Siêu chiến hạm Nhật có thể tuần tra biển Đông
Đang rộ lên đồn đoán rằng Nhật Bản sẽ đưa tàu khu trục lớp Akizuki, thuộc loại hiện đại nhất của nước này, đến biển Đông trong tương lai gần.
Từ cuối tháng trước đến nay, hàng loạt trang mạng chuyên về quân sự tại Trung Quốc không ngừng loan tin về việc Nhật Bản vừa hạ thủy chiếc thứ ba trong số 4 tàu khu trục thuộc lớp Akizuki. Truyền thông Bắc Kinh đặc biệt quan tâm vì đây là một trong những chiến hạm tối tân nhất thế giới.
Hàng “cực khủng”
Theo thông tin từ Viện Nghiên cứu Tân Thái Bình Dương ở Mỹ, tàu khu trục lớp Akizuki là một tổ hợp chiến đấu toàn diện và rất ưu việt về khả năng săn tàu ngầm lẫn phòng thủ tên lửa. Chiến hạm này được trang bị tên lửa chống tàu chiến lớp 90 có tầm bắn từ 150 – 200 km và trần bay cực thấp, chỉ 5 m, nên rất khó bị phát hiện. Với độ choán nước khoảng 5.000 tấn, tàu Akizuki còn sở hữu tên lửa đối không RIM-7 Sea Sparrow cùng nhiều hệ thống pháo cận chiến hiện đại. Song hành cùng 6 ống phóng ngư lôi HOS-303, chiến hạm này có cả hệ thống phòng chống ngư lôi tiên tiến.
Hơn thế nữa, khu trục hạm lớp Akizuki được trang bị mạng lưới điện tử điều khiển tác chiến ATECS rất hiện đại, cho phép công thủ toàn diện. Nó bao gồm hệ thống kiểm soát hỏa lực FCS-3, hệ thống chống tàu ngầm AWSCS, hệ thống kiểm soát tác chiến điện tử EWSC và nhiều thiết bị khác. Mạng lưới này đủ sức đánh chặn các tên lửa bay thấp tới mức nằm ngoài tầm phát hiện của lá chắn tên lửa Aegis. Ngoài ra, ATECS có thể “điểm mặt” những loại tàu ngầm hiện đại từ xa để phóng ngư lôi đánh chặn hoặc điều trực thăng săn ngầm H-60, được mang theo trên chiến hạm Akizuki, tấn công đối thủ.
Video đang HOT
Một tàu khu trục lớp Akizuki trong lễ hạ thủy mới đây – Ảnh: Mil.cnr.cn
Vai trò chiến lược
Trang mạng Chinamil.cn (Trung Quốc), cuối tuần qua dẫn báo Sankei Simbun của Nhật Bản nhận định Tokyo có thể sẽ triển khai khu trục hạm lớp Akizuki đến biển Đông. Hồi năm ngoái, chuyên gia Tetsuo Kotani, thuộc Học viện Các vấn đề quốc tế Nhật Bản, từng phân tích biển Đông có vai trò sống còn đối với Trung Quốc lẫn mạng lưới hàng hải quốc tế. Khu vực này cũng quan trọng không kém đối với Nhật Bản. Đặc biệt, quan hệ Trung – Nhật gần đây liên tục căng thẳng xung quanh tranh chấp nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư. Vì thế, Tokyo có 2 lý do để hiện diện tại biển Đông nhằm phòng ngừa từ xa trường hợp xung đột với Bắc Kinh trên biển Hoa Đông. Trước tiên, Nhật muốn đảm bảo rằng không bị Trung Quốc phong tỏa đường vận chuyển hàng hóa. Thứ hai, ngược lại, Tokyo có thể chủ động sẵn sàng phong tỏa nguồn cung cấp dầu của Bắc Kinh trên tuyến biển Đông.
