Siêu điệp viên Israel và những bí mật hoạt động (Kỳ 3)
Những dự định mới bắt đầu được vạch ra trong đầu Jay sau khi anh may mắn được gặp Đại tá không quân của Israel, Avia Sella.
ảnh minh họa
Giấy phép an ninh được cấp lại cho Jay sau khi có kết luận Jay hoàn toàn bình thường, không có dấu hiệu của bệnh tâm thần.
Năm 1984, đúng như mong muốn công việc của mình, Jay được làm việc tai Trung tâm cảnh báo chống khủng bố của cơ quan tình báo Hải quân. Người trực tiếp chỉ đạo Jay trong công việc là Jerry Agee, một sĩ quan tình báo nhiều kinh nghiệm.
Nhiệm vụ chính của Jay là nghiên cứu, phân tích các dữ liệu tình báo được gửi về trung tâm. Theo đánh giá của cấp trên, Jay làm việc rất chăm chỉ, đưa ra kết quả phân tích nhanh nhưng bên trong đó vẫn là những ý kiến chủ quan của Jay. Điều đó có thể gây nguy hiểm cho toàn trung tâm.
Năm 1982, do sơ xuất, Jay đã mang một số tài liệu của trung tâm cho người quen của mình xem. Hình ảnh Jay trong mắt họ hoàn toàn thay đổi.
Cảm thấy bất mãn với những gì đang xảy ra tại nơi làm việc khi họ không quan tâm đến việc cho phép chuyển giao những tài liệu quan trọng cho Israel, Jay quyết tâm chính mình sẽ làm những điều đó.
Video đang HOT
Jay tình cờ gặp lại người bạn cũ của mình là Steven Stem và nghe cậu ta nói về bài thuyết trình của một giảng viên hiện đang là đại tá không quân của Israel, Avi Sella. Jay rất kính nể Avia Sella vì những gì ông làm cho Israel. Những kế hoạch mới bắt đầu được vạch ra trong đầu Jay.
Jay muốn bạn mình sắp xếp một cuộc gặp với Đại tá Sella và muốn nói với Đại tá những mong muốn của mình được cống hiến của Israel.
Jay và Đại tá Sella gặp nhau lần đầu tại quán cà phê trong khách sánh Hilton ở Washington. Jay đã mạnh dạnh trình bày ý kiến của mình và nhận được sự ủng hộ của Đại tá Sella.
Từ đó, Jay thường xuyên cung cấp những thông tin liên quan đến Israel và trở thành điệp viên mới của đất nước này. Jay từ chối nhận những khoản thù lao cho hành động của mình. “Món quà” duy nhất Jay nhận cho những đóng góp của mình là chuyến du lịch tới Paris cùng với vợ vào tháng 11/1984.
Jay bắt đầu lơ là công việc chính của mình. Đầu năm 1985, cấp trên James Agee phát hiện Jay đã hai lần nói dối để tự nâng cao tên tuổi của mình và có những hành động lén lút. James bắt đầu nghi ngờ Jay.
James tình cờ nhìn thấy những tài liệu quan trọng không liên quan đến nhiệm vụ của Jay được người phụ tá tìm kiếm. Ngay lập tức, Tom Filkens, một chuyên viên phân tích tài liệu được điều động để tìm ra nguyên nhân.
Jay giải thích mình cần những tài liệu này để viết báo cáo về các mối đe dọa khủng bố tại vùng Caribe. Lời giải thích này tuy được chấp nhận những uy tín của Jay đã giảm sút nghiêm trọng.
Không lâu sau đó, James Agee nhận được thông báo Jay mang theo những tài liệu quan trọng rời khỏi văn phòng. Điều tra, Agee phát hiện đây không phải lần đầu tiên, cứ thứ 6 hàng tuần, Jay lại mang đi những tài liệu không liên quan đến nhiệm vụ của mình. James bắt đầu giám sát chặt chẽ hơn những hoạt động của Jay.
Sáng ngày 9/11/1985, sau nhiều nỗ lực tìm kiếm và điều tra, James đã phát hiện ra hoạt động gián điệp của Jay. Một cái bẫy được bí mật đặt ra.
Thứ 6 ngày 15/11, theo thông lệ, Jay tới trung tâm để nhận những tài liệu đã yêu cầu trước nhưng lần này Jay ngạc nhiên vì nhận thông báo tài liệu chưa được chuẩn bị. Tuy nhiên, Jay hoàn toàn không nghĩ đến việc hoạt động gián điệp của mình đã bị phát hiện.
Hai tuần tiếp theo, nhân viên trung tâm chuyển phát gọi điện của Jay thông báo số tài liệu Jay cần đã được gửi đến.
