Siêu khu trục hạm Mỹ bị chê khi bắn thử pháo 30 mm
Tàu khu trục tàng hình USS Zumwalt lần đầu thử pháo 30 mm sau hơn một năm lắp đặt, nhưng vũ khí này bị chê là kém hiệu quả.
Hải quân Mỹ tuần trước tiến hành thử nghiệm bắn đạn thật với hai hệ thống pháo Mark 46 Mod 2 (GWS) cỡ nòng 30 mm trên khu trục hạm USS Zumwalt tại thao trường ngoài khơi bang California nhằm kiểm tra độ bền kết cấu của thân tàu.
“Lợi thế của chiếc đầu tiên trong lớp chiến hạm là cơ hội được kiểm tra hàng loạt hệ thống mới. Những đợt thử nghiệm như vậy sẽ mang đến bằng chứng rõ ràng về năng lực chiến đấu hoàn thiện của chúng”, đại tá hải quân Andrew Carlson, hạm trưởng của USS Zumwalt, cho hay.
Pháo 30 mm khai hỏa trên USS Zumwalt hôm 16/5. Ảnh: US Navy.
Đây là lần đầu tiên USS Zumwalt bắn thử hệ thống GWS từ khi chúng được lắp đặt hồi đầu năm 2019. Hải quân Mỹ coi đó là sự kiện quan trọng nhằm chứng minh khả năng tác chiến của lớp Zumwalt, trong khi nhiều chuyên gia quân sự tỏ ra hoài nghi, thậm chí chỉ trích dự án này.
“Điều này đáng lẽ phải diễn ra từ lâu, cũng là minh chứng về loạt tính năng bị cắt giảm trên tàu mặt nước hiện đại nhất của Mỹ. Thử nghiệm thậm chí không nhằm đánh giá hiệu quả của pháo 30 mm với các mối đe dọa tiềm tàng, mà chỉ để bảo đảm việc khai hỏa nó không phá hỏng bệ pháo, cảm biến, hệ thống điện tử và các bộ phận xung quanh”, chuyên gia quân sự Tyler Rogoway nhận xét.
Video đang HOT
Mark 46 Mod 2 là cụm vũ khí điều khiển từ xa, sử dụng pháo tự động Mark 44 Bushmaster II cỡ nòng 30 mm. Nó được trang bị cảm biến quang học và hồng ngoại cùng bộ đo xa laser, có thể bám bắt mục tiêu cả ngày lẫn đêm. Vũ khí này được trang bị trên một số tàu vận tải đổ bộ lớp San Antonio và tàu chiến đấu ven biển (LCS) để đối phó với xuồng cao tốc cỡ nhỏ và tên lửa chống hạm.
Hải quân Mỹ hồi năm 2012 quyết định sử dụng pháo 30 mm thay vì hai bệ pháo bắn nhanh Mark 110 cỡ nòng 57 mm, cho rằng nó sẽ tiết kiệm chi phí mà vẫn bảo đảm khả năng chiến đấu cho lớp Zumwalt.
Tuy nhiên, phương án này bị chỉ trích nặng nề vì pháo Mark 110 có tầm bắn và tốc độ khai hỏa lớn hơn nhiều so với Mark 46 Mod 2, cũng như được trang bị nhiều loại đạn thông minh có khả năng lập trình để vô hiệu hóa hàng loạt mục tiêu khác nhau.
USS Zumwalt thăm Trân Châu Cảng hồi tháng 4/2019. Ảnh: US Navy.
Siêu tàu khu trục tàng hình Zumwalt được coi là một trong những dự án quân sự tốn kém nhất lịch sử Mỹ, nhưng lại gây thất vọng với hàng loạt lỗi thiết kế, đội giá và chậm tiến độ. Mỗi tàu có giá tới hơn 4 tỷ USD, buộc quốc hội Mỹ cắt giảm số lượng đặt mua từ 32 chiếc xuống chỉ còn ba tàu.
Tàu có lớp vỏ được thiết kế góc cạnh đặc biệt để tăng khả năng tàng hình, nhưng lại phải lắp đài vô tuyến và cột ăng ten ngoài thượng tầng để giảm chi phí chế tạo, khiến khả năng tàng hình suy giảm. Chiếc thứ hai là USS Michael Mansoor cũng gặp sự cố trong chuyến thử nghiệm đầu năm 2018, khiến Lầu Năm Góc chi ít nhất 20 triệu USD để thay động cơ.
Tàu cuối cùng là USS Lyndon B. Johnson sẽ có thượng tầng làm bằng thép thay vì vật liệu composite. Giải pháp này giúp chi phí chế tạo thấp hơn hai tàu đầu tiên, nhưng làm tăng mạnh diện tích phản xạ radar và ảnh hưởng tới khả năng vận hành trên biển.
Covid-19: Căng thẳng Mỹ - Trung Quốc không ngừng leo thang
Mỹ tiếp tục cho rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm khi đại dịch Covid-19 lan rộng thế giới, trong khi Bắc Kinh phản đối Washington đưa ra cáo buộc vô căn cứ.
Phòng thí nghiệm Vũ Hán trở thành tâm điểm trong cuộc đấu khẩu Mỹ - Trung Quốc . AFP
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho rằng Trung Quốc gây ra cái chết của hàng trăm ngàn người khắp thế giới và yêu cầu Bắc Kinh phải minh bạch thông tin về đại dịch Covid-19, theo Reuters.
