Siêu cò quốc tế: ‘Quang Hải, Công Phượng từ chối biệt đãi của người Thái’
Dù nhận được đề nghị mang tính biệt đãi nhưng Quang Hải và Công Phượng đã từ chối cơ hội chuyển đến Thai League.
Với tầm ảnh hưởng về cả chuyên môn lẫn truyền thông, Quang Hải và Công Phượng trở thành những cái tên được săn đón nhiều nhất Việt Nam. Thậm chí sức hút của họ còn lan tỏa đến Thai League, một trong những giải VĐQG hàng đầu Đông Nam Á hiện nay.
Trong một chia sẻ mới đây của chuyên gia môi giới người Thái Lan, Traisit Thongdang đã hé lộ với chúng tôi về hai thương vụ ‘hụt’ gắn liền với hai ngôi sao này. Theo đó, một CLB Thái Lan thông qua nhà môi giới này đã gửi lời đề nghị hấp dẫn đến Công Phượng.
‘Một đội bóng Thai League mong muốn mượn Công Phượng một năm với giá 100 nghìn USD, kèm theo đó là mức lương 10 nghìn USD/tháng. Thêm vào đó, Công Phượng còn được cấp nhà và xe tại Thái Lan. Ngoài ra, Công Phượng cũng sẽ được đảm bảo số trận thi đấu theo hợp đồng. Tuy nhiên bầu Đức đã từ chối lời đề nghị này của chúng tôi’.
Sau khi từ chối lời đề nghị của đội bóng Thai League, Công Phượng chuyển tới Hàn Quốc thi đấu và gặp rất nhiều khó khăn. Hiện tại, anh đã trở về HAGL và làm việc dưới quyền của HLV Kiatisak.
Video đang HOT
Quang Hải và Công Phượng nhận nhiều sự chèo kéo từ Thái Lan
Ông Traisit từng là người giúp những danh thủ bóng đá Thái Lan năm xưa như Chaiman, Sakda hay Issawa Singthong đến Việt Nam. Và với trường hợp của Quang Hải, ông Traisit cho biết: ‘Tôi mới chỉ liên hệ qua một người của CLB Hà Nội và được biết Quang Hải không muốn đến Thái Lan. Đội Hà Nội cũng muốn giữ Quang Hải để đá AFC Cup’.
‘Đội bóng của Thai League cũng đảm bảo những biệt đãi với Quang Hải và đảm bảo cho cậu ấy ra sân đều đặn mỗi trận đấu. Tôi tin rằng với sự có mặt của Quang Hải, cậu ấy sẽ thu hút người xem của cả hai nước Thái Lan và Việt Nam’.
Ông Traisit cũng nói thêm, các đội bóng Thái Lan rất mong muốn mang các cầu thủ giỏi của Việt Nam sang thi đấu. Tuy nhiên mối quan tâm của cầu thủ Việt Nam dường như lại đang hướng đến các nền bóng đá lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc hay xa hơn là châu Âu.
Với kinh nghiệm 20 năm trong nghề, nhà môi giới này cho rằng: ‘Suy nghĩ của cầu thủ Việt Nam như vậy là chưa hợp lý. Bởi các nền bóng đá lớn sẽ không đánh giá cao những ngôi sao ở giải đấu cấp thấp như V-League. Trong khi Thai League có mặt bằng tốt, chuyên nghiệp với nhiều ngôi sao lớn. Họ nên coi Thai League là bước đệm để tiến tới những giải đấu lớn hơn. Những trường hợp của Theerathorn hay Chanathip là ví dụ tiêu biểu’.
Khi phép thử của thầy Park không ra 'nghiệm'
Trong 2 trận giao hữu với U.22 Việt Nam, HLV Park Hang-seo đã đưa ra những phép thử khác nhau cho vị trí trung phong cắm của đội tuyển Việt Nam. Tuy nhiên có vẻ như chiến lược gia người Hàn Quốc đã không thu được 'nghiệm' như mong đợi.