Hôm đó, Jay vội vã rời văn phòng. Ngay khi vừa bước lên xe, một chuyên viện đặc vụ của cơ quan tình báo Hải quân Mỹ đã tiến đến, yêu cầu xuống xe. Jay cảm thấy bất an về điều đó và lo sợ hoạt động của mình bị bại lộ, tuy nhiên, Jay vẫn tỏ ra bình tĩnh.
Jay bị đưa đến phòng đặc biệt và bị thẩm vấn bởi một nhóm các đặc vụ, có cả những nhân viên của Cục điều tra Liên bang Mỹ. Tối muộn, anh gọi điện cho vợ mình. Bằng những kí hiệu đã thông nhất trược, Jay yêu cầu vợ mình xử lý số tài liệu mật đang cất giữ trong nhà.
Theo Khampha
Mỹ không kích IS ở Syria để diệt sĩ quan tình báo đào tẩu?
Một sĩ quan tình báo của Pháp đào tẩu sang mạng lưới al Qaeda được xem là một mục tiêu tìm diệt hàng đầu trong các cuộc không kích của Mỹ ở Syria hồi tháng trước.
4 điệp viên đến từ các nước châu Âu liên quan đến vụ việc đều cho rằng, các cuộc không kích đã chưa thể giết chết "kẻ đào tẩu". Họ từ chối đưa ra các bình luận chi tiết, vì sự tồn tại của nhân vật này thuộc diện "bí mật tuyệt đối" và vì không muốn làm ảnh hưởng đến người thân, gia đình của cựu nhân viên tình báo kia.
Hai quan chức tình báo của châu Âu mô tả, cựu sĩ quan tình báo này là nhân vật cấp cao nhất từng đào tẩu sang al Qaeda và đây được xem là diễn biến nguy hiểm nhất trong cuộc chiến của phương Tây chống tổ chức khủng bố này. Cả hai nguồn tin riêng rẽ này đều nói rằng, kẻ đào tẩu kia chính là một mục tiêu Mỹ muốn tìm diệt trong các cuộc không kích nhằm vào 8 địa điểm bên trong lãnh thổ Syria thuộc quyền kiểm soát của Mặt trận Nusra - một nhánh của al Qaeda. Tuy nhiên, 47 tên lửa hành trình đã không thể giết hại cựu sĩ quan người Pháp.
Tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ tấn công các cơ sở của IS tại Syria ngày 23/9. Ảnh: AFP/TXVN
Về lai lịch, các nguồn tin tình báo châu Âu cho biết, người này từng làm việc tại Cơ quan tình báo Đối ngoại Pháp (DGSE), được đào tạo rất bài bản về nghiệp vụ. Kẻ đào tẩu này khởi nghiệp trong quân đội, nhưng do lai lịch có gốc Arập, ngoại hình, ngoại ngữ đều tốt, cộng với kĩ năng thành thục nên đã được DGSE tuyển dụng. Phiến quân Syria thì tiết lộ, đây là một chuyên gia về chất nổ, từng có thời kì "chinh chiến" cùng al Qaeda tại Afghanistan và Syria. Sự pha trộn giữa đào tạo tình báo kiểu phương Tây với "niềm tin thánh chiến" đã biến nhân vật này trở thành một trong kẻ khủng bố nguy hiểm nhất của al Qaeda.
Mỹ và phương Tây hiện đều kín tiếng trước diễn biến trên. Quan chức tình báo Mỹ từ chối cung cấp bất kì một thông tin nào. Cho đến nay, Mỹ thừa nhận, các cuộc tấn công nhằm ở Syria vừa qua là nhằm tiêu diệt các phần tử mà Mỹ liệt vào Nhóm Khorasan - một nhóm khủng bố được phái đến Syria để thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào phương Tây. Washington cũng mới chỉ xác nhận một mục tiêu quan trọng: Muhsin al Fahdli, 33 tuổi, một người thân cận của trùm khủng bố Osama bin Laden. Hồi năm 2012, Mỹ từng đưa ra khoản tiền thưởng 7 triệu USD cho ai cung cấp thông tin giúp tiêu diệt hoặc bắt giữ Fahdli.
Tình báo Pháp cũng có phản ứng tương tự khi nói rằng "chúng tôi sẽ không thảo luận đến vấn đề này". Trên một hướng khác, quân nổi dậy ở Syria - lực lượng vốn bất bình với Mỹ khi không kiên quyết hạ bệ Tổng thống Assad, thì tỏ ra "khó hiểu" trước việc tại sao Washington không yêu cầu giúp bắt giữ viên sĩ quan đào tẩu kia. Câu trả lời đã được một sĩ quan chức tình báo châu Âu giấu tên giải mã phần nào: Mỹ và đồng minh muốn tên lửa hành trình chôn vùi kẻ đào tẩu và giấu nhẹm mọi thông tin liên quan đến sự tồn tại của nhân vật này.
Theo Tin Tức