Siêu đám mây: Giải pháp tương lai cho xe không người lái tại Thuỵ Điển
Thuỵ Điển, một trong các quốc gia dẫn đầu thế giới về công nghệ đám mây, đang xây dựng giải pháp cho tương lai, khi xe tự hành trở nên phổ biến hơn những loại xe có người lái trên đường phố.
Sạc ‘qua không khí’ mở ra cơ hội gỡ nút thắt cổ chai trong ngành xe điện: Giấc mơ vừa chạy xe vừa sạc dần thành hiện thực Cuộc cách mạng xe điện gặp vấn đề lớn: Sản xuất “hụt hơi” vẫn còn ít để bắt kịp mục tiêu tương lai Hyundai ra mắt xe điện Ioniq 6: Kẻ thách thức Tesla! Samsung xác nhận đang thương thảo với Tesla để trở thành đối tác cung cấp modun camera cho xe điện
Nền tảng đám mây All-in-One
Nền tảng đám mây đổi mới cho phương tiện giao thông (Drive Sweden Innovation Cloud – DSIC) là một dự án quản lý giao thông thông minh của Thuỵ Điển. DSIC được thiết kế để trở thành môi trường giao dịch dữ liệu, cũng như trao đổi các công cụ kỹ thuật số phục vụ mục đích hợp tác, sáng tạo và cung cấp dịch vụ thương mại đối với các phương tiện tự động trong tương lai.
Về bản chất, DSIC là nền tảng đám mây chia sẻ, một môi trường tích hợp chung cho phương tiện giao thông, cơ sở hạ tầng, luồng dữ liệu với giao diện hỗ trợ quản lý góp phần nâng cao tự động hoá trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Theo Elizabeth Bramson-Boudreau, CEO và nhà xuất bản tạp chí MIT Technology Review: ngày nay sức mạnh điện toán được thể hiện trong công nghệ đám mây. Sự đổi mới xung quanh công nghệ này đã trở thành nền tảng trong hành trình nâng cao năng suất của hầu hết các nền kinh tế.
Ý tưởng cốt lõi của DSIC là việc các phương tiện tự động và dịch vụ di chuyển mới trong tương lai sẽ trở nên hiệu quả hơn nếu được kết nối và quản lý ở mức độ hệ thống chung, thay vì hoạt động độc lập với cảm biến hay trí tuệ nhân tạo (AI) cục bộ.
Nền tảng DSIC được xây dựng dành cho việc chia sẻ dữ liệu B2B (doanh nghiệp – doanh nghiệp), cho phép các tổ chức có thể truy cập vào dòng dữ liệu, trao đổi chúng với những tổ chức khác trên toàn cầu. Từ đó, cá nhân hay tổ chức đều có thể sử dụng hoặc giao dịch dòng dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau.
Video đang HOT
DSIC có thể hoạt động như một chợ buôn bán, nơi gặp gỡ giao lưu và công cụ để dữ liệu và công nghệ của nhiều dự án, tổ chức có thể được sử dụng, kết hợp và chia sẻ kiến thức.
DSIC từ khi được phát triển đã thu hút nhiều sự chú ý. Hiện nay một phần chức năng của nó đã được thương mại hoá, ứng dụng trong thiết lập các trạm kiểm soát kết nối giao thông (Connected Traffic Tower – CTT) nhằm đảm bảo kết nối an toàn, xuyên suốt trong kiểm soát các phương tiện giao thông tự hành và dịch vụ di chuyển.
Các dịch vụ dựa trên những tháp giao thông này cũng đang được tiến hành bởi nhiều tên tuổi lớn trong làng công nghệ và xe hơi như Ericsson, Volvo Cars, Scania, Carmenta hay Veoneer.
Chìa khoá giao tiếp giữa phương tiện tự động và bán tự động
Các phương tiện tự hành đem lại nhiều lợi ích cho xã hội như an toàn hơn, hạn chế ùn tắc, giảm khí thải trong khi có hiệu suất cao và đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng người dùng. Dù vậy, do vẫn đang ở giai đoạn đầu của kỷ nguyên tự động hoá phương tiện giao thông, các xe tự hành chủ yếu chạy trên những đoạn đường nhất định.
