Siêu đầu bếp đi lên từ anh thợ gõ rỉ tàu, nổi tiếng ở tuổi ngoài 50
Đã rất lâu rồi, siêu đầu bếp Nguyễn Thanh Tùng không có dịp ngồi quây quần bên cả nhà vào những đêm giao thừa. Đối với anh và nhiều người đầu bếp khác, Tết là một thứ rất xa xỉ.
“Mỗi người đều có đồng hồ riêng của chính mình” bởi vậy đến bây giờ khi đã ở tuổi ngoài 50 đảm nhận vị trí bếp trưởng của nhà hàng nổi tiếng Sài Gòn, trở thành Siêu đầu bếp năm 2012 nhớ lại quãng thời gian trước đây, anh Nguyễn Thanh Tùng lại mỉm cười.
Những ước mơ thời trẻ của anh khi đứng trước cổng trường vì không có tiền học nấu ăn hay ước mơ được làm ở khách sạn nổi tiếng nhất Sài Gòn dù một chân bảo vệ nhỏ thôi đã trở thành hiện thực.
Và anh cũng không thể ngờ rằng anh chàng bỏ học ngang lớp 10, làm thợ gõ rỉ tàu ngày nào đã có bước ngoặt bất ngờ sang nghề bếp, đạt được thành công như ngày hôm nay.
Từ anh chàng gõ rỉ tàu trở thành siêu đầu bếp nổi tiếng ở tuổi ngoài 50
Anh Nguyễn Thanh Tùng sinh năm 1961, là người gốc miền Tây trong gia đình khó khăn. Thời trẻ anh phải nghỉ học ngang lớp 10 đi làm phụ thêm giúp đỡ gia đình.
Hồi đó, anh theo cha vào xưởng đóng tàu Ba Son làm thợ gõ rỉ tàu, đúc chân vịt,… Công việc nặng nhọc nhưng không đủ tiền, anh phải làm thêm và đi theo một người bạn phụ bếp đám cưới.
Anh Tùng tâm sự, anh làm phụ bếp với suy nghĩ đơn giản sẽ được ăn no, đỡ được cho gia đình một suất gạo trong những ngày bao cấp thiếu trước hụt sau nhưng nào ngờ đó chính là nghề khiến anh đổi đời. Và cơ duyên đến với anh sau một lần làm người thế vai khi người bếp chính vắng bóng.
“Hồi nhỏ mình không biết gì về nấu ăn. Mẹ nấu sao ăn vậy, đôi khi một vài món mẹ chỉ nói về nguyên liệu cũng như cách làm sao cho đậm hương vị thế thôi. Mình đi làm phụ bếp, thời kỳ giải phóng tiệc cưới quan trọng cả đời người, bên mình nhận rồi nhưng ông bếp trưởng không thể nào lên được nên mình phải thế vai điều hành toàn bộ nhà hàng, khách sạn làm tiệc cưới. Rất may mắn hôm đó tất cả thực khách vui vẻ, thích và xin địa chỉ đặt. Từ đó mình lại làm tốt, càng yêu thích nghiệp bếp hơn”, anh Tùng kể lại.
Video đang HOT
Không chỉ phụ bếp đám cưới, anh Tùng còn làm cho quán ăn người Hoa, nấu bếp cho quán cơm đĩa và bán các món. Đồng lương đôi khi không đủ sống, nuôi gia đình nhỏ nhưng anh vẫn cố gắng. Có những ngày anh ăn độn chắt chiu để nuôi niềm đam mê và tự nhủ bản thân có việc làm thêm còn hơn không.
Hiểu chỉ có niềm đam mê là chưa đủ, anh lại tự đi tìm hiểu kiến thức nấu ăn qua sách vở. Vì không có tiền mua sách nên mỗi buổi trưa nghỉ giữa ca, anh lại la cà vào nhà xách Xuân Thu đọc và ghi chép tài liệu về nấu ăn.
Anh còn nhớ, thời ấy, để học một khóa học đầu bếp bài bản phải mất 6-7 triệu, trong khi không có tiền đi học, anh đã phải đứng trước cổng trường suy nghĩ mãi và bất lực ra về trong tiếc nuối. Rồi anh còn nhớ ngày được bạn mời uống café ở nhà hàng 4 sao nổi tiếng trên đường Nguyễn Huệ và từng ước mơ được làm việc ở đây, dù một vị trí nhỏ nhất.
