Siêu chiến hạm châu Á hội tụ tại Singapore
Hàng loạt quốc gia trong và ngoài châu Á đã cử những chiến hạm tối tân nhất của mình tới Trung tâm triển lãm Changi, Singapore để tham dự Triển lãm Hàng hải Quốc phòng Quốc tế (IMDEX) Asia năm 2013.
Khai mạc hôm nay, 14/5, IMDEX Asia 2013 sẽ kéo dài trong 3 ngày. Trong ngày hôm qua, các tàu chiến Australia, Pháp, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc và của nước chủ nhà Singapore đã cập cảng tại căn cứ hải quân Changi để tham dự triển lãm.
Các chiếm hạm tham dự IMDEX Asia 2013 tại Singapore.
Được diễn ra theo chu kỳ 2 năm/lần, IMDEX Asia là cơ hội để hải quân các nước gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm chiến đấu, bảo vệ bờ biển cũng như ra mắt các công nghệ hàng hải mới. IMDEX Asia năm nay cũng thu hút số lượng đông đảo các quốc gia, với 21 chỉ huy hải quân từ khắp các nước trên toàn thế giới.
Theo dự kiến, có khoảng 30 chỉ huy hải quân và cảnh sát biển trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và những vùng lân cận tới theo dõi IMDEX Asia năm nay. Cũng trong khuôn khổ triển lãm, 15 chiến hạm của các quốc gia bao gồm Australia, Pháp, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Mỹ và nước chủ nhà Singapore sẽ được giới thiệu.
Với vai trò chủ nhà, Hải quân Singapore sẽ cho ra mắt chiến hạm RSS Steadfast, một trong 4 tàu khu trục tên lửa lớp Formidable mà hải quân nước này đang sở hữu. Hai tàu chị em của nó là RSS Formidable và RSS Tenacious sẽ được mở cửa để các đại biểu tới dự IMDEX Asia 2013 tham quan. Về phần mình, Mỹ cử tới triển lãm tàu tuần duyên USS Freedom, thuộc lớp Freedom, với khả năng vận hành hoàn hảo ở các vùng nước nông.
Video đang HOT
Ngoài ra, sự góp mặt của các tàu chiến, IMDEX Asia 2013 còn là điểm hẹn của các công ty chế tạo vũ khí hàng đầu thế giới, với mục đích quảng bá các công nghệ mới. Chính thức được khai mạc ngày hôm nay, IMDEX Asia 2013 có sự tham dự của 194 công ty, đến từ 29 quốc gia trên toàn thế giới, với những tên tuổi hàng đầu trong ngành công nghiệp quốc phòng.
Chiến hạm RSS Steadfast, một trong 4 tàu khu trục tên lửa thuộc lớp Formidable của Hải quân Singapore.
Chiến hạm KRI Frans Kaisiepo do Hà Lan phát triển cho Hải quân Indonesia. Được bàn giao năm 2009, tàu hộ tống tên lửa này được coi là một trong những mũi nhọn của Hải quân Indonesia.
Tàu tuần duyên USS Freedom, thuộc lớp Freedom của Hải quân Mỹ. Được ra đời với mục đích chống hạm, chống ngầm, quét mìn hay cứu trợ nhân đạo, USS Freedom có khả năng hoạt động hoàn hảo ở những cùng nước nông với vận tốc 74 km/h.
Chiến hạm Hàn Quốc tới quân cảng Changi của Singapore tham dự IMDEX Asia 2013.
Chiến hạm Australia cử tới Singapore.
Bộ đôi chiến hạm của Hải quân Ấn Độ tới Singapore tham dự IMDEX Asia 2013.
Theo vietbao
Thông điệp từ chiến hạm Mỹ đóng tại Singapore
Chiến hạm USS Freedom đóng ở khu vực Đông Nam Á trong 10 tháng và gia nhập hạm đội 7 củaMỹ(vốn "phụ trách" 124 triệu km2 biển Thái Bình Dương).
