SIÊU LẠ ĐÀ LẠT: Đưa atiso lên chậu thành bonsai tiền triệu chưng Tết
Những cây atiso được chị Huỳnh Thị Thu Hằng ( phường 11, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng) lên ý tưởng và đưa vào chậu cảnh trở thành bonsai, tạo nên một loại cây chưng Tết độc đáo, mới lạ…
Đến Trang trại Đà Lạt Bunny Hill của chị Hằng vào những ngày cuối năm, PV Dân Việt thấy được sự hối hả, nhộn nhịp khi các công nhân đang tập trung đưa những gốc atiso đủ yêu cầu vào chậu để kịp đưa đi các chợ hoa xuân khắp các miền.
Chị Hằng, chủ của trang trại này cho biết, xuất phát từ sở thích và đam mê cây atiso nên chị đã nảy ra ý tưởng đưa loại cây này vào chậu cảnh để phục vụ người dân chưng Tết.
Cùng Ngon Sạch Lạ chiêm ngưỡng và xem cách người Đà Lạt đưa những gốc atiso vào chậu như thế nào:
“Xuất phát từ sở thích với atiso, đặc biệt đây còn là loại cây thực phẩm, dược liệu rất tốt cho sức khỏe, người dùng có thể tận dụng tất cả bộ phận trên cây như rễ, lá, thân, hoa nên tôi nghĩ khi đưa loại cây này ra thị trường sẽ được đón nhận từ khách hàng bởi tính độc đáo, lạ mắt…”, chị Hằng vui vẻ cho biết. Trong ảnh, chị Thu Hằng đang tỉa những lá cây atiso bị dập trong quá trình di chuyển. Ảnh: Văn Long.
Những người công nhân trong trang trại của chị Hằng đang khoét đất xung quanh gốc để đưa cây vào chậu. Bước đầu tiên này rất quan trọng, bởi nếu bị vỡ bầu đất, rễ của cây sẽ bị đứt, ảnh hưởng đến sinh trưởng khi đưa cây vào chậu. Ảnh: Văn Long.
Atiso được đưa vào chậu hoàn chỉnh, bước tiếp theo sẽ được đưa lên sân vào quấn dây, thắt nơ trang trí…Ảnh: Văn Long.
Video đang HOT
Sau đó đến công đoạn trang trí – làm đẹp cho một cây atiso mới được đưa từ vườn lên. Tùy thuộc vào độ lớn của gốc cây và năm tuổi mà chủ nhân sẽ định giá từng gốc bonsai atiso này từ 2 – 5 triệu đồng. Chị Hằng cho rằng, đây là mức giá phù hợp với nhiều khách hàng, sau khi chưng Tết khách hàng vẫn có thể chăm sóc tiếp hoặc tận dụng để làm thực phẩm…Ảnh: Văn Long.
Giá của gốc bonsai atiso còn tùy thuộc vào số lượng, độ lớn của bông hoa. Thông thường, trên một cây bonsai atiso sẽ có từ 1 – 2 bông hoa. Ảnh: Văn Long.
Chính vì quá yêu thích loại cây này mà chị Hằng đã đặt cho chúng một cái tên rất đẹp. Một bông hoa bung nở, chị đặt tên cho hoa atiso là “hoa sen núi”. Chị Hằng cho rằng, rất ít người có thể nhìn thấy một bông hoa atiso nở bung như thế này. Bởi hầu như người dân sẽ cắt hoa để bán khi còn nhỏ, hàm lượng dinh dưỡng cao và hoa đủ non, mềm…Ảnh: Văn Long.
Anh Công, nhân viên kĩ thuật chuyên chăm sóc atiso cho biết: Đây là loại cây rất khỏe, có sức sống dẻo dai, vì vậy chăm sóc chúng cũng khá đơn giản. Vào mùa mưa thì chỉ cần bón phân, nếu trời nắng thì 3 ngày tưới một lần. Đặc biệt, giai đoạn cây bắt đầu có bông là lúc cây cần dinh dưỡng nhất, vì vậy cần bổ sung thêm phân hữu cơ nhiều hơn để cung cấp đủ dưỡng chất cho cây phát triển. Ảnh: Văn Long.
Khi đưa cây lên xe để chuyển đến các chợ hoa xuân, những cây atiso sẽ được đóng gói cẩn thận, kín đáo, tránh những tác động bên ngoài, ảnh hưởng đến vẻ đẹp của cây khi đến tay khách hàng. Ảnh: Văn Long.
Chị Hằng chia sẻ, đây là năm đầu tiên chị thực hiện ý tưởng này, vì vậy chị chủ yếu đưa sản phẩm xuống thị trường TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây. Bên cạnh đó, trên mạng xã hội, chị cũng nhận đơn đặt hàng của khách hàng trên cả nước. Hiện tại trang trại của chị đang trồng 3.000m2 atiso để thực hiện ý tưởng của mình, sau khi trồng ít nhất 1 năm cây sẽ được lựa chọn để đưa vào chậu. Ảnh: Văn Long.
Theo Danviet
Hồng treo gió Đà Lạt: Đặc sản "làm kỳ công ăn ngon xứng đáng"
Những trái hồng treo "đỏ rực" được cơ sở của bà Đặng Thị Thu Vân (phường 10, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) sản xuất khiến người xem không khỏi thích thú và thèm thuồng khi chứng kiến.