Ngoài ra, với khả năng phòng thủ tên lửa và săn ngầm ưu việt, các chiến hạm Akizuki sẽ đủ sức vô hiệu hóa lực lượng tàu ngầm tấn công cũng như tên lửa mà Trung Quốc đang ra sức tăng cường. Nhờ đó, tàu Akizuki là thành phần quan trọng để Tokyo phát triển khái niệm tác chiến không – biển, tương tự như mô hình của Washington, nhằm đối phó Bắc Kinh. Theo chuyên trang Naval-technology, loại chiến hạm này đủ sức hộ tống tàu chiến trang bị hệ thống Aegis lẫn tàu khu trục 22DDH mà Nhật đang phát triển. Là tàu khu trục chở máy bay trực thăng nhưng 22DDH có thể chuyển đổi thành tàu sân bay triển khai cùng chiến đấu cơ F-35B. Gần đây, AFP dẫn lời quan chức quốc phòng Nhật Bản tiết lộ Tokyo đã đồng ý giá cả của phía Mỹ để sớm tậu loại máy bay này. Nhiều nguồn tin khẳng định Nhật sẽ bắt đầu nhận F-35 vào năm 2016. Khi đó, 22DDH kết hợp cùng tàu chiến trang bị Aegis được bảo vệ bởi khu trục hạm lớp Akizuki sẽ tạo nên một hạm đội tàu sân bay thực thụ. Theo đánh giá của một số chuyên gia, đến năm 2016, Nhật thừa sức sở hữu 3 hạm đội tàu sân bay hiện đại trong khi hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc thì vẫn chưa ai rõ sẽ thế nào.
Theo TNO
Type 26 - siêu chiến hạm của Hải quân Anh
Chiến hạm tấn công toàn cầu Type 26 là chương trình đóng tàu chiến đầy tham vọng do Bộ Quốc phòng Anh chủ trì, nhà thầu BAE System thực hiện.
Dự kiến, khinh hạm Type 26 đầu tiên đi vào phục vụ năm 2021. Anh lên kế hoạch đóng 13 chiếc Type 26 thay thế cho khinh hạm Type 23. Giá trị một chiếc Type 26vào khoảng 250-350 triệu USD.
Type 26 dành được nhiều sự quan tâm từ một số quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Australia, Ấn Độ, Malaysia, New Zealand và Brazil. Điều đó hứa hẹn tương lai sáng lạn nếu được chính phủ Anh cho phép xuất khẩu.
Thiết kế linh hoạt
Theo thông tin ban đầu, khinh hạm Type 26 có lượng giãn nước khoảng 5.400 tấn, dài 148m. Tàu được thiết kế tối ưu khả năng tàng hình trên biển.
Type 26 thiết kế ứng dụng công nghệ module cho phép đạt độ linh hoạt rất cao đảm bảo thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như: đảm bảo an ninh hàng hải, chống vi phạm lãnh hải, chống khủng bố, cứu trợ nhân đạo và khắc phục thảm họa thiên nhiên.
Đồ họa mô phỏng chiến hạm tấn công toàn cầu Type 26. Nguồn: Youtube
Ở phía đuôi tàu có không gian để chứa xuồng cao tốc, phương tiện không người lái mặt nước hoặc hệ thống định vị thủy âm kéo rê phía sau tàu. Cửa khoang đuôi giống với cách bố trí trên tàu đổ bộ tấn công.
Đuôi tàu bố trí sàn đáp có thể đáp ứng khả năng cất hạ cánh trực thăng hạng trung, hạng nặng (như CH-47 Chinook).
Thúc đẩy phát triển công nghệ vũ khí mới
Dự định trở thành chiến hạm chủ lực tương lai của Hải quân Anh, đương nhiênType 26 phải được trang bị những công nghệ điện tử, vũ khí tiên tiến nhất thế giới.
Điều đó góp phần thúc đẩy các công ty quốc phòng Anh chạy đua để cho ra đời công nghệ mới đáp ứng yêu cầu từ Bộ Quốc phòng Anh.
Hiện nay, Bộ Quốc phòng Anh vẫn chưa công bố các loại vũ khí sẽ có mặt trênType 26. Nhưng theo chuyên gia quốc tế, Type 26 có thể trang bị hệ thống tên lửađối không Sea Ceptor và tên lửa hành trình đối hạm/đối đất CVS-401 Perseur . Lưu ý, cả hai hệ thống vũ khí này còn nằm trong quá trình phát triển.