Tại căn cứ hải quân Changi ở phía Đông Singapore, chiến hạm USS Freedom trông rất đồ sộ mặc dù trên thực tế nó là một trong những chiến hạm nhỏ nhất của Mỹ. USS Freedom là một tàu chiến thân cạn có thể hoạt động gần bờ. Đội hình trên chiến hạm này chỉ cần chưa tới 100 binh sỹ, ít hơn nhiều so với các tàu chiến khác.
Tướng Thomas Carney, Tư lệnh hậu cần Tây Thái Bình Dương của hải quân Mỹ cho biết: "Năng lực của chiến hạm này gần như ngang bằng với các tàu chiến của các lực lượng hải quân khác trong khu vực. Việc triển khai nó đến Đông Nam Á là cơ hội đê chúng tôi thử nghiệm xem nó có thể và không thể làm được những gì".
Trong suốt thời gian triển khai tại đây, chiến hạm sẽ tham gia các cuộc tập trận chung với hầu hết các nước Đông Nam Á. USS Freedom là một trong bốn tàu chiến thân cạn mà Singapore đồng ý cho luân phiên đến trú đóng tại lãnh thổ của họ. Chiến hạm này cập cảng Singapore trong bối cảng căng thẳng gia tăng trong khu vực và Triều Tiên liên tiếp đưa ra những lời đe dọa.
Theo Hải quân Mỹ, hạm đội 7 của họ có phạm vi hoạt động liên quan tới 35 quốc gia ven biển. Căn cứ của hạm đội này là quân cảng ở Yokosuka, Nhật Bản.
Việc điều chuyển này nằm trong chiến lược "xoay trục" của Mỹ: đặt mục tiêu 60% lực lượng hải quân sẽ hoạt động ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đến năm 2020 sau khi họ đã rút quân khỏi Irắc và Afghanistan.
Nicholas Fang, Giám đốc điều hành Viện Quan hệ Quốc tế Singapore nói: "Đây chính là sự &'xoay trục' mà lâu nay chúng ta vẫn nói đên, hay sự tái cân bằng chính sách của Mỹ đối với châu Á. Mỹ muốn duy trì một đường hàng hải ổn định vốn rất quan trọng cho giao thương toàn cầu và kinh tế nhưng họ cũng muốn cho thấy rằng họ cam kêt duy trì ổn định khu vực".
Theo ông Nicholas Fang, nhiều nước trong khu vực sẽ cảm thấy an tâm hơn với sự hiện diện của quân đội Mỹ. Ông nói: "Mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên không phải là điều gì mới mẻ, nhưng chúng ta có những khu vực bất ổn ở đây như tình hình ở Sabah, nơi Malaysia đang có căng thẳng xuyên biên giới với Philippines".
Trung Quốc là nước duy nhất trong khu vực liên tiếp bày tỏ sự phản đối đối với sự "xoay trục" của Mỹ vê châu Á. Trong Sách trắng Quốc phòng được công bố ngày 16/4, Bắc Kinh cáo buộc Washington đã làm bất ổn khu vực với việc củng cố các liên minh quân sự. Sách trắng Trung Quốc viết với ngụ ý nhằm vào Mỹ: "Có một số nước đang củng cố liên minh quân sự châu Á-Thái Bình Dương, tăng cường sự hiện diện quân sự của họ trong khu vực và thường xuyên làm cho khu vực thêm căng thẳng".
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc còn nói rằng những động thái như vậy "không phù hợp với sự phát triển của thời đại và không giúp ích gì cho việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực".
Trong chuyến công du mới đây của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Nga, Trung Quốc đã đồng ý mua 24 máy bay chiến đấu và bốn tàu ngầm của Nga trong thương vụ vũ khí được mô tả là lớn nhất giữa hai nước trong vòng 10 năm.
Theo vietbao
Mỹ muốn tăng cường hợp tác quân sự với Singapore Mỹ hôm qua tuyên bố muốn đẩy mạnh hợp tác quân sự hơn nữa với Singapore trong lúc Washington thực hiện chiến lược "xoay trục" sang khu vực châu Á, nhân chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. Bộ trưởng Hagel (trái) và Thủ tướng Lý Hiển Long trước cuộc hội đàm tại Lầu năm góc ngày 1/4. Mở đầu...