Sở dĩ như vậy vì những chiếc xe này chưa có khả năng nhận diện và tương tác phù hợp với phương tiện khác khi tham gia giao thông, đặc biệt là với các mẫu xe mới xuất hiện trên thị trường.
” Giả sử rằng chúng ta đã phát triển một hệ thống phân loại hình ảnh đủ mạnh để phân biệt các loại xe hơi, nhưng đột nhiên có một loại phương tiện mới, kiểu như e-scooter ( xe máy điện). Hệ thống sẽ không thể nhận diện được loại xe mới và buộc phải bổ sung thông qua các quy trình máy học phức tạp“, Michael Felsberg, giáo sư Đại học Linkoping tại Thuỵ Điển giải thích.
Do đó, để phát huy hết tiềm năng và sớm được tham gia giao thông hỗn hợp, các phương tiện tự động phải đảm bảo khả năng tương tác thông tin hiệu quả với những chiếc xe khác đang lưu thông.
Viện Nghiên cứu Thuỵ Điển cùng các đối tác cũng đang phát triển dự án kiểm soát giao thông nhận biết xe tự động (AD-ATC) chạy trên nền tảng DSIC, cho phép trao đổi thông tin trơn tru và liên tục giữa các điều phối viên xe khẩn cấp và phương tiện tự lái. Bên cạnh thông tin về thời tiết, tầm nhìn và tình hình giao thông chung, hệ thống còn tích hợp theo thời gian thực cả hoạt động của các xe khẩn cấp, chi tiết cung đường và môi trường xung quanh tạo ra bức tranh toàn cảnh về tình hình giao thông.
Không chỉ vậy, dự án AD-ATC sử dụng đám mây quản lý trung tâm, tích hợp AI dựa trên các luồng dữ liệu cụ thể từ các tháp giao thông kết nối để tính toán tình trạng đường xá và đưa ra quyết định cung đường có phù hợp cho chế độ lái tự động hoàn toàn hay không.
Sau khi đánh giá thực tế, đám mây quản lý trung tâm sử dụng nền tảng nhắn tin trung gian do Ericsson phát triển, chuyển dữ liệu về nền tảng đám mây OEM của từng nhà sản xuất, ví dụ như Sensus của Volvo để đưa ra cảnh báo chuyển sang chế độ lái thủ công khi điều kiện không đảm bảo và tắt tính năng tự hành trên xe.
Sự chuyển dịch từ phương tiện người lái sang tự động hoàn toàn không thể diễn ra ngay lập tức. Trong giai đoạn chuyển giao đó, phải có một hệ thống kết nối, tương tác an toàn giữa phương tiện bán tự động và tự động hoàn toàn. DSIC có thể là lời giải cho bài toán như vậy
VietSunshine và OPSWAT cung cấp giải pháp an ninh mạng toàn diện
Giải pháp MetaDefender Core của OPSWAT tích hợp nền tảng phát hiện và ngăn chặn mã độc vào các giải pháp và cơ sở hạ tầng công nghệ hiện có của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xử lý hầu hết các vấn đề an ninh mạng.
Cơ sở hạ tầng trọng yếu là mục tiêu của tội phạm mạng
Nguy cơ tấn công mạng trên các hạ tầng trọng yếu không chỉ gây thiệt hại về tài chính cho tổ chức, doanh nghiệp mà còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng tới môi trường cũng như sức khỏe của người tiêu dùng và người dân nói chung. Bên cạnh đó, Covid-19 đã khiến tình hình trở nên phức tạp với việc đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số, làm tăng nhu cầu kết nối và để lộ ra những lỗ hổng bảo mật mới.
Gartner dự đoán rằng, tác động tài chính của các sự cố an ninh mạng dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng sẽ lên tới hơn 50 tỷ USD vào năm 2023. Chỉ trong năm qua, 56% cơ sở tiện ích năng lượng đã báo cáo ít nhất một cuộc tấn công mạng gây mất dữ liệu hoặc ngừng hoạt động.
