Siêu điệp viên thành công nhất nước Anh
3 giờ sáng ngày 10/5/2003, tại Dublin, thủ đô CH Ireland, 3 chiếc xe hơi mang biển số cơ quan có đặc quyền giao thông lặng lẽ dừng trước một biệt thự sang trọng; những chủ nhân của biệt thự này vội vàng lách qua cổng chui vào các xe rồi cả đoàn xe nhanh chóng biến vào màn đêm…
4 tiếng sau, các báo ra buổi sáng đưa một tin chấn động: “Một trong những người lãnh đạo cao nhất của Quân đội CH Ireland là gián điệp của Anh”.
Vụ giải cứu chấn động
Ít lâu sau, một quan chức Bộ Quốc phòng Anh đề nghị giấu tên xác nhận: “Trước khi bị lộ, siêu điệp viên của cơ quan tình báo mang tên “Stakeknife” cài cắm vào tổ chức Quân đội CH Ireland (Irish Republican Army – IRA) đã được cơ quan an ninh giải cứu đưa về Anh thành công, hiện đã an toàn ở một địa điểm bí mật”.
Một quan chức tình báo cao cấp tiết lộ thêm: Để bảo đảm cho siêu điệp viên “Stakeknife” rời Dublin an toàn, các cơ quan MI5, MI6, Cục An ninh nội địa và Scotland Yard (Sở Cảnh sát thủ đô) đã huy động hơn 60 nhân viên tinh nhuệ nhất xâm nhập Ireland, dùng phương thức “chạy tiếp sức” lần lượt thay đổi 12 chiếc xe, đón thành công siêu điệp viên cùng những người thân trong gia đình rồi vượt biên giới quay vê Anh, đên London tuyệt đối an toàn.
Mấy ngày sau, tin tức về một trong số những người lãnh đạo cao nhất của IRA là siêu điệp viên “Stakeknife” nằm vùng suốt 25 năm qua gây chấn động thế giới bởi trong lịch sử chưa bao giờ có chuyện người lãnh đạo một quốc gia lại là gián điệp của quốc gia đối địch.
Báo chí Anh viết về vụ Freddie Scappaticci
Ngược dòng lịch sử
Giữa Ireland và Anh có hố ngăn cách rất sâu. Từ thế kỷ 12 đến đầu thế kỷ 20, Ireland luôn nằm dưới sự thống trị thực dân của Anh. Năm 1919, ở Ireland bùng nổ cuộc đấu tranh giành độc lập, 26 quận miền Nam đã tuyên bố độc lập, 6 quận miền Bắc vẫn thuộc ách thống trị của Anh và trở thành Bắc Ireland ngày nay. IRA thành lập năm 1919 trên cơ sở “Quân khởi nghĩa Ireland”, tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang chống lại quân đội Anh chiếm đóng.
Video đang HOT
Sau một thời gian dài dùng vũ lực, IRA bị nhiều quốc gia coi là tổ chức khủng bố. Năm 1973 sau khi CH Ireland tuyên bố độc lập ở miền Nam, IRA mặc dù trụ sở chính đặt ở Dublin nhưng tuyên bố tiếp tục cuộc đấu tranh để giành thống nhất Bắc Nam, thực hiện các hoạt động bạo lực không những ở Bắc Ireland mà cả các quận, thành phố của Anh.
Điệp viên dưới vỏ bọc trùm an ninh IRA
Cả Anh và Ireland đều có điệp viên cài cắm trên lãnh thổ đối phương để thu thập các tin tức tình báo. “Stakeknife” chính là quân cờ quan trọng mà tình báo Anh cài cắm được vào IRA. “Stakeknife” tên thật là Freddie Scappaticci, sinh năm 1946 tại Belfast, là người Ireland, con của một gia đình người Italia di cư, gia nhập IRA năm 1978, trở thành một chiến binh chiến đấu chống lại Anh. Trong một dịp không được tiết lộ, Scappaticci được cơ quan tình báo Anh tuyển mộ. Scappaticci có được vị trí vững chắc trong IRA, cơ quan tình báo Anh thường xuyên cung cấp cho ông ta những tin tình báo về phía họ để lập được công. Được sự hỗ trợ, tạo điều kiện như thê, Scappaticci thăng tiến va nhanh chóng đứng đầu ISU – cơ quan an ninh của Bộ tư lệnh miền Bắc, IRA. Chức vụ này cho phep Scappaticci nắm giữ trong tay những bí mật quân sự quan trọng của Ireland, không những có quyền tuyển chọn người gia nhập quân đội, mà còn có quyền thẩm định các điệp viên của IRA cài cắm trong các cơ quan chính quyền Anh.