Thế rồi bẵng đi một thời gian, với sự lao động miệt mài của mình, những ước mơ ấp ủ của anh thời bao cấp đã trở thành hiện thực sau bước ngoặt của một lần thế vai khi bếp trưởng nhà hàng khách sạn Hải Âu (thuộc khách sạn Continental) – nơi anh đang làm nghỉ đột xuất. Anh phải vào vai bếp trưởng bất đắc dĩ và may thay những thực khách dùng bữa ở Continental hôm ấy không ai nhận ra.
Bước ngoặt từ lần thế vai bất đắc dĩ này đã đưa anh Tùng lên vị trí đầu bếp, rồi bếp trưởng của nhiều khách sạn lớn, từ Bông Sen, nhà hàng Givral, rồi ra Vũng Tàu nấu cho chuyên gia Liên Xô, đến Golden Palace bây giờ – nơi mà anh từng ao ước được làm việc ở đây. Không chỉ vậy, anh cũng trở thành trưởng bộ môn bếp trường cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn – nơi anh từng phải đứng ngoài cổng vì không đủ tiền cho một khóa học nấu ăn và dạy học ở nhiều trường nghề khác.
Đến bây giờ nghĩ lại, nhiều khi anh vẫn còn giật mình vì những điều mình ước mơ đã thành hiện thực. Đặc biệt, bước chuyển quan trọng nhất khi anh đại diện khách sạn thi Iron Chef đầu tiên tại Việt Nam và chiến thắng giải cao nhất với cuộc chiến trái gấc, đưa trái gấc Việt dung dị đời thường lên bàn tiệc đẳng cấp quốc tế để khẳng định trái gấc không chỉ để nấu xôi mà còn làm bài thuốc trị bệnh và nhiều món ăn khác.
Anh Tùng chiến thắng cuộc thi Siêu đầu bếp.
Ngày Tết là thứ xa xỉ với đầu bếp
Anh Tùng bảo, nghề đã chọn anh và đến bây giờ, dù đã ở tuổi U60 nhưng anh vẫn chưa hết lòng nhiệt huyết. Trong anh niềm đam mê ấy vẫn như thời tuổi trẻ luôn muốn khám phá những món ăn mọi miền tổ quốc và đem lại cho anh những niềm tự hào về nghề.
Anh còn nhớ, lần thế vai đầu tiên khi bạn bị tai nạn, làm cỗ cho các chiến sĩ công an với tâm trạng đầy lo lắng vì thời mới giải phóng, mọi người vẫn còn e ngại bộ đội, công an. Mới đi làm phụ bếp thời gian ngắn nên anh lo một, ở nhà vợ anh lo lắng 100 lần. Anh cũng toát mồ hôi và lo sợ khi một mình nấu bếp củi cho 100 người. Thế nhưng sự run sợ ấy đã được gạt bỏ khi anh nhận được sự hài lòng của mọi người tại đây.
Rồi anh nhớ lần đi Nhật 3 năm may mắn được triệu tập phục vụ Nguyên Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh đãi hơn 2000 khách khiến các đầu bếp 5 sao Nhật khâm phục đầu bếp Việt Nam hay sự kiện khánh thành cầu Mỹ Thuận có sự tham gia của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt và đại sự quán các nước. Đó là những vinh dự của anh khi được đóng góp một phần cho xã hội, đến bây giờ nhắc tới, đối với anh vẫn như ngày hôm qua.
Tuy nhiên, anh cũng cảm thấy có lỗi với gia đình khi bao nhiêu năm làm nghề chưa nấu cho vợ con được những bữa ăn nào. Thậm chí, nghề bếp sáng đi tối về, có khi đi làm về tối mịt, vợ anh phải ngủ gục trên mâm cơm chờ chồng về.
“Nghề làm dâu trăm họ phục vụ 24h nên đi về nhà mệt không nấu được gì, chỉ có vợ ngồi mâm cơm đợi chồng về, có hôm ngủ gục mâm cơm, mình nhìn cũng thương lắm. Thực sự vợ con chưa có niềm vui có bố là Siêu đầu bếp Việt Nam nấu ăn cho”, anh Tùng tâm sự.
Người đầu bếp người ta nghỉ Tết mình phải đi làm nhưng anh vẫn vui vì tình yêu nghề.
Nói về Tết năm nay của mình, anh Tùng lại thở dài bởi với người đầu bếp, lễ Tết là điều xa xỉ. Từ khi bước chân vào nghề bếp chưa có ngày lễ Tết nào anh được trọn vẹn bên gia đình và cũng chưa có năm nào trong thời khắc quan trọng nhất anh có mặt ở nhà dù từ nhà đến chỗ nào rất gần. Anh vẫn phải đi làm, thậm chí nhiều khi anh còn phải tăng ca để phục vụ khách về đến nhà cũng 1-2h sáng hôm sau.