Mới đây nhất, vụ tấn công mạng nhắm vào công ty năng lượng Colonial Pipeline đã làm gián đoạn toàn bộ hoạt động trên một đường ống dẫn lớn cung cấp khoảng 45% trong tổng số nhiên liệu tiêu thụ ở Bờ Đông nước Mỹ.
Giải pháp bảo vệ toàn diện từ MetaDefender Core
Bảo vệ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT - IT) và công nghệ vận hành (CNVH - OT) - tài sản giá trị nhất của mỗi doanh nghiệp không thể chỉ phụ thuộc vào các công cụ phòng chống mã độc bằng phương pháp nhận diện các mẫu đã biết (signatures) hay những hành vi đặc trưng của virus, bởi các mã độc zero-day và các loại mã độc khác được thiết kế để lẩn tránh các bộ lọc bảo mật truyền thống này. Các doanh nghiệp cần một giải pháp an ninh tiên tiến gồm đa phương thức phòng chống các cuộc tấn công mạng.
Giải pháp MetaDefender Core của OPSWAT giúp các doanh nghiệp tích hợp nền tảng phát hiện và ngăn chặn mã độc tiên tiến hàng đầu thế giới vào các giải pháp và cơ sở hạ tầng CNTT/ CNVH hiện có của doanh nghiệp, để xử lý hầu hết các vấn đề an ninh mạng phổ biến như: bảo vệ website khỏi các cuộc tấn công bằng tập tin độc hại, tăng cường hiệu quả của các sản phẩm an ninh mạng và hệ thống phân tích mã độc hiện có.
Giải pháp MetaDefender
Công nghệ giải giới và tái lập nội dung chuyên sâu (Deep Content Disarm and Reconstruction - Deep CDR) của MetaDefender bảo vệ khỏi các mối đe dọa đã biết và chưa biết của tệp tin bằng cách phân rã, loại bỏ các thành phần có tiềm ẩn nguy cơ và tái tạo lại tệp tin an toàn. Mọi mối đe dọa có thể xảy ra đều được vô hiệu hóa trong khi vẫn duy trì tính khả dụng và nội dung đầy đủ của tệp tin.
Công nghệ giải giới và tái lập nội dung chuyên sâu
Ông Lã Mạnh Cường, Tổng Giám đốc OPSWAT Việt Nam cho biết, OPSWAT sẽ là sự bổ sung cần thiết và quan trọng vào danh mục sản phẩm, giải pháp của VietSunshine, qua đó giúp khách hàng có được sự bảo vệ toàn diện trước các cuộc tấn công mạng. "Với những thế mạnh của hai bên, sự kết hợp giữa VietSunshine và OPSWAT sẽ giúp khách hàng bảo vệ cơ sở hạ tầng trọng yếu với các giải pháp hàng đầu thế giới", ông Cường chia sẻ.
OPSWAT là các giải pháp an ninh mạng cho các hệ thống Công nghệ thông tin (IT), Công nghệ vận hành (OT), điều khiển công nghiệp trong cơ sở hạ tầng trọng yếu, và công nghệ Deep CDR, nhằm bảo vệ các tổ chức quan trọng trên thế giới khỏi phần mềm độc hại và các cuộc tấn công zero-day.
Website: www.opswat.com.
Với hơn 15 năm kinh nghiệm, VietSunshine mang tới cho khách hàng, đối tác các giải pháp an ninh mạng, cơ sở hạ tầng hàng đầu trên thế giới. Không chỉ về công nghệ, với đội ngũ kỹ sư và chuyên gia giàu kinh nghiệm, khách hàng sẽ được trang bị các giải pháp phòng thủ cũng như các giải pháp kiểm thử xâm nhập (pentest).
Website: https://www.vietsunshine.com.vn/
Microsoft tăng trưởng mạnh nhờ mảng đám mây và Windows Microsoft đã công bố kết quả kinh doanh quý 1/2022, khi công ty có một quý tốt nhờ doanh thu tăng trên tất cả lĩnh vực. Theo Neowin, doanh thu của Microsoft trong quý này là 49,4 tỉ USD, tăng mạnh 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự, thu nhập hoạt động tăng 19% ở mức 20,4 tỉ USD, với thu...