Báo Anh đưa tin IRA đánh bom xe chở học sinh
Để củng cố địa vị của mình, tránh bị nghi ngờ, Scappaticci với tư cách chỉ huy an ninh của IRA, không thể chỉ biết cung cấp tin cho tình báo Anh ma còn yêu cầu phía Anh cung cấp trở lại một số tin tình báo chính xác. Để bảo vệ và duy trì Scappaticci, chính phủ Anh và cơ quan tình báo nước này đã dành cho ông ta một đặc quyền chưa từng có: Có thể giết hại binh sĩ quân đội, cảnh sát và dân thường Anh. Ví dụ năm 1981, thị trấn nhỏ Auma bị IRA đánh bom khủng bố khiến 29 người bị chết, hàng trăm người bị thương. Sau khi xảy ra vụ việc, chính phủ Anh giải thích các cơ quan chức năng không hề biết trước nhưng sự thật thì không những chính phủ biết trước kế hoạch khủng bố của IRA ma còn biết chính xác vị trí quả bom; nhưng vì để cho Scappaticci lập công, họ đã cố ý không áp dụng bất cứ biện pháp phòng ngừa nào. Theo thống kê sơ bộ, để che giấu thân phận nhằm tiếp tục hoạt động, Scappaticci đã lần lượt tiến hành hơn 40 vụ mưu sát và ám sát, nhiều binh lính, cảnh sát và dân thường Anh đã bị chết dưới họng súng của ông ta.
Từ 1978 đến 2003, Scappaticci ẩn mình trong IRA tới 25 năm, trở thành điệp viên thành công nhất trong lịch sử tình báo Anh. Ông ta đã thông báo cho Anh rất nhiều tin tình báo quan trọng, làm thất bại nhiều âm mưu khủng bố của IRA, hàng trăm phần tử khủng bố IRA bị ngã gục trước họng súng của lực lượng an ninh Anh. Sau mỗi vụ âm mưu khủng bố bị thất bại, Scappaticci lại kịp thời “thanh lọc nội bộ”, bắt nhốt những phần tử IRA có liên quan, dùng nhục hình tra tấn bức cung, cưỡng ép họ ký tên vào văn bản nhận tội rồi mang đi hành quyết…
Vốn phối hợp chặt chẽ, tung hứng nhịp nhàng, Scappaticci có thể tiếp tục phục vụ chính phủ Anh lâu hơn nữa, nhưng sự sai sót, bất cẩn đã khiến Scappaticci bị bộc lộ thân phận thật. Số là, trong IRA còn có một điệp viên Anh khác tên là Kevin Fulton được cài cắm và thường xuyên cung cấp tin về. Khi tuyển mộ Fulton, chính phủ Anh đã hứa: Nếu thân phận bị bại lộ, chính phủ sẽ cấp nhà ở, xe hơi, hộ chiếu và bố trí việc và trợ cấp một khoản tiền đủ để sống cả đời. Đầu năm 2003, IRA bắt đầu nghi ngờ Fulton. Hoảng sợ trước những dấu hiệu bị theo dõi, Fulton chạy sang London nhưng…chính phủ Anh đã “được chim bỏ ná, được cá quên nơm”, không thực hiện lời hứa khi trước. Tức giận, Fulton đã nói cho các nhà báo biết câu chuyện về thân phận thật của mình và Freddie Scappaticci, dân đên viêc các cơ quan tình báo Anh vội vã hành động mạo hiểm giải cứu Scappaticci và người thân như nói ở phần đầu. Tuy chiến dịch thắng lợi, Scappaticci và những người thân đều được cứu sống nhưng mạng lưới gián điệp Anh ở Ireland, trong Quân đội CH Ireland và cả danh tiếng của giới tình báo Anh đều bị giáng đòn chí mạng.
Một vụ đánh bom khủng bố của IRA ở London
Hậu quả nặng nề
Trước hết là chính phủ Anh bị thiệt hại nặng. Mặc dù chính phủ London lấy lý do “ an ninh quốc gia” và “lợi ích chính phủ”định hóa giải sự kiện này nhưng cơ quan công tố không bỏ qua, sẽ điều tra việc Scappaticci để bảo vệ bản thân đã phạm tội giết hại các binh lính, cảnh sát và dân thường Anh; điều tra vai trò của các cơ quan tình báo và quan chức chính phủ trong những sự kiện này.
