Siêu lừa Huyền Như “bán đứng” cả chị ruột trong canh bạc lừa đảo
Không chỉ câu kết với các “đối tác”, cấp dưới, siêu lừa Huyền Như còn khai thác triệt để niềm tin từ chị ruột nhằm thỏa mãn mục đích. Hậu quả, Như đã gây ra vụ lừa đảo lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng, đẩy chị gái vào con đường phạm pháp.
Đọc những thông tin kinh tế – tài chính mới nhất trên FICA: Hà Tĩnh “nổi cáu” vì HUD chây ì tiền sử dụng đấtFPT 11 tháng hoàn thành 82% kế hoạch lợi nhuận sau thuếBất động sản: Căn hộ sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trườngHàng Việt Nam có mặt ở gần 200 nước
Những sai phạm của Huỳnh Thị Huyền Như và 22 đồng phạm đã được cơ quan công an hoàn tất kết luận điều tra chuyển VKSND truy tố và đang chờ ngày đưa ra xét xử.
Thủ đoạn câu kết, móc nối tinh vi để trục lợi tiền từ các cá nhân, tổ chức của Huyền Như khiến nguyên Phó Phòng quản lý rủi ro Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương – Vietinbank chi nhánh TPHCM được “tôn” là “siêu lừa”. Tuy nhiên, người ta cảm thấy đáng sợ hơn khi đến cả chị ruột của mình là Huỳnh Mỹ Hạnh cũng bị Huyền Như lợi dụng làm “công cụ” trong những phi vụ lừa đảo.
Huỳnh Thị Huyền Như là vợ của một Phó Giám đốc Chi nhánh Vietinbank. Bản thân Như trước khi bị bắt (ngày 6/10/2011) là Phó Phòng quản lý rủi ro của ngân hàng Vietinbank, chi nhánh TPHCM. Đồng thời, Huyền Như còn là thành viên HĐQT của Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Đông (ORS).
Để thỏa mãn khát vọng làm giàu một cách nhanh chóng, từ năm 2007 trở đi, Huyền Như đã vay trên 200 tỷ đồng của nhiều tổ chức tín dụng, ngân hàng, cá nhân… Chính nguồn vốn “ảo” mạnh này nên từ những năm 2009 – 2011, Huyền Như trở thành một tay có “máu mặt” trong lĩnh vực môi giới chứng khoán. Chưa dừng lại ở đó, Như lao vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Để có tiền, Như tiếp tục vay lãi suất cao. Thế nhưng, bất động sản những năm này bất ngờ như trái bong bóng xì hơi nên bao nhiêu công sức của Huyền Như đều đổ sông đổ bể.
Kinh doanh thất bại, bị chủ nợ liên tục hối thúc sau lưng, Huyền Như mất khả năng thanh toán. Giở chiêu “bứt râu ông nọ cắm cằm bà kia” cũng không đủ nên Huyền Như liền lấy kinh nghiệm, nghiệp vụ ngân hàng, kiến thức chuyên ngành của mình để móc nối nhiều đối tượng làm con dấu, hồ sơ giả, chữ ký giả… để lừa đảo lấy tiền “giải quyết khủng hoảng”. Chỉ trong vòng 18 tháng, từ tháng 3/2010 đến tháng 9/2011, Huyền Như và “chân rết” đã thực hiện hàng loạt phi vụ và lừa đảo trót lọt gần 5.000 tỷ đồng.
Trong số những cá nhân “cùng thuyền” trên hành trình phạm pháp, không chỉ là đối tác, cấp dưới, bạn bè… còn có cả chị ruột của Huyền Như là Huỳnh Mỹ Hạnh.
Video đang HOT
Siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như “bán đứng” chị mình vào con đường phạm pháp
Huỳnh Mỹ Hạnh (SN 1972, quê tỉnh Tiền Giang, HKTT tại 242/4 Điện Biên Phủ, P.22, Q.Bình Thạnh, TPHCM). Người chị lớn hơn Huyền Như 6 tuổi này được em gái cơ cấu vào vị trí Phó Giám đốc Công ty CP đầu tư Hoàng Khải. Công ty này do Huyền Như và Võ Anh Tuấn (nguyên Phó Giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè) cùng thành lập từ năm 2007. Như làm giám đốc nhưng góp vốn bằng bất động sản, Tuấn là thành viên góp 500 triệu đồng.
