Siêu chiến hạm 4 tỷ đô của Mỹ hỏng động cơ khi ra biển thử nghiệm
Tàu USS Michael Monsoor được hải quân Mỹ tiếp nhận sau thử nghiệm, dù sự cố hỏng động cơ chưa được khắc phục.
USS Michael Monsoor trở về cảng sau chuyến thử nghiệm tháng 1/2018. Ảnh: US Navy.
“Đáng buồn là chúng tôi phát hiện hư hỏng ở các lá cánh của một trong hai động cơ turbine chính trên tàu. Con tàu phải trở về cảng để thay động cơ”, USNI dẫn lời chuẩn đô đốc William Galinis, phó giám đốc dự án siêu tàu khu trục lớp Zumwalt, thừa nhận trong một cuộc họp hồi giữa tháng 7 về tình trạng của chiến hạm USS Michael Monsoor.
Sự cố hỏng động cơ được phát hiện hồi tháng 2, khi các công nhân kiểm tra chiếc tàu khu trục lớp Zumwalt này sau chuyến thử nghiệm trên biển, nhưng hải quân Mỹ vẫn quyết định tiếp nhận tàu USS Michael Monsoor sau đó hai tháng.
Video đang HOT
“Chúng tôi nhận bàn giao con tàu bất chấp sự cố hư hại động cơ nhằm bảo đảm theo đúng tiến độ”, phát ngôn viên hải quân Mỹ Alan Baribeau xác nhận.
Siêu tàu khu trục lớp Zumwalt có chi phí chế tạo khoảng 4,6 tỷ USD/chiếc. Mỗi tàu được trang bị hai động cơ turbine khí Rolls-Royce MT30 với tổng trị giá 40 triệu USD, có nhiệm vụ chạy máy phát điện để quay chân vịt và cung cấp năng lượng cho mọi hệ thống trên tàu.
USS Michael Monsoor là chiếc thứ hai trong lớp Zumwalt, một trong những dự án tàu chiến tốn kém nhất trong lịch sử Mỹ. Chiếc đầu tiên là USS Zumwalt cũng gặp sự cố trong quá trình thử nghiệm ngoài khơi bờ biển Panama hồi năm 2016.
Vũ Anh
Theo VNE
Nhật Bản đưa trực thăng không người lái MQ-8C lên tàu Izumo
Theo hãng sản xuất máy bay Northrop Grumman, Nhật Bản có thể trở thành khách hàng xuất khẩu đầu tiên của trực thăng không người lái MQ-8C Fire Scout.
Đại diện của hãng Northrop Grumman mới đây đã tiết lộ, chính phủ Nhật Bản đang rất gần với thỏa thuận mua trực thăng không người lái MQ-8C Fire Scout để vận hành nó trên tàu tấn công đổ bộ lớp Izumo.
MQ-8C có hình dáng giống với chiếc Bell 407 với chiều dài 12,6m, phần rộng nhất là 2,4m và chiều 3,3m trong khi đường kính cánh quạt đạt 10,7m.
MQ-8C trang bị một động cơ duy nhất là Rolls-Royce 250-C47B, giúp nó có thể cất cánh với tổng trọng lượng 2.700kg và bay với vận tốc tối đa 220km/h.
Nhật Bản muốn đưa MQ-8C lên tàu tấn công đổ bộ Izumo
MQ-8C là mẫu trực thăng có thể thực hiện hoàn hảo các nhiệm vụ trinh sát, giám sát mục tiêu nhằm hỗ trợ bộ binh tấn công. Chiếc trực thăng này có thể triển khai từ bất kì tàu chiến nào có bàn đáp và hoạt động được 14h liên tiếp. Nó còn được trang bị hệ thống vũ khí chính xác bao gồm các rocket Hydra 70mm.
Trên tàu tấn công đổ bộ lớp Izumo, một chiếc trực thăng không người lái có thể được sử dụng như hệ thống cảm biến nhằm chỉ điểm tấn công các mục tiêu ở xa tầm mắt, đồng thời thực hiện các hoạt động tình báo và điều phối tình hình chiến trường.
Đến nay, hải quân Mỹ vẫn là lực lượng duy nhất sử dụng MQ-8C và có kế hoạch mua tới 30 chiếc trực thăng này.
Theo ANTD
Mỹ âm thầm đưa máy bay F-35 tới Thái Bình Dương: Gửi thông điệp tới Trung Quốc? Mỹ đã âm thầm triển khai tàu đổ bộ USS Essex, mang các máy bay chiến đấu F-35B, tới Tây Thái Bình Dương trong một động thái được các chuyên gia nhận định là nhằm đối phó với Trung Quốc theo một chiến lược khác biệt so với trước đây. Máy bay chiến đấu F-35B (Ảnh: Lockheed Martin) Business Insider đưa tin, Hải...