Siêu kình địch Kia Morning sắp ra mắt: Rẻ hơn Hyundai Grand i10 tận 100 triệu, thiết kế ‘khá bảnh’
Cận cảnh mẫu xe ô tô có tham vọng cạnh tranh trực tiếp với Kia Morning với giá thành rẻ hơn Hyundai Grand i10 tận 100.000.000 đồng.
Trang Carnewschina mới đây vừa đưa tin, mẫu ORA White Cat Little Wildcat Edition sẽ sớm trình làng với nhiều nhận định rằng diện mạo xe trông rất mạnh mẽ và khá hoang dã.
Xe ô tô điện ORA White Cat Little Wildcat Edition được hãng phát triển dựa trên ORA White Cat từng được lộ diện vào năm 2020 với “trái tim” là động cơ điện 48 mã lực và 61 mã lực. Phạm vi là 305/360/410 km tùy thuộc vào pin, xe có giá khởi điểm là 71.800 nhân dân tệ đến 88.800 nhân dân tệ, tương đương với khoảng 253.000.000 đồng 313.000.000 đồng.
ORA White Cat Little Wildcat Edition sẽ được đưa vào phần cản trước và cản sau hiện đại, hầm hố và thể thao hơn, ngoài ra, hãng cũng đang cân nhắc về sự phối màu giữa 2 tông màu gồm màu be vàng nâu và màu xanh lá cây với một số màu trắng.
Đối thủ Kia Morning có kích thước lần lượt là 3.621 x 1.660 x 1.520 mm, chiều dài cơ sở là 2.490 mm.
Hãng đã trang bị cho xe sạc điện thoại không dây, thông tin giải trí điều khiển bằng giọng nói, nhận dạng giọng nói và điều khiển hành trình thích ứng.
Video đang HOT
White Cat Little Wildcat Edition sẽ có hai loại: 48 mã lực/125 Nm với phạm vi 360 km và 61 mã lực/130 Nm với phạm vi 410 km. Thông số kỹ thuật hơi khác so với White Cat. Giá xe dao động từ 79.800 nhân dân tệ đến 88.800 nhân dân tệ (tương đương với khoảng 281.000.000 đồng đến 313.000.000 đồng; bản rẻ nhất của xe thấp hơn giá Hyundai Grand i10 ở nước ta khoảng 100.000.000 đồng).
So sánh các mẫu Hatchback đô thị hạng A tại Việt Nam
Hyundai Grand i10 thế hệ thứ ba, kết thúc thế hệ thứ hai lắp ráp trong nước từ 2017 chính thức mở ra cuộc cạnh tranh mới ở phân khúc xe đô thị, khốc liệt hơn, gay gắt hơn... tuy nhiên, câu hỏi là liệu cuộc cạnh tranh này có giúp người tiêu dùng được hưởng lợi?
Phân khúc xe đô thị (hạng A) bình dân hiện nay tại Việt Nam hiện là cuộc cạnh tranh với các cái tên: Honda Brio, Hyundai Grand i10, KIA Morning, Toyota Wigo, Vinfast Fadil, trong đó hai cái tên Nhật Bản là Brio và Wigo được nhập khẩu trong khi các mẫu xe Hàn quốc và chiếc VinFast Fadil (nhượng quyền từ GM) là được lắp ráp trong nước.
Trước đây, phân khúc xe đô thị tại Việt Nam còn có thêm Chevrolet Spark (thuộc GM nay đã rút khỏi Việt Nam năm 2018) và đặc biệt là Suzuki Celerio - thương hiệu nổi tiếng với thế mạnh là các dòng xe nhỏ, tiết kiệm nhiên liệu, tuy nhiên vì những lý do nhất định, mẫu xe này cũng âm thầm rút khỏi Việt Nam mà không để lại dấu ấn nào.
Năm mẫu hatchback đô thị hiện đang có mặt tại Việt Nam
Hyundai Grand i10 thế hệ thứ ba là mẫu xe duy nhất có lựa chọn phiên bản bản bốn cửa (sedan) tại Việt Nam, và thực sự không đối thủ đối thủ ở phân khúc xe đô thị duy nhất tại Việt Nam. Chính vì vậy, để so sánh với các thương hiệu khác vào thời điểm này, chuyên mục Xe và Công nghệ sẽ chỉ lựa chọn so sánh các phiên bản 5 cửa (hatchback) để bạn đọc có góc nhìn khách hàng và công bằng hơn ở cuộc cạnh tranh này.
So sánh các mẫu Hatchback đô thị hạng A tại Việt Nam
Với kích thước này, Honda Brio và Hyundai Grand i10 có kích thước dài và rộng nhất phân khúc, và cả hai mẫu xe này cũng có bình nhiên liệu lớn nhất, cho thời gian vận hành lâu hơn cho một lần đổ xăng.Trong khi đó, đang ngạc nhiên nhất là Toyota Wio, cho dù dùng bộ lốp nhỏ nhất phân khúc nhưng chiếc xe lại có độ cao gầm xe cao nhất (dù chênh lệch không nhiều).
Ở cả năm mẫu xe này, ngoại trừ Toyota Wigo "nhẹ cân" nhất, còn toàn bộ các mẫu xe còn lại đều nặng xấp xỉ 1 tấn, điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến độ ổn định của xe, khả năng giữ cân bằng cũng như độ an toàn...
