‘Siêu doanh nghiệp’ 144.000 tỷ đồng ‘qua mặt’ cơ quan quản lý thế nào?
Cá nhân đi đăng ký thành lập “siêu doanh nghiệp” 144.000 tỷ đồng (tức hơn 6 tỷ USD) đã dùng căn cước giả.
Thông tin trên được ông Bùi Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cho biết tại buổi họp báo về Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp 2020 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức sáng nay 7/5.
Căn nhà được đăng ký làm trụ sở của doanh nghiệp 144.000 tỷ đồng. (Ảnh: Zing)
“Qua nắm bắt thông tin, chúng tôi đã làm việc với cơ quan Công an TP Hà Nội, chủ doanh nghiệp này sử dụng thẻ căn cước công dân giả trong quá trình thành lập doanh nghiệp”, ông Tuấn nói.
Ông Tuấn cho biết thêm, ngày 14/4, Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội đã thu hồi giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp này. “Mọi thủ tục liên quan chúng tôi đều theo đúng quy định pháp luật”, Cục trưởng Tuấn khẳng định.
Theo ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Thống kê, Công ty USC Interco đăng ký thành lập ngày 17/1 với số vốn 144.000 tỷ đồng, tương đương 6,3 tỷ USD hiện không còn tồn tại.
Tổng cục trưởng Thống kê cho hay, luật quy định khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, sau 90 ngày (thời hạn góp vốn), doanh nghiệp phải thực hiện góp vốn đúng theo cam kết. Tuy nhiên, đã 90 ngày từ 17/1, USC Interco chưa góp đủ vốn.
Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp đã phân cấp cho các sở kế hoạch và đầu tư, phòng đăng ký kinh doanh địa phương. Khi thông tin về doanh nghiệp trên chuyển lên Bộ, Cục Đăng ký kinh doanh đã rà soát, trao đổi lại với Sở và phát hiện ra điểm bất cập, kịp thời chấn chỉnh.
Video đang HOT
Ông Lâm cho rằng trường hợp về doanh nghiệp đăng ký vốn 144.000 tỷ đồng là điểm cần rút kinh nghiệm trong quá trình đăng ký doanh nghiệp, để loại trừ những doanh nghiệp tạm gọi là “doanh nghiệp ma”.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội trước đó xác nhận cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho một doanh nghiệp ở Hoài Đức có vốn điều lệ là 144.000 tỷ đồng trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng. Khi cấp giấy chứng nhận, cán bộ đăng ký kinh doanh thấy bất thường vì số vốn quá lớn. Tuy nhiên, đại diện doanh nghiệp khẳng định là không nhầm và cam kết sẽ góp đủ số vốn điều lệ này trong vòng 90 ngày theo đúng quy định.
Theo tính toán, mức vốn điều lệ của doanh nghiệp “ma” nói trên tương đương với số vốn của các tập đoàn lớn như dầu khí Việt Nam, điện lực Việt Nam… tương đương vốn điều lệ của bốn ngân hàng nhà nước lớn nhất là Agribank, BIDV, Vietcombank và VietinBank cộng lại.
Thế nhưng, báo chí nhanh chóng tìm ra sự thật đầy bi hài của các cổ đông công ty.
Theo đó, một trong 3 cổ đông là bà Kim Thị Phương thừa nhận mình sống bằng nghề giao nước khoáng, phải chạy ăn từng bữa. Hai cổ đông còn lại cũng không khá hơn gì. Người này cho biết hai cổ đông còn lại làm thủ tục đăng ký thành lập công ty khi đang “say rượu” nên mới có con số khổng lồ như vậy.
Bộ Chính trị: Kiên quyết kiểm soát lây nhiễm COVID-19, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân
Động viên nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp phát huy tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, trách nhiệm xã hội, cùng tham gia phòng chống dịch.
Bộ Chính trị họp về công tác phòng, chống dịch bệnh ngày 20-3 - Ảnh: CHÍNH PHỦ
Thông tin được đưa trong Thông báo kết luận về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 do Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, thay mặt Bộ Chính trị, ký ban hành ngày 21-3-2020.
Theo đó, Bộ Chính trị đánh giá dịch bệnh COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp, bùng phát ở nhiều quốc gia. Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo các cấp, các ngành nắm chắc tình hình, diễn biến, kịp thời có những giải pháp hiệu quả phòng chống dịch bệnh.
