Siêu lừa Huyền Như khóc nức nở khi bị tuyên tù chung thân
Sau khi đọc bản án và phần nhận định tội danh với các bị cáo trong vụ án, 11h50 ngày 27/1, HĐXX bắt đầu tuyên án vụ lừa đảo 4.000 tỷ đồng.
“Siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như lãnh án tù chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 6 năm tù về tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Tổng hình phạt là tù chung thân.
Võ Anh Tuấn – đồng phạm tích cực nhất của Huyền Như – lãnh 20 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong ảnh: Huyền Như khóc nức nở khi bị tuyên án tù chung thân.
Cùng về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Huỳnh Mỹ Hạnh (chị gái Huyền Như) lãnh 14 năm tù; Trần Thị Tố Quyên 12 năm; Đào Thị Tuyết Dung 10 năm và Nguyễn Thị Lành lãnh 7 năm tù. Riêng Dung và Lành còn phải nhận thêm mỗi người 2 năm tù giam về tội Cho vay lãi nặng. Trong ảnh: Các bị cáo bị dẫn giải sau phiên tòa.
Các bị cáo Trần Thanh Thanh lãnh 10 năm tù, Tống Nguyên Dũng 15 năm, Bùi Ngọc Quyên 14 năm, Hoàng Hương Giang 8 năm, Phạm Thị Tuyết Anh 15 năm, Đoàn Lê Du 17 năm, Vũ Nguyễn Xuân Tiên 11 năm, Nguyễn Thị Phúc Ngân 15 năm, Huỳnh Hữu Danh lãnh 17 năm tù cùng về tội “Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Trong ảnh: Ngồi trên xe đặc chủng, Huyền Như nhìn người thân lần cuối trước khi bị dẫn về trại giam.
Về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, bị cáo Lương Thị Việt Yên lãnh 7 năm tù, Hồ Hải Sỹ 6 năm và Lê Thị Ngọc Lợi 4 năm tù. Bị cáo Phạm Anh Tuấn lãnh 14 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Cùng về hành vi Cho vay lãi nặng, bị cáo Hùng Mỹ Phương bị tuyên phạt 2 năm 6 tháng tù giam, Nguyễn Thiên Lý 2 năm tù giam và Phạm Văn Chí 1 năm tù nhưng cho hưởng án treo. Riêng Thiên Lý phải chấp hành cả bản án 4 năm tù mà TAND TP.HCM tuyên trước đó, tổng hình phạt mà bị cáo này phải thi hành là 6 năm tù. Trong ảnh: Mẹ già của “siêu lừa” lặng nhìn con qua cửa kính xe đặc chủng.
8h sáng, các bị cáo được đưa đến đến trụ sở TAND TP.HCM (131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1). 8h30, HĐXX làm thủ tục chuẩn bị xét xử ngày cuối cùng của phiên tòa sơ thẩm kéo dài 21 ngày. Trong ảnh: Huyền Như cùng các bị cáo bị dẫn giải từ xe đặc chủng.
9h20, ông Nguyễn Đức Sáu, Chủ tọa phiên tòa, bắt đầu đọc lại nội dung chính của vụ án. Bản án xác định, đầu năm 2007, Huỳnh Thị Huyền Như (lúc này đang làm cán bộ tín dụng của VietinBank chi nhánh TP.HCM) có vay hơn 200 tỷ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức, cá nhân với lãi suất cao để đầu tư chứng khoán và bất động sản.
Video đang HOT
Do giá nhà đất và chứng khoán sụt giảm nên Như liên tục bị thua lỗ và phải gánh khoản nợ khổng lồ với lãi suất cao. Đến năm 2010 thì Như mất khả năng trả nợ. Vào thời điểm này, cô cũng được thăng chức quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ của VietinBank chi nhánh TP.HCM. Nữ trưởng phòng liền nghĩ ra cách lợi dụng chức vụ và danh nghĩa của VietinBank để lừa đảo chiếm đoạt tiền của khách hàng gửi vào ngân hàng.
Theo đó, từ tháng 10/2010 đến 9/2011, Huyền Như đã thuê người làm giả con dấu, tài liệu của nhiều ngân hàng, đơn vị và giả chữ ký trên các chứng từ và hợp đồng. Sau đó mang các bộ hồ sơ giả để “huy động vốn” cho VietinBank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TP.HCM.
Như tiếp xúc với nhiều đơn vị, cá nhân đặt vấn đề gửi tiền vào VietinBank với mức lãi suất hấp dẫn (từ 18 – 36%/năm). Tổng cộng, Như đã lừa đảo của 9 công ty, 3 ngân hàng, 3 cá nhân chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng. Trong ảnh: Võ Anh Tuấn – nguyên Phó Giám đốc VietinBank chi nhánh Nhà Bè – đồng phạm tích cực nhất của Huyền Như.