Công Phượng luôn lỡ nhịp
Ở trận giao hữu đầu tiên, người được 'chọn mặt gửi vàng' ở đội hình xuất phát là tân binh Hồ Tuấn Tài. Sau một mùa giải khá thành công trong màu Sông Lam Nghệ An, Tuấn Tài được kỳ vọng sẽ tạo nên những nét tươi mới trên hàng công của đội tuyển Việt Nam. Thế nhưng chân sút xứ Nghệ chỉ góp mặt được có 7 phút và phải rời sân sau một pha va chạm với 1 cầu thủ U.22 Việt Nam. Đây quả là một điều đáng tiếc bởi Tuấn Tài đã lỡ cơ hội thể hiện mình trong màu áo đội tuyển quốc gia ở một trận đấu chính thức trước sự chứng kiến trực tiếp của thầy Park.
Đến trận đấu thứ hai, gương mặt được xuất trận ngay từ đầu ở vị trí cao nhất trên hàng công của đội tuyển Việt Nam là Công Phượng. Tuy nhiên tiền đạo của Hoàng Anh Gia Lai đã khiến HLV Park Hang-seo cũng như người hâm mộ chưa thể hài lòng. Trong những phút có mặt trên sân, Công Phượng được các đồng đội tạo cho khá nhiều cơ hội, trong đó đáng kể nhất là cú chọc khe tinh tế của Quang Hải nhưng đã không thể dứt điểm thành công. Đây không phải là lần đầu Công Phượng tỏ ra lúng túng trong vai trò tiền đạo cắm. Có cảm giác rằng: tiền đạo quê Đô Lương chỉ phát huy được sự hiệu quả khi được đẩy ra đá cánh hoặc hộ công để tận dụng khả năng kỹ thuật, cầm bóng đột phá của mình.
Tiến Linh
Người vào sân thay Công Phượng trong hiệp 2 là Tiến Linh cũng không khá hơn. Tiền đạo của Bình Dương có thể hình tốt nhưng xoay trở khá chậm và không tạo ra được sức ép cần thiết lên các đàn em ở đội tuyển U.22. Kết quả là trong suốt 45 phút có mặt trên sân, Tiến Linh không tạo ra được tình huống nguy hiểm nào và cũng không có một cú dứt điểm nào về phía khung thành U.22 Việt Nam. Có thể thấy Tiến Linh vẫn còn phải nỗ lực cố gắng nhiều mới có thể thay thế được vai trò của đàn anh Anh Đức ở đội tuyển Việt Nam.
Khả dĩ nhất trong các 'phép thử' cho vị trí trung phong cắm của HLV Park Hang-seo là Hà Đức Chinh. Vào sân thay Tuấn Tài chấn thương ở trận giao hữu đầu tiên, Chinh 'đen' đã góp công vào bàn gỡ của Văn Quyết và là người ấn định chiến thắng 3-2 cho 'Những chiến binh Rồng Vàng' bằng cú sút cận thành khiến thủ môn Văn Toản bất lực. Năng nổ, xông xáo và hiệu quả, có thể nói Đức Chinh là trung phong cắm của đội tuyển Việt Nam gây được ấn tượng nhất trong 2 trận giao hữu vừa qua.
Đức Chinh
Trên thực tế, chân sút quê Phú Thọ không phải là gương mặt mới mà đã từng góp mặt trong các đội bóng của thầy Park suốt từ năm 2018. Sự trở lại của Đức Chinh sau một thời gian sa sút phong độ là một tín hiệu đáng mừng, trong bối cảnh các chân sút khác đều khá nhạt nhòa. Thế nhưng nó cũng cho thấy những phép thử của HLV Park Hang-seo trong đợt tập trung vừa qua cũng đã không cho ra được 'nghiệm' như mong đợi.
Vì sao mong muốn của ông Park khó thành hiện thực? Đề nghị VFF và VPF tạo cơ chế cho cầu thủ trẻ ra sân của HLV Park Hang Seo khó có thể trở thành hiện thực, đặc biệt nếu chỉ để giải quyết cuộc khủng hoảng tiền đạo của đội tuyển Việt Nam. Nâng cao chất lượng V-League là yêu cầu quan trọng để nâng tầm các ĐTQG. Ảnh: Anh Tú V-League thực...