Tình hình này đang tác động toàn diện tới kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và đời sống của nhân dân, có thể kéo dài, khó dự đoán chính xác thời gian kết thúc. Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ lớn lây lan dịch bệnh và đang ở trong giai đoạn cần tập trung cao độ để kiểm soát lây nhiễm, nên tuyệt đối không được chủ quan, lơi lỏng.
Không để dịch bùng phát, hỗ trợ doanh nghiệp và chăm lo người dân
Để đảm bảo hiệu quả, toàn hệ thống tập trung phòng chống dịch bệnh với tinh thần trách nhiệm cao nhất, kiên quyết không để dịch bệnh bùng phát. Gắn với thực hiện các nhiệm vụ cấp bách, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, duy trì sản xuất, kinh doanh, chăm lo cho người dân, chủ động chuẩn bị các phương án phục hồi nền kinh tế.
Theo đó, để đạt được, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước. Thực hiện với nguyên tắc: ngăn chặn, hạn chế tối đa các nguồn lây nhiễm, nhất là từ nước ngoài; phát hiện sớm các trường hợp nhiễm bệnh; điều tra dịch tễ, phân loại, sàng lọc, cách ly chặt chẽ; khoanh vùng, dập dịch; điều trị kịp thời, hiệu quả.
Tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức tự bảo vệ mình, bảo vệ cộng đồng, khai báo y tế tự nguyện, thông báo kịp thời với cơ sở y tế về tình hình sức khỏe nếu có yếu tố, biểu hiện nghi nhiễm bệnh COVID-19.
Hạn chế nguồn lây, khoanh vùng dập dịch
Cấp ủy, chính quyền ở xã, phường, thị trấn phải phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng công an, quân sự, y tế, phối hợp chặt chẽ, tăng cường nắm chắc tình hình, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Hoàn thiện các phương án, kịch bản chống dịch bệnh ở các quy mô khác nhau; bảo đảm đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư và nhân lực để phòng chống dịch trong tình huống dịch bùng phát mạnh.
Tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc mua sắm trang thiết bị, vật tư phòng chống dịch. Có chính sách động viên, hỗ trợ kịp thời những người tham gia phòng chống dịch. Các địa phương có dịch phải ưu tiên mọi điều kiện, nguồn lực để chống dịch, dập dịch.
Hỗ trợ người lao động tạm ngừng việc, người Việt ở nước ngoài
Tuyên truyền, thông tin kịp thời, minh bạch tới người dân về tình hình dịch bệnh, xử lý nghiêm những người đưa thông tin sai sự thật, ảnh hưởng tới công tác phòng chống dịch bệnh.
Động viên nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp phát huy tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, trách nhiệm xã hội, cùng tham gia phòng chống dịch, ủng hộ các lực lượng chức năng hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Kịp thời chia sẻ, hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn, những người lao động phải tạm ngừng việc, những người trong vùng dịch; phối hợp với các nước hỗ trợ kịp thời người Việt Nam ở nước ngoài.
Tiếp tục chỉ đạo việc xây dựng các kịch bản phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với tình hình dịch bệnh; có kế hoạch tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các ngành bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống của nhân dân.
Trao đổi thông tin đối ngoại với các nước về phòng, chống dịch
Thực hiện tốt các hoạt động đối ngoại, ngoại giao, đặc biệt là các hoạt động ngoại giao của ASEAN. Thường xuyên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác phòng chống dịch bệnh; thông tin kịp thời, thường xuyên để các nước hiểu được chủ trương, chính sách của ta trong quá trình phòng chống dịch bệnh.
Các cấp ủy, tổ chức Đảng thực hiện tốt Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30-5-2019 của Bộ Chính trị và các nội dung chỉ đạo trong điện của Thường trực Ban Bí thư ngày 14-3-2020 về tổ chức đại hội Đảng cấp cơ sở.
Trong thời điểm khó khăn và phức tạp này, Bộ Chính trị kêu gọi toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa. Việt Nam ta nhất định chiến thắng đại dịch COVID-19.
N.AN
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn: 'Đưa con về vì tin bác sĩ Việt Nam' Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch tập đoàn Liên Thái Bình Dương, đã giành phút để chia sẻ về những vấn đề xung quanh dịch bệnh COVID-19, đặc biệt là lý do quyết định đưa con gái về Việt Nam chữa trị. Ông chia sẻ tại buổi lễ phát động nhân dân TP tham gia ủng hộ công tác phòng chống dịch COVID-19...