Tuy lĩnh vực hoạt động của công ty này là để kinh doanh xuất nhập khẩu gạo nhưng thực chất là một sân chơi “tạm nhập tái xuất” các khoản vay mượn, đầu tư của Như. Để có người thừa ủy quyền của mình “đứng mũi chịu sào” trên sân chơi cần độ tin cậy cao nhất này, từ tháng 12/2008, Huyền Như đã “đặt” chị gái Huỳnh Mỹ Hạnh vào chiếc ghế “ nóng” Phó Giám đốc vào đầu năm 2011 từ vị trí nhân viên.
Với chức vụ này, Hạnh được em gái trực tiếp chi trả khoảng lương bọt bèo mỗi tháng từ 3-8 triệu đồng. Công việc hàng ngày của Phó Giám đốc đều do Huyền Như phân công, chủ yếu là giao nhận tiền với các cá nhân theo chỉ đạo của Như và lập sổ ghi chép việc giao nhận tiền của các nhân viên Công ty CP Đầu tư Hoàng Khải và Công ty CP Đầu tư Phương Đông.
Theo chỉ đạo của Như, Hạnh đã mở tổng cộng 7 tài khoản tại các ngân hàng Vietinbank, Eximbank, Agribank, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam để thực hiện giao dịch chuyển tiền đến các cá nhân cho Như vay tiền lãi suất cao, đứng tên giúp Như trong việc mua nhiều bất động sản, đứng tên thay Như trong việc vay tiền tại các ngân hàng… Quá trình điều tra cho thấy, Huỳnh Mỹ Hạnh đã ký 4 hợp đồng cầm cố vay tổng cộng 55,3 tỷ đồng từ hồ sơ giả của em gái.
Tại cơ quan điều tra, Hạnh khai nhận dù biết rõ quy định của ngân hàng khi cho vay vốn, người ký hồ sơ vay tiền phải chịu trách nhiệm thanh toán với ngân hàng, muốn vay tiền ngân hàng phải có tài sản thế chấp, tài sản thế chấp phải là tài sản hợp pháp của người vay… Tuy nhiên, những tài sản thể hiện trên giấy tờ đi vay, hợp đồng vay do Hạnh đứng tên đều được Như soạn thảo sẵn, Hạnh chỉ đến ngân hàng ký xác nhận theo yêu cầu của Như.
“Tôi không có tiền gửi tại Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, không có nhu cầu vay tiền và cũng không có tài sản thế chấp tại Ngân hàng VIB chi nhánh TPHCM. Tuy nhiên, vì quá tin tưởng và muốn giúp đỡ em gái nên tôi đã ký vào các hợp đồng vay tiền”, trích bút lục Hạnh khai tại cơ quan điều tra.
Chính việc “nhắm mắt làm liều” vì sự tin tưởng, thương yêu em gái mà Huỳnh Mỹ Hạnh đã phạm vào tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với vai trò đồng phạm giúp sức. Khung hình phạt mà Huỳnh Mỹ Hạnh có thể bị kết án từ 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân. Một viễn cảnh về sự tan vỡ của gia đình, sự chia lìa của người mẹ với 2 đứa con (lớn sinh năm 1998, nhỏ sinh năm 2005) đang hiện hữu.
Công Quang
Theo Dantri
Truy tố vụ "siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo gần 4.000 tỷ đồng
Viện KSND Tối cao vừa ra cáo trạng truy tố bị can Huỳnh Thị Huyền Như, siêu lừa gần 4000 tỷ đồng cùng 22 đồng phạm với 2 tội danh là lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.
Bị can Huỳnh Thị Huyền Như - Nguyên quyền Trưởng phòng Giao dịch Điện Biên Phủ thuộc Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương VN Chi nhánh TP.HCM (Vietinbank) bị truy tố 2 tội danh là lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.
22 bị can còn lại bị truy tố theo các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cho vay nặng lãi, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
Cáo trạng của VKSND Tối cao xác định từ đầu năm 2007, khi là cán bộ tín dụng VietinBank Chi nhánh TPHCM, Như đã vay hơn 200 tỉ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức, cá nhân để kinh doanh bất động sản tại TPHCM, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Lạt, Quảng Nam và An Giang. Đến năm 2010, do kinh doanh thua lỗ và phải trả lãi suất cao, bà Như không có khả năng thanh toán.
Siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như chuẩn bị hầu tòa.
Vì vậy, để có tiền trả nợ, từ tháng 3/2010 đến 9/2011, lấy danh nghĩa huy động vốn cho VietinBank, Như đã làm giả 8 con dấu Chi nhánh Nhà Bè của ngân hàng này và 7 công ty khác, đồng thời làm giả tài liệu của VietinBank cùng nhiều đơn vị, cá nhân khác để lừa đảo, chiếm đoạt của 9 công ty, 3 ngân hàng, 3 cá nhân tổng cộng hơn 4.911 tỉ đồng.
