Siêu khu trục hạm DDG -1000 vạ lây vì chính phủ Mỹ đóng cửa
Do ảnh hưởng của việc chính phủ Mỹ đóng cửa, buổi lễ đặt tên chính thức cho siêu khu trục hạm đầu tiên lớp Zumwalt của Mỹ đã bị hoãn lại.
Ngày 5-10, Tư lệnh hải quân Mỹ Ray Mabuse đã thông báo, ông rất lấy làm tiếc vì phải hủy bỏ buổi lẽ đặt tên chính thức cho chiếc khu trục hạm đầu tiên của lớp Zumwalt, mang số hiệu DDG-1000 Zumwalt. Buổi lễ bị hoãn lại do vấn đề chính phủ Mỹ đang tạm thời đóng cửa do những bất đồng giữa thượng viện và hạ viện Mỹ.
Tàu khu trục lớp Zumwalt là thế hệ tàu khu trục mới nhất, tiên tiến nhất của Mỹ cũng như trên toàn thế giới. Tàu lớp Zumwalt có lượng giãn nước 14.564 tấn, dài 182,9m, rộng 24,6m, mớn nước 8,4m, tốc độ tối đa 30 knot (55,6 km/h), thủy thủ đoàn 148 người. Với lượng giãn nước này, DDG-1000 Zumwalt đã vượt qua cả một số tuần dương hạm hạng nặng khác.
Khu trục hạm lớp Zumwalt có thể mang theo 2 máy bay trực thăng chống ngầm MH-60R Seahawk hoặc 1 chiếc MH-60R Seahawk và chiếc máy bay không người lái tầm trung dạng cất, hạ cánh thẳng đứng như trực thăng (VTUAS). DDG -1000 Zumwalt cũng là chiếc đầu tiên trong số các tàu mặt nước của Mỹ áp dụng công nghệ động lực hoàn toàn bằng điện lực.
Mô hình tàu khu trục lớp Zumwalt của Mỹ
Tàu được lắp đặt hệ thống 20 modul phóng thẳng đứng Mk57 (mỗi modul 4 ống phóng) chứa được 80 quả tên lửa gồm nhiều loại khác nhau như: Tên lửa hành trình đối đất Tomhawk; tên lửa đối không tầm trung; tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo và tên lửa chống ngầm.
Video đang HOT
Tàu được trang bị 2 tháp pháo AGS 155mm (ở ngay trước tháp chỉ huy) và và 2 súng máy Mk 110, cỡ nòng 57 mm. Pháo bắn đạn có điều khiển tầm xa LRLAP (Long Range Land Attack Projectile) nặng 11kg và đạt tầm bắn tới 154km và cơ số đạn lên tới 750 viên. Đạn LRLAP được xem là một cuộc cách mạng đối với pháo binh.
Tàu khu trục lớp Zumwalt được thiết kế và chế tạo bởi 4 nhà thầu chính, trong đó công ty Bath Iron phụ trách thiết kế, chế tạo, tích hợp, kiểm tra và bàn giao. Còn Nhà máy đóng tàu Huntington Ingalls Industries phụ trách chế tạo kết cấu tầng thượng bằng composite của DDG-1000 và DDG-1001, hệ thống phóng ở phần rìa ngoài phần đuôi.
Pháo bắn đạn có điều khiển tầm xa LRLAP, đạt tầm bắn tới 154 km
2 nhà thầu còn lại là Công ty Raytheon phụ trách phát triển các hệ thống tác chiến, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống máy tính và phần mềm đồng thời đảm nhận tích hợp các hệ thống nhiệm vụ. Còn công ty hệ thống BAE sẽ cung cấp các hệ thống pháo hạm và vũ khí tấn công đối đất tầm xa.
Ngoài chiếc đầu tiên là DDG-1000 Zumwalt, chiếc thứ 2 trong lớp tàu này là DDG -1001 Michael Monsoor và chiếc thứ 3 là DDG -1002 Lyndon B. Johnson đã được lên kế hoạch bàn giao cho hải quân lần lượt vào các năm 2016 và 2018.
Hiện hải quân Mỹ đang thảo luận với Nhà máy đóng tàu Bath Iron thuộc Công ty động lực thông dụng (General Dynamics) để chuẩn bị tổ chức một buổi lễ đặt tên khác sau khi chính phủ Mỹ mở cửa trở lại.
Theo ANTD
Trung Quốc khoe tên lửa không đối không PL-13 đạt vận tốc Mach5
Gần đây, trên các trang mạng Trung Quốc ồ ạt xuất hiên những hình ảnh máy báy chiến đấu J-20 Trung Quốc mang theo 1 loại tên lửa mới. Đó chính là tên lửa không đối không thế hệ mới nhất của Trung Quốc là PL-13.
