“Siêu dự án” thủy điện trên sông Hồng sẽ ảnh hưởng tới đê hạ lưu
Đó là nhận định của ông Vũ Xuân Thành – Vụ trưởng Vụ Quản lý đê điều, Tổng cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT) khi chia sẻ với Dân Việt sáng 5.5 về siêu dự án đầu tư tuyến giao thông thủy xuyên Á kết hợp với thủy điện trên sông Hồng do Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình đưa ra ý tưởng đề xuất.
Dự án đầu tư tuyến giao thông thủy xuyên Á kết hợp với thủy điện trên sông Hồng đang được Chính phủ xem xét triển khai. Ảnh: tư liệu
Thưa ông, được biết Bộ NNPTNT có tham gia thẩm định Dự án đầu tư tuyến giao thông thủy xuyên Á kết hợp với thủy điện trên sông Hồng, vậy ý kiến của bộ về dự án này như thế nào?
- Chúng tôi có nhận được công văn của Bộ Giao thông vận tải; Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc lấy ý kiến thẩm định Dự án đầu tư tuyến giao thông thủy xuyên Á kết hợp với thủy điện trên sông Hồng. Theo báo cáo đề xuất của Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình. Đây là dự án đa mục tiêu xây dựng hệ thống giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng (đoạn Việt Trì – Lào Cai) kết hợp thủy điện theo hình thức BOO là phù hợp với chủ trưong xã hội hóa đầu tư của Nhà nước, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, theo quan điểm của Bộ NNPTNT, dự án phải đánh giá, làm rõ ảnh hưởng đến ngập lụt thượng lưu, khả năng thoát lũ, sạt lở bờ sông, an toàn hệ thống đê điều và việc lấy nước của hệ thống công trình, thủy lợi hai bên bờ sông; đề xuất giải pháp, gửi Bộ NNPTNT thẩm định về các nội dung liên quan đến quản lý nhà nước của Bộ NNPTNT. Bên cạnh đó dự án phải phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông, quy hoạch giao thông vận tải và quy hoạch trong lĩnh vực năng lượng.
Đến nay, Bộ NNPTNT đã nhận được hồ sơ về dự án này chưa, thưa ông?
- Chúng tôi chưa nhận được hồ sơ của dự án này. Hiện nay dự án này đang ở giai đoạn đề xuất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang đề xuất Chính phủ cho chủ trương đầu tư. Tuy chưa có hồ sơ dự án nhưng tôi nhận thấy đây là một dự án lớn với ý tưởng mới với vốn đầu tư dự kiến là 24.510 tỷ đồng. Dự án có mục tiêu kép là nâng cấp tuyến vận tải đường thủy dọc sông Hồng trên cơ sở kết nối 2 tuyến vận tải thủy lớn là Hải Phòng – Việt Trì và Hà Nội – Lạch Giang; đồng thời cung cấp lượng điện năng lên tới 0,91 tỷ kWh/năm. Chủ đầu tư dự kiến sẽ xây dựng 6 đập dâng nước và âu tàu, nạo vét hơn 288 km luồng sông Hồng đoạn từ Việt Trì lên Lào Cai đạt tiêu chuẩn sông cấp 3; kết hợp xây dựng 6 nhà máy thủy điện nhỏ (cấp 2), kiểu tuabin trục ngang cột nước thấp với tổng công suất thiết kế khoảng 228 MW; xây dựng 7 cảng dọc tuyến từ Hà Nội lên tới Lào Cai.
Video đang HOT
Theo kinh nghiệm của ông với một dự án lớn thế này, nó có gây ra nhiều tác động đến ngập lụt thượng lưu, khả năng thoát lũ, an toàn hệ thống đê điều, sạt lở bờ sông Hồng ra sao?
- Chắc chắn là sẽ có ảnh hưởng tới hệ thống đê ở hạ lưu, lượng phù sa sẽ bồi lắng ở thượng lưu nới có các con đập thay vì chảy xuống hạ lưu, hạ lưu sẽ thiếu hụt một lượng cát nhất định. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng như thế nào lại còn phụ thuộc hoàn toàn vào các giải pháp mà dự án đưa ra. Như tôi đã nói hiện nay dự án này mới ở giai đoạn xin chủ trương, đây là bước đầu tiên, sau đó nếu Chính phủ đồng ý về mặt chủ trương thì các bộ ngành, các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực liên quan trong đó có lĩnh vực của Bộ NNPTNT sẽ tham gia đánh gia sâu, nhiều góc cạnh của dự án để phân tích xem xét các tác động, những lợi ích, tính khả thi của dự án.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
7 Bộ cho ý kiến về "siêu dự án" sông Hồng
Bộ KHĐT là cơ quan chủ trì báo cáo Chính phủ về chủ trương đầu tư Dự án giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện. Bên cạnh đó, 7 Bộ cũng đã cho ý kiến vào đề xuất thực hiện "siêu dự án" này.
Nhiều Bộ "ủng hộ, thống nhất"
Đề xuất thực hiện "siêu dự án" giao thông thủy kết hợp thủy điện được Bộ KHĐT chủ trì nghiên cứu, thu thập ý kiến các Bộ, ngành, địa phương liên quan.
Các Bộ đã cho ý kiến vào đề xuất thực hiện "siêu dự án" dọc sông Hồng với tổng mức đầu tư 24.510 tỉ đồng là: Bộ NN&PTNT, Bộ GTVT, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Quốc phòng, Bộ TNMT và Bộ Công thương.