Mạng lưới gián điệp Anh cài cắm trên đất Ireland và trong Quân đội CH Ireland cung bị hủy hoại. Một quan chức tình báo Anh thừa nhận: “Đây là đòn hủy diệt đối với cơ quan tình báo Anh…Các điệp viên cài cắm trong nội bộ IRA và CH Ireland tới tấp bỏ chạy về Anh vì những điều mà Futon nói với báo chí có thể khiến tính mạng họ gặp nguy hiểm. Ảnh hưởng mặt phản diện của Scappaticci gây ra còn lớn hơn. Dân chúng Anh đương nhiên phẫn nộ trước việc cơ quan tình báo để bảo vệ cho điệp viên không bị lộ không tiếc hi sinh binh lính, cảnh sát và dân thường. Cơ quan tình báo khó có thể giải thích sao để cho họ hiểu vấn đề”.
Thứ ba là tiến trình hòa bình ở Bắc Ireland bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sau khi sự kiện này bị bộc lộ, ông G.Adams – quan chức lãnh đạo Sinn Fein – một đảng chính trị của CH Ireland đối tác đàm phán với chính phủ Anh về một giải pháp hòa bình cho Bắc Ireland – rất tức giận: “Thì ra, nhiều vụ khủng bố ở Anh và khu vực Bắc Ireland thực chất đều là sản phẩm tuyên truyền của chính phủ Anh. Gián điệp của họ gây ra các vụ đổ máu rồi sau đó đổ tội cho chúng tôi”.
Môt sô thành viên tổ chức vũ trang IRA
Sau vụ này, tiến trình hòa bình giữa hai phe Thiên chúa giáo và Tin Lành đã bị chững lại, mãi đến tháng 4/2017 mới được khởi động trở lại…
Theo Thu Thủy
Pháp luật Việt Nam
Anh bắt nghi phạm vụ đánh bom khủng bố tàu điện ngầm
Cảnh sát Anh thông báo đã bắt được một nghi phạm có liên quan tới vụ đánh bom khủng bố trên tàu điện ngầm London làm 30 người bị thương và gây tâm lý hoảng loạn cho người dân.
Một cảnh sát đeo mặt nạ tiến vào địa điểm tình nghi để khám xét và điều tra (Ảnh: Reuters)
NYT cho biết, cảnh sát Anh ngày 16/9 tuyên bố đã bắt 1 nghi phạm 18 tuổi với cáo buộc có liên quan tới vụ đánh bom khủng bố trên tàu điện ngầm ngày 15/9 tại thủ đô London. Nghi phạm hiện bị giam giữ tại khu vực cảng Dover, phía đông nam hạt Kent và sẽ được áp giải lên sở cảnh sát South London trong thời gian tới.
Quan chức chống khủng bố cao cấp thuộc Sở cảnh sát Metropolitan, London Neil Basu chia sẻ: "Chúng tôi đã thực hiện một vụ bắt giữ quan trọng trong công cuộc điều tra trong sáng nay". Ông Basu cho biết cuộc điều tra vẫn đang được tiếp tục.
Hiện tại danh tính của nghi phạm vẫn chưa được công bố. Trước đó, tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công khủng bố trên.
Bộ trưởng An ninh Anh Ben Wallace chia sẻ với BBC rằng thiết bị gây nổ tự chế trong vụ đánh bom tàu điện ngầm có thành phần hóa học tương tự như trong quả bom đã được thủ phạm vụ khủng bố tại Manchester hồi tháng 5 chế tạo.
Sở cảnh sát London cho biết họ vẫn đang tiếp tục điều tra và tìm kiếm nghi can khác có liên quan tới vụ đánh bom. Cảnh sát hạt Kent đã cảnh báo người dân rằng sẽ có thêm nhiều cảnh sát và quân nhân được triển khai trên các con phố.
Vụ đánh bom tàu điện ngầm hôm 15/9 khiến 30 người bị thương là vụ tấn công lớn thứ 5 tại Anh trong vòng 6 tháng gần đây và là vụ đầu tiên nhằm vào phương tiện giao thông công cộng kể từ vụ đánh bom năm 2005 làm 52 người chết. Tuy người dân London "thở phào nhẹ nhõm" vì không có ai thiệt mạng nhưng những viễn cảnh về những vụ khủng bố kế tiếp vẫn đáng lo ngại.
Đức Hoàng
Theo NYT
Nhà báo quỳ khóc cạnh thi thể em bé Syria trúng bom Ảnh một phóng viên quỳ gối khóc đầy bất lực cạnh là thi thể em bé nằm úp mặt xuống thảm cỏ, vài mét phía sau là đoàn xe chở người sơ tán Syria trúng bom cháy rụi đang được chia sẻ khắp thế giới. Phóng viên ảnh người Syria quỳ gối khó, bên phải là thi thể một em bé nằm úp...