Về vấn đề này chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Lợi cho biết, đây là một loại tên lửa không đối không thế hệ mới nhất mà Trung Quốc phát triển, đang được thử nghiệm trên máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 J-20. Nó có tính năng rất ưu việt, tầm bắn xa, tốc độ cao gấp đôi tên lửa không đối không tầm ngắn PL-8, có thể lên đến Mach4 - Mach5.
PL-13 có chiều dài 3m, đường kính thân 170mm, sải cánh 500mm, các số liệu này cho thấy PL-13 đã vượt qua các loại tên lửa chiến đấu hiện có trên thế giới, tiệm cận với tên lửa đánh chặn tầm trung Mica của Pháp. Về ngoại hình, PL-13 có nhiều nét giống với tên lửa R-27 và R-77 của Nga.
Mỹ đã từng tổ chức nhiều trận không chiến giữa các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-22 và phát hiện ra một đặc điểm là các trận không chiến giữa các máy bay tàng hình rất dễ biến tướng thành các cuộc không chiến tầm gần. Rất có khả năng Trung Quốc đã tiếp thu được những lí luận này và cho ra đời PL-13 để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi tác chiến trên không trong tương lai.
Mô hình đồ họa J-20 phóng tên lửa không đối không PL-13
Nếu như PL-13 được sản xuất trong thời gian tới, có thể nó sẽ được sử dụng kết hợp với các máy bay dự cảnh tầm xa. Các máy bay cảnh báo sớm sẽ truyền dẫn các số liệu đo đạc tầm xa về mục tiêu đến các máy bay chiến đấu J-10 và J-11B mang theo tên lửa PL-13, chỉ dẫn các máy bay này tiêu diệt mục tiêu, giúp không quân Trung Quốc có được năng lực tấn công trên không tầm siêu xa.
Có phân tích cho rằng, tính năng của PL-13 không kém gì tên lửa Sidewinder của Mỹ. Các phương tiện truyền thông Mỹ đã bày tỏ sự lo lắng trước sự xuất hiện của PL-13. Họ cho rằng nó sẽ giúp không quân Trung Quốc nâng cao rất nhiều khả năng không chiến, gây ra mối đe dọa lớn đối với lực lượng không quân và không quân của hải quân Mỹ.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Lợi cho biết, lên tiếng trước về PL-13 chính là các phương tiện truyền thông Mỹ. Trong tương lai, không rõ PL-13 có còn mang tên gọi này hay không, nhưng có thể khẳng định chắc chắn một điều là tầm bắn của nó rất xa, vượt trội hơn rất nhiều các loại tên lửa của Trung Quốc và thậm chí là trên thế giới hiện nay.
Hình ảnh thực tế nguyên mẫu J-20 số 2002 mang tên lửa PL-13
Chúng ta đều biết là các tên lửa không đối không, có loại tầm trung, có loại tầm gần. Nếu muốn nhanh chóng phát huy khả năng tấn công tầm xa, thì tầm bắn thường phải lên đến khoảng 200km mới đạt được tiêu chuẩn của tên lửa đối không tầm siêu xa. Vấn đề này có mối quan hệ chặt chẽ với tốc độ phóng của tên lửa.
Ngoài ra, một điểm rất quan trọng thể hiện ở tính năng vận tốc, theo phân tích của một số phương tiện truyền thông là quan sát ngoại hình của PL-13 thấy nó được áp dụng thiết kế động cơ kiểu xung áp (Ramjet). Kiểu thiết kế động cơ này giúp các loại tên lửa có thể đạt vận tốc rất cao.
Các loại tên lửa không đối không thông thường hiện nay, ví dụ như PL-8 có thể đạt vận tốc tối đa là 2,5Mach, còn thiết kế động cơ xung áp kiểu PL-13 có thể đạt vận tốc tới Mach4-Mach5. Nếu thực sự loại tên lửa không đối không này có thể đạt được vận tốc ghê gớm như vậy, thì khi đã bị khóa, các mục tiêu không thể tránh được cú tấn công của PL-13.
Theo ANTD
"Ông vua" pháo binh Việt Nam khiến quân Mỹ khiếp sợ Lựu pháo tầm xa M-46 130mm của pháo binh Việt Nam đã làm quân Mỹ phải khiếp sợ trước uy lực, tầm bắn của nó. "Ông vua" pháo binh Việt Nam Đầu những năm 1960, Việt Nam bắt đầu nhận viện trợ của Liên Xô lựu pháo tầm xa M-46 130mm. Lựu pháo tầm xa M-46 do nhà máy MOTZ (Liên Xô) thiết...