Toàn bộ tên lửa sẽ đặt trong hệ thống ống phóng thẳng đứng để tối ưu hóa khả năng tàng hình của tàu. Type 26 dự định thiết kế với 16 ống phóng chứa tên lửaSea Ceptor và 24 ống chứa CVS-401 Perseur.
Tên lửa đối không Sea Ceptor là ứng cử viên sáng giá cho hệ thống phòng không chiến hạm Type 26.
Trong đó, hệ thống tên lửa đối không Sea Ceptor được thiết kế để tấn công tiêu diệt tất cả các mục tiêu trên không ở tầm 25km, tốc độ hành trình Mach 3.
Hệ thống Sea Ceptor có một điểm đặc biệt cho phép nó triển khai trên nhiều tàu khác nhau. Sea Ceptor không cần radar điều khiển hỏa lực riêng biệt, nó có thể sử dụng dữ liệu từ radar cảnh giới đường không trên tàu. Nó có thể được tích hợp với hệ thống chỉ huy và kiểm soát mới hoặc thế hệ cũ.
Dự kiến, Sea Ceptor sẽ đưa vào trang bị từ năm 2016. Nó được dùng để thay thế hệ thống tên lửa đối không Sea Wolf trên tàu chiến Type 23.
Còn CVS-401 là hệ thống tên lửa hành trình siêu thanh tàng hình do Tập đoàn MBDA phát triển. Tập đoàn này mô tả CVS-401 là "hệ thống vũ khí đa nền tảng, đa vai trò độc nhất vô nhị". CVS-401 có thể tích hợp trên tàu chiến mặt nước, tàu ngầm, phương tiện tự hành trên mặt đất.
Tên lửa CVS-401 được thiết kế ứng dụng công nghệ module cho phép nó tùy biển để đáp ứng việc tấn công các mục tiêu trên mặt nước, trên đất liền.
CVS-401 có chiều dài 5m, khối lượng phóng 800kg. Động cơ đẩy là loại động cơ phản lực tĩnh áp dụng công nghệ CDWE (Continous Detonation Wave Engine), tức nhiên liệu và chất oxy hóa được trộn với nhau từng đợt liên tiếp nhờ sóng xung kích.
Kiểu dáng khí động học độc đáo giúp làm giảm tiết diện phản xạ radar giúp nó lẩn tráng được hệ thống phòng thủ trên hạm tàu địch. CVS-401 còn có cảm biến trên thân phát hiện được tên lửa đánh chặn để cơ động tránh né.
Mô hình tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh CVS401 Perseus.
CVS-401 lắp đầu đạn nổ lõm nặng 200kg và hai đầu đạn phụ (mỗi đầu 40kg) có khả năng tách rời tên lửa chính ở pha cuối để tấn công nhiều mục tiêu hoặc tăng sức công phá với các mục tiêu lớn.
Đầu tự dẫn tên lửa được cấu thành từ hệ thống thám trắc địa hình laser LADAR và radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA) phát hiện và bám bắt mục tiêu cùng đầu dò laser bán chủ động tấn công mục tiêu đã được chiếu xạ.
Có thể nói, CVS-401 chứa trong nó công nghệ tiên tiến nhất thế giới. Tuy chương trình phát triển vẫn chưa hoàn thành, nhưng nếu MBDA thành công, CVS-401 chắc chắn sẽ thuyết phục được giới chức Anh chấp nhận trang bị cho Type 26.
Ngoài Sea Ceptor và CVS-401, Type 26 còn lắp đặt các hệ thống pháo hạm tầm trung, tổ hợp pháo phòng không tầm cực gần (CIWS), ngư lôi chống ngầm. Trong 10 năm nữa, những vũ khí này sẽ dần được lộ diện.
Theo Đất Việt
Anh tiết lộ thiết kế siêu chiến hạm Bộ Quốc phòng Anh vừa tiết lộ mẫu thiết kế siêu chiến hạm của Hải quân Hoàng gia sẽ trình làng vào năm 2020. Mẫu thiết kế Type 26 Global Combat Ship (T26 GCS). Ảnh: Daily Mail Chiến hạm này có tên gọi là Type 26 Global Combat Ship (T26 GCS) và được giới chức Hải quân Hoàng gia miêu tả như là...