Những ngày cuối năm Mậu Tuất, PV Dân Việt đã có cơ hội đến cơ sở sản xuất hồng treo gió Lễ Vân của bà Đặng Thị Thu Vân để ghi nhận những công đoạn sản xuất hồng treo.
Bà Vân cho biết, đến nay bà đã có kinh nghiệm làm hồng treo gió trên 30 năm, tuy nhiên, 5 năm trước bà và một số nông dân tại Đà Lạt được các chuyên gia của Tổ chức JICA (Nhật Bản) giới thiệu công nghệ chế biến hồng sấy của Nhật Bản. Đây là công nghệ hoàn toàn mới lạ và khác với cách làm của người Việt Nam trước đây.
Cùng PV Dân Việt tham quan và tìm hiểu quy trình làm ra những trái hồng treo tại Đà Lạt.
Những trái hồng già, đủ lượng đường sau khi thu hoạch sẽ được gọt sạch vỏ, sấy trong lò khoảng 3 tiếng ở nhiệt độ từ 50 - 60 độ C. Từng trái hồng được kẹp gắn tách biệt treo thành dây treo ngoài gió sấy tự nhiên trong điều kiện trời nắng ráo, nhiệt độ ngoài trời từ 25 - 30 độ C và kéo dài khoảng 3 tuần tới khi khô. Ảnh: Văn Long.
Bà Thu Vân bên những dây hồng treo trong cơ sở của mình. "Khi được hướng dẫn cách làm hồng treo gió của người Nhật, tôi đã xây dựng nhà lồng bên sườn đồi để treo hồng. Bên trong nhà lồng tôi đã lắp đặt hệ thống ống sưởi, khi độ ẩm ngoài trời lên cao tôi sẽ cho chúng hoạt động, ngoài ra quạt gió cũng được treo khắp không gian nhà để xua đuổi côn trùng", bà Vân cho hay. Ảnh: Văn Long.
Những trái hồng sau khi treo khô trong nhà kính sẽ được cắt bỏ phần tai và cuống rồi dùng bàn chải chuyên dụng đánh sạch bên ngoài. Điều này sẽ giúp cho quả hồng đẹp và vệ sinh hơn, bên cạnh đó đây cũng là một bước để kiểm tra lại chất lượng của những trái hồng trước khi đóng gói và đưa ra thị trường. Ảnh: Văn Long.
Ngay sau đó, những trái hồng sẽ được chọn lại một lần nữa để phân loại chất lượng trước khi đưa vào bịch và hút chân không. Được biết, nếu gặp thời tiết thuận lợi thì sẽ cho ra những trái hồng sấy thơm, ngọt thanh vị tự nhiên, nhưng thời tiết Đà Lạt mưa nhiều, độ ẩm cao nên nguy cơ hồng bị hỏng rất nhiều. Ảnh: Văn Long.
Một khay hồng sấy thành phẩm khiến người xem không khỏi "ứa nước miếng". Bà Thu Vân cho biết, từ khi tiếp nhận công nghệ chế biến hồng sấy khô của Nhật Bản đã giúp nâng cao giá thành sản phẩm hồng sấy Đà Lạt, đồng thời kéo dài thời gian chế biến, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Ảnh: Văn Long.
Mùa hồng ở Đà Lạt thường kéo dài từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau, với diện tích hàng trăm héc ta, sản lượng hàng ngàn tấn nhưng chỉ tập trung vào một mùa trong khoảng thời gian ngắn. Chính vì vậy, việc sử dụng công nghệ sấy hồng sẽ giúp cho người dân địa phương nâng cao giá trị của hồng sấy. Ảnh: Văn Long.
Bà Thu Vân cho biết: "Trong khi hồng sấy lò truyền thống có giá khoảng 200.000 - 250.000 đồng/kg thì hồng sấy treo theo công nghệ Nhật Bản được bán từ 400.000 - 420.000 đồng/kg nhưng không có đủ hàng để cung cấp cho thị trường do thời điểm gần Tết nhu cầu tiêu thụ lớn". Ảnh: Văn Long
Chính vì giá trị của hồng sấy theo công nghệ Nhật Bản tăng cao so với cách làm truyền thống nên ngày càng có nhiều cơ sở sản xuất ra đời. Đặc biệt, đã có HTX hồng sấy gió tại Thôn Đất Làng (xã Xuân Thọ, TP. Đà Lạt) được nhiều du khách biết đến và đánh giá cao về chất lượng. Ảnh: Văn Long.
Theo Danviet
Nhà vườn Đà Lạt tổ chức "Hội nghị Diên Hồng" tìm kế tiêu thụ hoa Nhiều năm, hoa phục vụ thị trường Tết Nguyên đán dội chợ khiến người dân không khỏi lo lắng, bất an mỗi mùa hoa tết đến, chính vì vậy Hiệp hội Hoa Đà Lạt đã tổ chức buổi toạ đàm nhằm phân tích, đề ra giải pháp để tháo gỡ tình trạng trên. Ngày 15.1, ông Phan Thanh Sang - Chủ tịch Hiệp...