Trong đó, Như dùng hơn 925 tỉ đồng để trả nợ gốc, nợ lãi trong và ngoài hợp đồng cho các khoản vay. Như bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 3.986 tỉ đồng, gồm Ngân hàng TMCP Á Châu bị chiếm đoạt hơn 700 tỉ đồng, Ngân hàng TMCP Nam Việt 200 tỉ đồng, Ngân hàng Quốc tế VIB - chi nhánh TP.HCM 180 tỉ đồng...
Bị can Võ Anh Tuấn - nguyên cán bộ Vietinbank TP Hồ Chí Minh là người giúp sức tích cực cho hành vi phạm tội của Huyền Như chiếm đoạt gần 1.600 tỉ đồng, đổi lại Tuấn được hưởng lợi 10 tỉ đồng.
Trong vụ án này, cơ quan công an xác định các bị can Nguyễn Thiên Lý, Nguyễn Thị Lành, Đào Thị Tuyết Dung, Hùng Mỹ Phương, Phạm Văn Chícho bị can Như vay nặng lãi trong thời gian dài là nguyên nhân dẫn đến việc Như có hành vi phạm tội.
Các bị can khác hoạt động trong ngành ngân hàng có hành vi vi phạm quy định về cho vay, lập hồ sơ "khống", vi phạm quy định nghiệp vụ, không làm đúng quy định về quy chế mở và sử dụng tài khoản tại ngân hàng thương mại đã tạo điều kiện cho bà Như chiếm đoạt số tiền lớn.
Liên quan đến vụ việc này, theo cáo trạng Viện KSND Tối cao, một số ngân hàng đã thông qua các cá nhân và công ty tư nhân để gửi tiền vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và TP.HCM nhằm hưởng lãi suất chênh lệch và bị Như lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỉ đồng như Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) thông qua 19 nhân viên gửi gần 719 tỉ đồng vào Vietinbank lãi suất lên đến 18,5%/năm theo thỏa thuận và bị Như lừa đảo, chiếm đoạt toàn bộ.
Vì vậy, trước đó, cơ quan điều tra đã khởi tố 6 người gồm ông Nguyễn Đức Kiên ("bầu" Kiên), nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Sáng lập Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Á Châu (ACB); ông Trần Xuân Giá, nguyên Chủ tịch HĐQT ACB; Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ và Trịnh Kim Quang, nguyên Phó chủ tịch HĐQT ACB; Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám đốc ACB, do có hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Như vậy, ngoài Huỳnh Thị Huyền Như, VKSND Tối cao còn ra quyết định truy tố nhiều bị can liên quan trong vụ án như: Võ Anh Tuấn, nguyên cán bộ văn phòng NH VietinBank; Trần Thanh Thanh, nguyên phó Phòng Dịch vụ khách hàng, nguyên trưởng Phòng Giao dịch Điện Biên Phủ, VietinBank - Chi nhánh TPHCM; Tống Nguyên Dũng, nguyên nhân viên tín dụng Phòng Giao dịch Điện Biên Phủ; Đoàn Lê Du, nguyên trưởng Phòng Giao dịch Đinh Tiên Hoàng, VietinBank - Chi nhánh TPHCM; Huỳnh Trung Chí, nguyên nhân viên tín dụng Phòng Giao dịch Đinh Tiên Hoàng; Huỳnh Hữu Danh, nguyên nhân viên Ngân hàng Quốc tế (VIB); Lương Thị Việt Yên, nguyên trưởng Phòng Giao dịch Võ Văn Tần, VietinBank - Chi nhánh Nhà Bè; Hồ Hải Sỹ, nguyên phó trưởng Phòng Giao dịch Võ Văn Tần; Lê Thị Ngọc Lợi, nguyên giao dịch viên Phòng Giao dịch Võ Văn Tần...
Anh Thế
Theo Dantri
Phi vụ Huyền Như lừa nhóm bầu Kiên 718 tỉ: Kẻ cắp gặp bà già Trong những đại án kinh tế vừa qua, dư luận đặc biệt chú ý đến "cặp đôi": bầu Kiên - Huyền Như. Phi vụ làm ăn mà Huyền Như lừa nhóm bầu Kiên 718 tỉ đồng đã hé lộ những chiêu bài tung hứng đồng tiền trong giới "giang hồ" tài chính. Huyền Như "rắc thính" câu "cá lớn" bầu Kiên Nhắc đến...