Trong số này, nhờ việc cùng lúc phân phối các mẫu KIA Morning và hai phiên bản mới ra mắt năm 2020 là KIA Morning GT-Line và X-Line nên đây là mẫu xe có nhiều phiên bản lựa chọn nhất phân khúc, cũng như là mẫu xe có giá bán thấp nhất (VinFast Fadil đang được áp dụng giá bán chỉ 266 triệu đồng nhưng là chính sách dành riêng cho địa phương đặt nhà máy).
So sánh các mẫu Hatchback đô thị hạng A tại Việt Nam
Dễ dàng nhận thấy, với động cơ lớn nhất phân khúc nên VinFast Fadil dễ dàng vượt qua các đối thủ về cả công suất và lực kéo. Tuy nhiên, điều này cũng chỉ là điều kiện cần đối với hiệu suất của chiếc xe khi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trọng lượng, lốp...).
Ở trang bị hộp số, nếu như Hyundai, KIA và Toyota đều lựa chọn hộp số tự động 4 cấp kiểu cũ, rẻ tiền để tối ưu bài toán chi phí thì với Honda Brio và VinFast Fadil, việc có thêm lựa chọn hộp số tự động vô cấp cho một mẫu xe đô thị là hoàn toàn phù hợp; vận hành mượt mà, tiết kiệm nhiên liệu...
Nội thất của năm mẫu hatchback đô thị hiện đang có mặt tại Việt Nam
Về trang bị tiện nghi, sẽ có nhiều khác biệt giữa cùng một mẫu xe, do đó trong bảng so sánh này, chuyên mục Xe và Công nghệ sẽ lựa chọn những phiên bản cao cấp nhất của từng mẫu xe ở phân khúc xe đô thị để bạn đọc tiện theo dõi.
So sánh các mẫu Hatchback đô thị hạng A tại Việt Nam
Về trang bị tiện nghi, tại thị trường Việt Nam hiện nay trang bị không thể thiếu đối với một mẫu xe đô thị đó chính là hệ thống gương chiếu hậu chỉnh/gập điện, hệ thống điều tự động, bệ tỳ tay cho người lái (cần thiết hơn với nếu là xe số tự động), hệ thống khởi động bằng nút bấm... Chính vì vậy đó là những tiêu chí để đánh giá sự tiện nghi của một mẫu xe đô thị có thực sự đáp ứng phù hợp các nhu cầu di chuyển trong thành phố, cần sự tiện dụng, linh hoạt hay không...
Không có mẫu xe đô thị nào có đầy đủ các tính năng tiện nghi như kể trên mà mỗi thương hiệu lại có những lựa chọn khác nhau; Honda Brio thiếu khởi động bằng nút bấm, điều hòa chỉnh cơ dù có tới 6 loa và bệ tỳ tay (đó là lý do vì sao Brio vẫn là phiên bản đã ra mắt từ 2019), Hyundai Grand i10 có lợi thế về cửa gió hàng ghế sau, hệ thống điều khiển hành trình nhưng vẫn dùng điều hòa chỉnh cơ, hàng ghế trước không có bệ tỳ tay hàng ghế trước, VinFast Fadil có chút lợi thế với điều hoà tự động, hệ thống âm thanh 6 loa nhưng không có khởi động bằng nút bấm...
Ở trang bị giải trí, cả 5 mẫu xe đều được trang bị màn hình cảm ứng với kích thước không quá khác biệt, tuy nhiên mẫu KIA Morning (bao gồm cả X Line và GT Line) cũng như Toyota Wigo đang sử dụng phần mềm điều khiển khép kín chứ chưa tích hợp kết nối cùng hệ điều hành của các điện thoại thông minh phổ dụng hiện nay. Tương tự, Honda Brio và VinFast Fadil lại lựa chọn "chỉ chơi" với Apple Carplay.
So sánh các mẫu Hatchback đô thị hạng A tại Việt Nam
Cả năm mẫu xe đô thị 5 cửa này đều được trang bị hệ thống camera/cảm biến lùi và 2 túi khí riêng VinFast Fadil hào phóng có tới 6 túi khí. Mẫu xe này còn là mẫu xe duy nhất trong phân khúc này trang bị hệ thống phân bổ lực kéo (TCS), một tính năng khá thừa thãi khi mà đây là một mẫu xe đô thị và vận hành chủ yếu với điều kiện đường sá tốt...
Là một mẫu xe đô thị; nhỏ gọn, nhẹ... nên việc lựa chọn hệ thống phanh đĩa kết hợp tang trống là điểm chung giữa các mẫu xe này, ngoài ra tính năng chống bó cứng phanh ABS và tính năng phân bổ lực phanh điện tử (EBD) cũng là lựa chọn mà hầu hết các hãng trang bị cho chiếc xe của mình. Duy nhất KIA Morning lại chỉ có duy nhất ABS, trong khi Brio, Grand i10 có thêm hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp.
Chỉ có các phiên bản cao cấp nhất của Hyundai Grand i10, KIA Morning và VinFast Fadil là có trang bị hệ thống ổn định thân xe điện tử (ESP, ESC... tuỳ cách gọi của từng hãng).
Ô tô cỡ nhỏ dưới 500 triệu: Xe Nhật thất thế, VinFast Fadil bỏ xa Grand i10 Cú "bứt tốc" trong tháng 6.2021 giúp VinFast Fadil bỏ xa Hyundai Grand i10, trong khi bộ đôi xe nhập khẩu - Honda Brio, Toyota Wigo ngày càng thất thế trong cuộc đua doanh số ở phân khúc ô tô cỡ nhỏ có giá bán dưới 500 triệu đồng. 6 tháng đầu năm 2021 lượng tiêu thụ ô tô cỡ nhỏ hạng A...