“Ngày Tết, mình sẽ đứng nấu món ăn mời khách, gửi lời chúc tới khách và giao lưu, giới thiệu văn hóa người Việt tới khách về bánh chưng, bánh Tét. Những vị khách rất thích thú nghe về văn hóa món ăn bởi cái hay của món ăn Việt là toát lên nét đẹp văn hóa”, anh Tùng cho hay.
Mỗi ngày của anh Tùng đều bắt đầu bằng sự bận rộn nhưng đối với anh, được sống với đam mê, ước mơ là niềm hạnh phúc của mình. Đặc biệt, anh được mọi người ủng hộ để vùng vẫy tạo niềm vui cho bản thân và những sản phẩm mới, được truyền lại những kiến thức bổ ích cho những bạn trẻ phát triển hơn sau này.
Theo eva
Café Central mang phong vị ẩm thực độc đáo
Café Central giới thiệu phong vị ẩm thực độc đáo, kết hợp các món ngon Việt Nam và quốc tế, vốn đã tạo nên danh tiếng của thương hiệu Café Central như một trong những địa điểm ẩm thực uy tín nhất TP. Hồ Chí Minh suốt 16 năm qua.
Lễ khai trương Cafe Central Pasteur.
Ngày 11/1/2019 Café Central Pasteur - nhà hàng thứ ba - đã khai trương tại 202 Pasteur, đối diện Tòa nhà căn hộ dịch vụ Sherwood Residence. Đây là địa điểm ẩm thực phong cách có sức chứa đến 220 khách với 40 chỗ ngồi ngoài trời và ba phòng VIP riêng bên trong. Nhà hàng được thiết kế ấn tượng và hài hòa từ các vật liệu thô mộc mang tông màu ấm của gạch nung để trần và gỗ tự nhiên cùng vàng đồng cao cấp, tạo nên một không gian sang trọng nhưng ấm cúng và độc đáo - một điểm hẹn hoàn hảo cho bữa trưa thư thả cùng bạn bè hay bữa tối trang trọng cùng đối tác.
Một góc nhà hàng.
Đội ngũ đầu bếp tài năng và sáng tạo được truyền cảm hứng từ các nguyên liệu tươi ngon với niềm đam mê tạo ra trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời, mang đến cho Café Central Pasteur một thực đơn phong phú với những món ngon độc đáo như bánh mì focaccia với nhiều lựa chọn gia vị và sốt, gà rán vị cay, xúc xích Đức xông khói, gỏi bưởi hải sản, súp bắp cua, súp đuôi bò, nui xoắn Fusilli thịt gà với sốt kem nấm, mì Linguine hải sản, mì vịt tiềm, bánh Tortilla cuộn rau củ nướng, burger bò Mỹ, ba chỉ bò Mỹ nướng, giò heo muối chiên giòn, sườn heo hầm thảo mộc, cơm gà Hội An, cơm chiên Indo, và bánh sô cô la nóng với trái cây tươi và kem dừa.
Nhà hàng mở cửa hàng ngày, phục vụ bữa sáng, trưa và tối, cùng rất nhiều thức uống hấp dẫn, từ cà phê, trà đặc sản, sinh tố trái cây tươi cho đến rượu vang và cocktail tuyệt hảo.
Bak Kut Teh - Sườn heo hầm thảo mộc
Café Central Pasteur được quản lý bởi Công ty Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor (Tập đoàn WMC).
Ông James Young, Phó Tổng Giám Đốc phụ trách Hoạch định và Phát triển Nguồn lực của Tập đoàn WMC cho biết: "Café Central Nguyễn Huệ và Café Central An Đông đã tạo dựng danh tiếng bền vững như điểm hẹn lý tưởng phục vụ những bữa ăn tuyệt vời trong không gian đẹp cùng dịch vụ xuất sắc. Nay với Café Central Pasteur, chúng tôi vẫn giữ vững cam kết ấy khi mang đến cho thực khách trải nghiệm ẩm thực thú vị và thư thái tại khu vực trung tâm quận 3.
Theo vanhien
Quán hủ tiếu 75 năm ở Sài Gòn đông nghịt khách từ mờ sáng Gia đình anh Phát dậy từ sớm chuẩn bị các nguyên liệu để kịp phục vụ khách lúc 5h30. Ở Sài Gòn, hủ tiếu là món ăn bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở bất kỳ quận nào, từ quán nhỏ ven đường đến các nhà hàng máy lạnh sang trọng. Mỗi nơi mang một hương vị khác nhau. Đây cũng là...