình thành trong khoảng 250 triệu năm tới.
Hình ảnh phác họa Trái đất nhìn từ vũ trụ.
Theo Daily Mail, các nhà khoa học tại trường Đại học Yale và Cơ quan Khoa học và công nghệ hải dương – địa cầu Nhật Bản đã mô phỏng quá trình vận động của các lục địa trên Trái đất trong tương lai.
Kết quả là Bắc và Nam Mỹ xích lại gần nhau hơn, biển Caribe và biển Bắc Cực biến mất trong khi châu Á sẽ đâm vào châu Mỹ. Hoạt động này xảy ra bởi chuyển động của các mảng kiến tạo, kéo theo sự di chuyển của các lục địa trong hàng trăm triệu năm.
Nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí Nature. Để mô phỏng sự thay đổi của các lục địa trong tương lai, các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu cổ, ghi chép từ trường Trái đất, tìm hiểu về sự biến thiên trong vòng quay của Trái đất với chính trục quay.
Kết hợp với một số thông tin khác, các nhà nghiên cứu dự đoán về sự hình thành của siêu lục địa Amasia (tên gọi kết hợp từ tên gọi châu Mỹ và châu Á). “Chúng tôi dự đoán châu Mỹ sẽ gặp lục địa Á-Âu ở Bắc Cực”, Tiến sĩ Ross Michell, người dẫn đầu nghiên cứu nói.
Châu Mỹ xích lại gần châu Á ở Bắc Cực tạo thành siêu lục địa Amasia.
Nghiên cứu này cũng được chứng minh bởi các tài liệu của Tiến sĩ Masaki Yoshida, nhà địa chất đến từ Cơ quan Khoa học và công nghệ hải dương – địa cầu Nhật Bản (JAMSTEC).
Siêu lục địa mới nhất từng xuất hiện cách đây 300 triệu năm có tên Pangea, với châu Phi là trung tâm. Pangea dần tách ra thành 7 châu lục ngày nay với sự xuất hiện của Đại Tây Dương sau khoảng 100 triệu năm.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu tin rằng Pangea là một trong 4 siêu lục địa trong lịch sử Trái đất. Siêu lục địa từng hình thành bao gồm Rodinia, cách đây 1 tỷ năm và Nuna, khoảng 1,8 tỷ năm trước.
Ý tưởng trôi dạt lục địa được giới thiệu bởi nhà khoa học người Đức Alfred Wegener năm 1912. Ý tưởng này giải thích cho việc hình dạng các nước trên Trái đất giống như những mảnh ghép hình và có thể được ghép với nhau một cách hoàn hảo.
Sự di chuyển của các lục địa rất chậm, chỉ vài mm đến 2cm trong một năm, tương đương với tốc độ phát triển của móng tay người. Ma sát xảy ra trong quá trình này tạo ra động đất.
Theo Danviet
Trong nơi sản xuất trực thăng Mi-8AMTSh-VA đặc biệt
Trong suốt thời gian hoạt động của mình nhà máy trực thăng UlanUde là nơi sản xuất hàng ngàn chiếc máy bay lên thẳng cho Quân đội Liên Xô và Nga.
Trong năm 2015, nhà máy chế tạo trực thăng Ulan-Ude đã bắt đầu chuyển giao cho Bộ Quốc phòng Nga những chiếc Mi-8AMTSh-VA đầu tiên và số trực thăng này được thiết kế đặc biệt để có hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt của Bắc Cực.
Một đại diện của Công ty trực thăng Nga cho hay, Mi-8AMTSh cụ thể hơn là các biến thể Mi-8AMTSh-V và Mi-8AMTSh-VA sẽ là một trong những nền tảng trực thăng tương lai của Quân đội Nga. Dù về mặt thiết kế Mi-8AMTSh vẫn khá giống các phiên bản Mi-8 trước đó nhưng nó lại trang bị lại toàn bộ các trang thiết bị điện tử, động cơ, vật liệu chế tạo cũng như được tích hợp thêm khả năng lái tự động.
