“Siêu lừa” chiếm đoạt của nhóm bầu Kiên 719 tỉ đồng
Đúng với biệt danh “ siêu lừa”, Huỳnh Thị Huyền Như đã lừa đảo số tiền tới gần 4.000 tỉ đồng, trong đó chiếm đoạt của nhóm bầu Kiên 719 tỉ đồng.
Bầu Kiên và nhóm ở Ngân hàng ACB bị “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt gần 700 tỉ đồng
Ngày 18-10, Viện KSND tối cao cho biết vừa ra cáo trạng vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) chi nhánh TP HCM và nhiều đơn vị, cá nhân khác trên địa bàn Hà Nội và TPHCM. Cáo trạng truy tố bị can Huỳnh Thị Huyền Như (SN 1978, thường trú ở phường 22, quận Bình Thạnh, TP HCM), nguyên Quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Vietinbank, chi nhánh TP HCM về 2 tội danh: “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “ Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.
Cùng với “siêu lừa” Huyền Như, 22 bị can khác bị truy tố về các tội danh: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Cho vay lãi nặng; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Đáng chú ý, vụ án gây chấn động này có 13 bị can nguyên là trưởng, phó phòng, cán bộ, nhân viên phòng giao dịch Điện Biên Phủ và Phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng thuộc Vietinbank cùng Phòng giao dịch Võ Văn Tần thuộc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, TP HCM.
Theo cáo trạng, từ tháng 3-2010 đến tháng 9-2011, để chiếm đoạt tiền của các cơ quan, đơn vị, cá nhân Huỳnh Thị Huyền Như đã lấy danh nghĩa huy động vốn cho Vietinbank, chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TP HCM tự thỏa thuận lãi suất vay tiền rồi làm giả 8 con dấu của Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và 7 công ty, 2 ngân hàng Vietinbank và nhiều cá nhân, đơn vị khác để lừa đảo chiếm đoạt tiền của 9 công ty, 4 ngân hàng, 3 cá nhân với tổng số tiền gần 4.000 tỉ đồng.
Video đang HOT
Cơ quan điều tra xác định, ngoài hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các đơn vị, Huỳnh Thị Huyền Như còn là một “chuyên gia” làm giả. Cụ thể: Huỳnh Thị Huyền Như khai đã đến khu vực chuyên làm dấu tại đường Phạm Hồng Thái quận 1, TP HCM nhờ người khắc dấu với giá 8 triệu đồng. Như đã thuê người làm giả 8 con dấu của Ngân hàng Vietinbank (chi nhánh Nhà Bè), Công ty TNHH đầu tư Phúc Vinh, Công ty CP đầu tư Thịnh Phát, Công ty CP TM&ĐT Hưng Yên, Công ty CP ĐT&TM An Lộc, Công ty CP Bảo hiểm toàn cầu, Công ty Đức Minh Quang, Công ty CP CK Saigonbank-Beraja. Như còn làm giả hồ sơ, làm giả 110 hợp đồng tiền gửi, làm giả nhiều hợp đồng hồ sơ mở tài khoản, hợp đồng vay tiền bằng thẻ tiết kiệm, lệnh chi…
Tuy nhiên, đối với người đàn ông Như thuê khắc 8 con dấu giả vào tháng 7-2010 tại đường Phạm Hồng Thái, gần công viên 23-9, quận 1, TP HCM, qua điều tra không xác định được nên không có căn cứ xử lý.
Cơ quan điều tra đã thu giữ của các bị cáo: 8 con dấu giả của các ngân hàng; kê biên, thu giữ tài sản các loại trị giá hơn 624 tỉ đồng; gần 157.000 EUR, hơn 4.600 USD và thu giữ trên 217 tỉ đồng tiền mặt; 7 sổ tiết kiệm trị giá 30 tỉ; 4 xe ô tô trị giá 5 tỉ đồng; kê biên 20 bất động sản trị giá 361 tỉ đồng…
Riêng với Như, đến khi bị bắt thu giữ: hơn 39 tỉ đồng tiền mặt; thu hồi 31 tỉ Như đã thanh toán để mua nhà, đất của 5 công ty bất động sản; thu giữ 3 ô tô trị giá 5,6 tỉ đồng, kê biên 13 bất động sản có trị giá hơn 185 tỉ đồng và một số tài sản khác. Như cũng đã nộp 8 tỉ đồng để khắc phục hậu quả.
Như đã đưa, tại buổi làm việc với Ban Nội chính Trung ương do ông Nguyễn Bá Thanh dẫn đầu, Viện KSND tối cao đã nêu đây là 1 trong 10 vụ “đại án” tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, số tiền chiếm đoạt lớn, liên quan đến nhiều cá nhân và đơn vị, cần phải xử lý nghiêm trước pháp luật.
Được biết, theo dự kiến, Tòa án nhân dân TP HCM đưa vụ án ra xét xử trong quý 4-2013.
Bầu Kiên và đồng bọn bị “siêu lừa” chiếm đoạt 719 tỉ đồng
Liên quan đến vụ việc này, cơ quan điều tra đã khởi tố 6 người gồm ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên), nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB); ông Trần Xuân Giá, nguyên Chủ tịch HĐQT ACB; các Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ và Trịnh Kim Quang, là nguyên các Phó chủ tịch HĐQT ACB; Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám đốc ACB, do có hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Từ tháng 5-2010 đến 11-2011, ACB ủy thác cho 19 nhân viên gửi tổng cộng gần 719 tỉ đồng vào VietinBank (Chi nhánh Nhà Bè và Chi nhánh TP HCM) với lãi suất từ 17,8% – 18,5%/năm song bị bà Như chiếm đoạt toàn bộ.
Quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra đã tách ra để điều tra tiếp trong một vụ án khác.
Theo Xahoi
Siêu lừa hơn 228 tỉ đồng lãnh án chung thân
Sau 9 ngày xét xử, hôm qua 17.10, TAND tỉnh Quảng Ninh đã tuyên án chung thân đối với Bùi Thị Thu Hằng, nữ siêu lừa hơn 200 tỉ đồng tại Quảng Ninh. Liên quan đến vụ án, 5 bị cáo khác bị phạt từ 5 - 13 năm tù.
Các bị cáo tại tòa - Ảnh: Phạm Hải Sâm
Theo cáo trạng, tháng 8.2009, Bùi Thị Thu Hằng (29 tuổi, ngụ Quảng Ninh) ký hợp đồng đại lý bảo hiểm nhân thọ cho Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential VN. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, đến tháng 4.2010, Hằng nảy sinh ý đồ làm giả các bộ hợp đồng bảo hiểm và chứng từ liên quan để lừa đảo chiếm đoạt tiền của khách hàng. Hằng giả mạo là giám đốc Văn phòng phát triển kinh doanh khu vực Quảng Ninh của Prudential, thuê nhà làm trụ sở. Đồng thời lôi kéo chồng là Nguyễn Văn Hùng (27 tuổi) cùng một số đối tượng không nghề nghiệp và đào tạo thành nhân viên tiếp thị, giả mạo là đại lý với các tên gọi khác nhau. Thủ đoạn của Hằng cùng đồng phạm là khi tiếp cận khách hàng sẽ mời mua lại các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của những người mua trước hủy ngang để duy trì tiếp, khi hết thời hạn hợp đồng (25, 30, 35, 45 hoặc 60 ngày) sẽ được hưởng toàn bộ giá trị với lãi suất từ 50 đến 53%.
Náo loạn bên ngoài tòa án Ngay trong buổi chiều tòa tuyên án, mặc dù trời mưa, nhưng vẫn có rất đông bị hại tập trung trước cổng TAND tỉnh Quảng Ninh. Những người này đã căng rất nhiều băng rôn yêu cầu Công ty Prudential phải bồi thường thiệt hại, không được "bưng bít" dư luận, thậm chí tố cáo đại lý Prudential lừa đảo khách hàng. Một số người còn gào khóc vì số tiền bị lừa quá lớn, khiến họ mất nhà cửa, nợ nần vì đã huy động tiền của nhiều người để nộp cho Hằng. Lực lượng bảo vệ đã phải yêu cầu những người này giữ gìn trật tự cho phiên tòa.
Thậm chí, Hằng còn nghĩ ra loại bảo hiểm hưu trí; khách hàng mua bảo hiểm này sẽ nộp cho Hằng 100 triệu đồng để mỗi tháng được hưởng "lương" từ 4 đến 5,5 triệu đồng, khi hết thời hạn (từ 20 - 30 năm tùy theo hợp đồng) sẽ được thanh toán tiền gốc. Cũng theo cáo trạng, bằng cách này, chỉ trong hơn 1 năm, Hằng và đồng phạm đã chiếm đoạt của 59 người, với số tiền lên đến hơn 230 tỉ đồng. Tháng 9.2011, nhiều nạn nhân nghi ngờ Hằng lừa đảo khi có nhiều hợp đồng đáo hạn không được Hằng trả tiền. Vụ việc vỡ lở, vợ chồng Hằng bỏ trốn và bị bắt giữ ở Nha Trang (Khánh Hòa).
Tại phiên tòa, Hằng và Hoàng Kim Dung (trưởng nhóm đại lý Prudential) khai đã lợi dụng kẽ hở của Công ty Prudential để tiến hành lừa đảo. Các bị hại cũng yêu cầu Công ty Prudential phải bồi thường thiệt hại. Một số luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị hại cũng yêu cầu đưa Công ty Prudential vào tham gia tố tụng.
Tuy nhiên, theo HĐXX, các chứng cứ tại cơ quan điều tra cũng như tại tòa đều thể hiện mọi hành vi lừa đảo đều do Hằng cùng đồng phạm thực hiện độc lập. Chưa có một hợp đồng bảo hiểm nào do
Prudential trực tiếp ký với các bị hại. Trong khi công ty ký kết hợp đồng với Hằng là một đại lý độc lập, hưởng theo doanh thu bán hàng, không phải là thành viên của Prudential và cũng không có chứng cứ về việc công ty giao việc cho Hằng. Vì vậy, không có căn cứ buộc Prudential phải bồi thường cho bị hại. HĐXX buộc Hằng cùng đồng phạm phải bồi thường cho 59 bị hại số tiền hơn 228 tỉ đồng, trong đó riêng Hằng là 211 tỉ đồng.
Phạm Hải Sâm
Theo TNO
Sắp xét xử 'siêu lừa' gần 4.000 tỉ đồng Huỳnh Thị Huyền Như Ngày 18.10, Viện KSND tối cao cho biết đã ra cáo trạng truy tố 23 bị can trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm gây thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng tại TP.HCM và Hà Nội. Ảnh minh họa Các bị can bị truy tố về các tội danh: lừa đảo chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ quyền...