Rất đông người tham dự phiên xét xử, nên TAND TP.HCM phải bố trí 2 màn hình lớn bên ngoài cho mọi người theo dõi.
Phiên tòa diễn ra từ ngày 6/1 tại trụ sở TAND TP.HCM. “Siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như (SN 1978, ngụ TP.HCM) cùng 22 đồng phạm bị truy tố về các tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cho vay lãi nặng, Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Khung hình phạt cao nhất cho các tội danh này là tù chung thân.
Đây là 1 trong 10 “đại án” tham nhũng được Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng chỉ đạo đưa ra xét xử vào cuối năm 2013 và đầu năm 2014.
Theo Zing
Huyền Như nhận án chung thân, buộc bồi thường 4.000 tỷ
Sau phần luận tội kéo dài suốt buổi sáng, bản án đối với siêu lừa Huyền Như và đồng phạm đã được tuyên trong sự bình thản đón nhận của các bị cáo.
Lúc 11h40 phút, chủ tọa phiên tòa đã chính thức tuyên án đối với siêu lừa Huyền Như và đồng bọn.
Theo đó, bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như bị tuyên chung thân về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", 6 năm về tội "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức". Tổng hình phạt chung cho 2 tội danh là chung thân. Thời gian thi hành án tính từ ngày bị bắt tạm giam 30/9/2011.
Bị cáo Võ Anh Tuấn - Phó Giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè nhận mức án 20 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Về trách nhiệm dân sự, HĐXX bác quan điểm của các luật sư, tuyên Huyền Như phải chịu trách nhiệm bồi thường cho các tổ chức, cá nhân gần 4.000 tỷ mà Huyền Như đã chiếm đoạt.
Cụ thể, bản án sơ thẩm tuyên buộc bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như bồi thường cho 9 Công ty, 3 ngân hàng, 9 cá nhân gần 4.000 tỷ đồng: gồm Công ty Thái Bình Dương, SBBS 210 tỷ đồng, Bảo hiểm Toàn Cầu, Zenplaza, chứng khoán Phương Đông, công ty An Lộc, Thịnh Phát, Hưng Yên... ngân hàng Navibank 200 tỷ đồng, ACB 718 tỷ đồng.
Buộc bị cáo Võ Anh Tuấn nộp 10 tỷ đồng tiền hưởng lợi từ việc làm bất chính của Huyền Như để trả cho các bị hại và tịch thu trên 121 tỷ đồng bổ sung vào công quỹ nhà nước. Buộc các bị cáo Nguyễn Thiên Lý, Nguyễn Thị Lành, Hùng Mỹ Phương, Đào Thị Tuyết Dung, Phạm Văn Chí trả lại số tiền đã hưởng lợi từ việc cho vay nặng lã.
HĐXX còn kiến nghị điều tra bổ sung thêm tội đối với một số bị cáo trong vụ án này và một số đối tượng liên quan chưa bị khởi tố như nguyên Tổng Giám đốc công ty Thái Bình Dương, nguyên lãnh đạo một số ngân hàng... đã thiếu trách nhiệm và tiếp tay cho Huyền Như cùng đồng bọn thực hiện trót lọt hành vi phạm tội trong thời gian dài.
Đối với các bị cáo khác:
Bị cáo Trần Thị Tố Quyên bị tuyên phạt 14 năm tù; Đào Thị Tuyết Dung bị 10 năm tù về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản " và 2 năm tù về tội "Cho vay lãi nặng". Tổng hợp hình phạt mà Dung chấp hành là 12 năm tù. Bị cáo Nguyễn Thị Lành bị phạt 7 năm tù tội: "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", 2 năm tù tội "Cho vay lãi nặng", tổng hợp là 9 năm tù.
Bị cáo Hùng Mỹ Phương bị phạt 2 năm 2 tháng 10 ngày tù, bằng thời gian tạm giam nên được trả tự do ngay khi kết thúc phiên tòa. Bị cáo Huỳnh Mỹ Hạnh (chị ruột bị cáo Huyền Như) bị phạt 14 năm tù về tội: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Phạm Văn Chí bị phạt 1 năm tù, hưởng án treo, thử thách 2 năm. Bị cáo Nguyễn Thiên Lý bị phạt 2 năm tù về tội cho vay lãi nặng cộng với bản án 4 năm tù mà bị cáo này đã bị TAND TPHCM năm 2011, tổng hợp là 6 năm tù.