Bên cạnh đó phi hành đoàn của Mi-8AMTSh cũng được trang bị các bộ đồ bay đặc biệt giúp họ có thể hoạt động được trong khí hậu khắc nghiệt dưới -25 độ ở Bắc Cực.
Hầu hết mọi công đoạn để tạo nên một chiếc trực thăng hoàn chỉnh đều được thực hiện tại các phân xưởng của Ulan-Ude từ việc chế tạo vỏ máy bay cho đến lắp ráp các thiết bị điện tử.
Toàn bộ phần thân của một chiếc trực thăng đều được sản xuất trước tại Ulan-Ude với 3 phần chính gồm phần đầu, phần thân và phần đuôi. Cả ba phần này sau đó sẽ được ghép lại để tạo thành phần khung thân trực thăng hoàn chỉnh cho công đoạn tiếp theo.
Trong ảnh là phần sàn của một chiếc trực thăng Mi-8 ở giai đoạn ban đầu, nó sẽ được ghép lại với các phần khác sau khi hoàn chỉnh.
Theo đó toàn bộ phần khung của những chiếc Mi-8, Mi-171 hay cả Mi-8AMTSh-VA đều sẽ được sản xuất trước và được niêm cất trong kho lưu trữ trong khi chờ tới lượt để hoàn thiện với hệ thống trang thiết bị điện tử và động cơ.
Sau khi được lựa chọn, các kỹ sư của nhà máy Ulan-Ude sẽ bắt đầu lắp ráp các trang thiết bị cần thiết cho một chiếc trực thăng hoàn chỉnh. Và tùy theo từng biến thể hoặc yêu cầu của mỗi đơn hàng những chiếc trực thăng này sẽ được trang bị các thiết bị hàng không khác nhau.
Tại một nhà máy chế tạo trực thăng như Ulan-Ude cũng có khá nhiều kỹ sư và công nhân là nữ tất nhiên họ được bố trí làm việc tại các công đoạn phù hợp với sức khỏe của mình.
Sơn ngụy trang được xem là công đoạn thành phẩm cuối cùng trong dây chuyền lắp ráp trực thăng tại Ulan-Ude. Tuy nhiên lúc này chiếc trực thăng vẫn chưa thực sự hoàn thiện và nó cần được lắp thêm các cánh quạt nâng chính và cánh quạt đuôi cũng như kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện trước khi xuất xưởng.
Một chiếc trực thăng vận tải đa năng Mi-8 sau khi hoàn tất các bài bay thử nghiệm và chuẩn bị được chuyển giao cho Không quân Nga tại sân bay thử nghiệm của Ulan-Ude.
Bên cạnh đó là một chiếc Mi-171E của Bộ Nội vụ Kazakhstan.
Ngoài việc chế tạo máy bay, nhà máy Ulan-Ude cũng sản xuất các thiết bị bay mô phỏng dành cho các loại trực thăng mà nhà máy này chế tạo. Trong ảnh là thiết bị bay mô phỏng của một chiếc Mi-171.
Các thiết bị mô phỏng này có thiết kế tương tự như bên trong buồng lái một chiếc trực thăng giúp học viên có được cảm giác như đang lái một chiếc trực thăng thật.
Đi kèm với đó là hệ thống giám sát mô phỏng cho phép người hướng dẫn có thể trao đổi trực tiếp với học viên thông qua hệ thống máy tính trong việc xử lý các tình huống bay mô phỏng thực tế. Theo Kiến Thức
1/15
Theo_Báo Đất Việt
Công nghệ mới của Anh biến UAV bay giống như loài dơi Các nhà nghiên cứu của nước Anh qua mô phỏng hoạt động của cánh dơi đã thiết kế ra một màng mỏng mới để sử dụng vào việc chế tạo cánh máy bay không người lái (UAV). Khi cánh UAV được làm bằng màng mỏng này, nó có thể hoạt động giống như quá trình bay của loài dơi; giúp cho máy bay...