"Chính quyền Trung Quốc biết rõ nhưng từ chối chia sẻ thông tin mà chúng tôi cần để đảm bảo an toàn cho mọi người. Trung Quốc có thể khiến thế giới rơi vào tình trạng bất ổn kinh tế", ông Pompeo nói trong buổi họp báo tại Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 6.5.
Đáp lại, bà Hoa Xuân Doanh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ngày 7.5 khẳng định Bắc Kinh minh bạch thông tin về Covid-19 và các chính trị gia Mỹ đưa ra những cáo buộc vô căn cứ và tuyên bố sai sự thật chống lại Trung Quốc.
"Trung Quốc hỗ trợ nỗ lực của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhằm điều tra nguồn gốc Covid-19 và phản đối Mỹ cùng một số quốc gia khác chính trị hóa đại dịch. Chúng tôi yêu cầu Mỹ chấm dứt đổ lỗi cho Trung Quốc", bà Hoa nói. Tuyên bố được đưa ra sau khi WHO thông báo đang đàm phán với Trung Quốc để gửi nhóm chuyên gia đến điều tra nguồn gốc SARS-CoV-2. Trong khi đó, ông Trần Húc, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, ngày 6.5 lại tuyên bố không mời chuyên gia quốc tế điều tra nguồn gốc Covid-19 cho đến khi hết dịch.
Đại dịch Covid-19 bùng phát ở TP.Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc) cuối năm ngoái và đến nay nguồn gốc SARS-CoV-2 vẫn còn là bí ẩn. Một số chuyên gia tin rằng vi rút bắt nguồn từ chợ hải sản Hoa Nam có bán động vật hoang dã ở Vũ Hán và lây nhiễm từ động vật sang người. Trong khi đó, Cộng đồng tình báo Mỹ vẫn đang tiếp tục thu thập, phân tích thông tin theo hướng giả thuyết vi rút vô tình bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán trong một vụ tai nạn. Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh Mỹ có bằng chứng cho thấy SARS-CoV-2 bắt nguồn từ phòng thí nghiệm Vũ Hán. Ông Pompeo cáo buộc Trung Quốc che giấu các mẫu vi rút mà theo ông là cần thiết để thế giới nghiên cứu vắc xin.
Đài CNN dẫn lời các nguồn tin tiết lộ Tổng thống Mỹ Donald Trump có nhiều cuộc điện đàm với hàng loạt lãnh đạo các quốc gia đồng minh và đối tác nước ngoài trong 3 tuần qua để kêu gọi họ ủng hộ Mỹ, tham gia chiến dịch gây áp lực với Trung Quốc. Các quan chức Nhà Trắng cũng đã thảo luận hàng loạt biện pháp trừng phạt Trung Quốc liên quan đến đại dịch Covid-19, bao gồm bổ sung thuế quan đối với sản phẩm Trung Quốc, tước quyền miễn trừ quốc gia để có thể kiện Bắc Kinh đòi bồi thường và tăng cường sức ép đối với những công ty viễn thông Trung Quốc, theo CNN.
Các chuyên gia nhận định Trung Quốc phải trả lời nhiều câu hỏi về cách ứng phó ban đầu khi Covid-19 mới bùng phát, trong khi Tổng thống Trump đang tìm cách làm chệch hướng sự chú ý của dư luận về phản ứng chậm chạp khiến dịch Covid-19 lan rộng khắp nước Mỹ, theo Reuters. Đại sứ Liên minh Châu Âu tại Trung Quốc Nicolas Chapuis hôm qua cảnh báo sự căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc có thể làm suy yếu sự hợp tác đa quốc gia vốn rất cần thiết để đối phó đại dịch Covid-19.
Tổng thống Trump nói Covid-19 tồi tệ hơn Trân Châu Cảng
Tổng thống Donald Trump cho rằng Covid-19 gây hậu quả tồi tệ cho Mỹ hơn trận chiến Trân Châu Cảng năm 1941 và vụ khủng bố 11.9.2001. "Đây thực sự là vụ tấn công tồi tệ nhất mà chúng ta từng hứng chịu", theo Hãng tin Reuters ngày 7.5 dẫn lời ông phát biểu tại Nhà Trắng. Vụ Nhật Bản tấn công căn cứ hải quân Trân Châu Cảng ở Hawaii đã kéo Mỹ vào Thế chiến 2. Còn vụ khủng bố 11.9 làm thiệt mạng khoảng 3.000 người, khơi mào các chiến dịch chống khủng bố của Mỹ ở Iraq, Afghanistan và một số nước khác kéo dài gần 2 thập niên qua. Tại cuộc họp báo, Tổng thống Trump tiếp tục chỉ trích Trung Quốc về nguồn gốc của SARS-CoV-2 gây Covid-19. "Lẽ ra chuyện này không bao giờ xảy ra, có thể đã được ngăn chặn ngay từ nguồn, ngay tại Trung Quốc", Tổng thống Trump nhấn mạnh.
Trump: Covid-19 tàn phá nước Mỹ hơn cả khủng bố Trump cho rằng Covid-19 tấn công nước Mỹ khủng khiếp hơn cả vụ khủng bố 11/9 hay trận tập kích Trân Châu Cảng trong Thế chiến II. "Chúng ta đã trải qua cuộc tấn công tồi tệ nhất trên đất nước này. Đây thực sự là cuộc tấn công tàn khốc nhất chúng ta từng thấy. Nó còn tệ hơn cả Trân Châu...