Theo đó, Bộ GTVT đề nghị Bộ KHĐT báo cáo Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án. Trong quá trình phê duyệt Đề xuất dự án và Báo cáo Nghiên cứu khả thi, Bộ GTVT sẽ hoàn thiện các thủ tục liên quan đến quản lý ngành, như bổ sung quy hoạch một số cảng chưa có trong quy hoạch.
Bộ TNMT thì bày tỏ thống nhất với sự cần thiết thực hiện dự án và đề nghị bổ sung làm rõ nhu cầu sử dụng đất của dự án trên địa bàn từng tỉnh, thành phố; bổ sung các biện pháp phòng, chống sạt, lở bờ sông khi thực hiện nạo vét, kết hợp công trình chỉnh trị sông Hồng đoạn Việt Trì - Lào Cai. Đồng thời, làm rõ tác động của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội trong vùng.
Bộ Quốc phòng và Bộ Xây dựng cùng có văn bản thể hiện sự thống nhất về chủ trương và hình thức đầu tư "siêu dự án" kể trên.
Tuy nhiên, Bộ Xây dựng lưu ý đề xuất dự án được lập phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đường thủy nội địa Việt Nam. Quá trình triển khai thực hiện cần nghiên cứu để khẳng định tính chính xác về số lượng bậc thang đập thủy điện.
Về việc kết hợp khai thác thủy điện tại các đập dâng trong dự án, Bộ Công thương đã ủng hộ chủ trương giao cho Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình tiếp tục nghiên cứu đầu tư theo đúng quy định. Trong trường hợp dự án được đồng ý chủ trương đầu tư, Bộ Công thương yêu cầu Nhà đầu tư trình hồ sơ để xem xét bổ sung các nhà máy thủy điện trong Dự án vào quy hoạch.
Còn Bộ NN&PTNT đã yêu cầu làm rõ tác động của dự án đến ngập lụt thượng lưu, khả năng thoát lũ, bồi lắng trước công trình, an toàn hệ thống đê điều, tiêu thoát nước, tác động đến mất cân bằng cát vùng hạ du do lương bùn cát được giữ lại khi có công trình, tác động đến nông nghiệp, đất rừng, di dân tái định cư. Dự án còn phải phù hợp quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông, quy hoạch GTVT và quy hoạch phát triển điện lực.
Băn khoăn năng lực chủ đầu tư
Ý kiến Bộ Tài chính đã bày tỏ băn khoăn về tiềm lực tài chính của nhà đầu tư.
Cụ thể, dự án đưa ra tổng mức đầu tư hơn 24.000 tỷ đồng (bao gồm cả chi phí lãi vay), cơ cấu vốn chủ sở hữu/vốn vay thương mại là 30/70, vốn chủ sở hữu nhà đầu tư cần phải huy động là hơn 7.350 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ hiện có của Công ty TNHH Xuân Thiện chỉ là 1.200 tỷ đồng.
Vì vậy, nhà đầu tư cần chứng minh năng lực tài chính, phương án và khả năng huy động vốn chủ sở hữu để thực hiện. Ngoài ra, đề nghị Nhà đầu tư bổ sung phương án huy động vốn từ các tổ chức tín dụng đảm bảo đủ khả năng tài chính để thực hiện Dự án.
Về hình thức đầu tư BOO, Bộ Tài chính cho rằng dự án bao gồm nhiều họp phần công trình trong đó có hợp phần công trình kết cấu cơ sờ hạ tầng do Nhà nước quản lý. Vì vậy, cần làm rõ về phương thức quản lý các hợp phần công trình, thời gian khai thác, mối quan hệ pháp lý giữa Nhà đầu tư và các tài sản kết cấu hạ tầng của Nhà nước.
Bộ Tài chính cũng chỉ ra rủi ro đối với chủ đầu tư khi lấy nguồn thu chính là từ việc bán điện.
Cụ thể, theo tính toán của chủ đầu tư, giá bán điện giai đoạn 2021 - 2026 là 1.900đ/KWh và tăng dần trong các năm tiếp theo. Tuy nhiên, theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, giai đoạn từ 2020 - 2030 và giai đoạn năm 2030 cơ cấu nguồn điện thay đổi theo hướng nguồn thủy điện giảm dần, các nguồn nhiệt điện than và điện tái tạo tăng lên, đồng thời ưu tiên vận hành nhà máy nhiệt điện than khu vực miền Bắc.
Điều này đồng nghĩa với giá bán điện từ nguồn thủy điện sẽ cạnh tranh gay gắt hơn, Nhà đầu tư có thể dứng trước rủi ro không bán được điện do không cạnh tranh được về giá. Như vậy, giá bán điện của Dự án từ lợi thế nguồn thu như báo cáo phân tích sẽ trở thành rủi ro tài chính lớn của Dự án, không đảm bảo được hiệu quả Dự án.
Theo Danviet
6 thủy điện trên sông Hồng nằm ngoài quy hoạch! Trong khi Bộ Xây dựng và một bố bộ ngành khác khẳng định, đề xuất xây dựng 6 nhà máy thủy điện quy mô nhỏ trên sông Hồng của Công ty TNHH Xuân Thiện, Ninh Bình chưa có trong quy hoạch. Một số chuyên gia hàng đầu về thủy lợi cũng lo ngại việc này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến lưu vực...