Bị cáo Phạm Anh Tuấn (công ty cổ phần vận tải dầu khí Thái Bình Dương) bị phạt 14 năm tù; bị cáo Lương Thị Việt Yên bị 7 năm tù; bị cáo Hồ Hải Sỹ 6 năm tù; bị cáo Huỳnh Hữu Danh bị 17 năm tù; Tống Nguyên Dũng 15 năm tù; bị cáo Đoàn Lê Du 17 năm tù, Huỳnh Trung Chí 15 năm tù; Bùi Ngọc Quyên 14 năm tù; Hoàng Hương Giang 8 năm tù; Vũ Nguyễn Xuân Tiên 11 năm tù; Nguyễn Thị Phúc Ngân 15 năm; Phạm Thị Tuyết Anh 15 năm tù; Trần Thanh Thanh 10 năm; bị cáo Lê Thị Ngọc Lợi 4 năm tù.
9h15: Hội đồng xét xử (HĐXX) công bố lại quan điểm truy tố đối với các bị cáo của đại diện VKS tại phiên tòa. Theo đó, từ năm 2007, Huỳnh Thị Huyền Như vay tiền để kinh doanh bất động sản, số nợ lên đến 200 tỷ đồng. Do kinh doanh không hiệu quả, Như đã vay tiền nóng, lãi suất cao để bù đắp khoản lỗ nhưng mất khả năng chi trả nên nảy sinh lừa đảo. Huyền Như đã làm giả 8 con dấu của các ngân hàng, công ty, tổ chức... và làm giả hồ sơ, giả chữ ký của nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi lừa đảo.
Huyền Như còn đưa ra mức lãi suất hấp dẫn ngoài hợp đồng để lừa Ngân hàng TMCP Á Châu - ACB, Ngân hàng Nam Việt - Navibank và lừa dối lãnh đạo Vietinbank.
Cùng với sự giúp đỡ của một số cán bộ Vietinbank, sự tắc trách trong quản lý, sự cả nể của cán bộ Vietinbank tại các phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Võ Văn Tần, Đinh Tiên Hoàng để chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng của các ngân hàng Á Châu, Navibank, SBBS, Công ty bảo hiểm Toàn Cầu...
Tại tòa, bị cáo Huyền Như đã thừa nhận toàn bộ cáo trạng về tội phạm của mình. Quan điểm của VKS khẳng định, Huyền Như có hành vi gian dối chiếm đoạt tiền của Vietinbank chứ không có lừa đảo chiếm đoạt tiền của Á Châu, Navibank... nên bác các yêu cầu của luật sư Ngân hàng ACB, Navibank.
Đại diện VKSND TPHCM đã đề nghị giữ nguyên nội dung cáo trạng đã truy tố đối với các bị cáo. Đại diện VKS cũng cho rằng, yêu cầu của các nguyên đơn dân sự cho rằng Vietinbank cần có trách nhiệm với khoản tiền của họ bị Huyền Như chiếm đoạt là không có căn cứ.
10h45: Phiên tòa tạm nghỉ giải lao
11h00: Chủ tọa Nguyễn Đức Sáu tiếp tục đọc bản án. Chủ tọa lưu ý các bị cáo nếu cảm thấy sức khỏe không đảm bảo thì được quyền xin phép để ngồi.
Các bị cáo nghe HĐXX tuyên án. (Ảnh: Quốc Anh)
Đúng 8h30, thẩm phán Nguyễn Đức Sáu, Chủ tọa phiên tòa đã bắt đầu đọc bản án đối với các bị cáo trong vụ án này. Dù là ngày làm việc cuối năm trước khi đón Tết cổ truyền dân tộc nhưng phiên tòa vẫn thu hút sự quan tâm của dư luận. Các phóng viên, người thân của các bị cáo, những người quan tâm đến vụ án đã ngồi chận kín khán phòng.
Đông đảo người dự khán làm chật kín cả 2 phòng xử
Các bị cáo trước rừng ống kính phóng viên
Các bị cáo trước giờ tuyên án
Nhiều bị cáo cúi gập người để tránh các ống kính phóng viên.
Do bản án sơ thẩm có phần luận tội của từng bị cáo nên kéo dài, HĐXX đã cho phép những bị cáo sức khỏe yếu được ngồi để nghe án. Phiên tòa đang tiếp tục phần luận tội của từng bị cáo.
Theo Dân trí
Siêu lừa Huyền Như tỉnh queo khai thủ đoạn lừa đảo nghìn tỷ Sáng 7/1, TAND TPHCM dành trọn thời gian thẩm vấn bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như, chủ mưu của "đại án" lừa đảo hơn 4.000 tỷ đồng. 11h30, phiên tòa kết thúc buổi sáng. 13h30, phiên tòa tiếp tục phần xét hỏi các bị cáo. 10h15, chủ tọa phiên tòa tiếp tục thẩm vấn Huỳnh Thị Huyền Như về cách thức làm con...