“Siêu chiến binh” một mình diệt sạch cứ điểm quân Nhật
Chiến binh đến từ bộ lạc nhỏ bé Nepal, một mình dũng cảm lao vào cứ điểm phòng thủ của phát xít Nhật, đánh chiếm ngọn đồi chiến lược là một trong những hình ảnh khó quên trong Thế chiến 2.
Chiến binh Gurkha ngày nay vẫn còn phục vụ trong hàng ngũ lực lương tinh nhuệ Anh.
“Thà chết còn hơn trở thành kẻ hèn nhát”, đó là câu nói mà mỗi chiến binh Gurkha luôn ghi nhớ. Họ là những chiến binh giỏi nhất Nepal từng chiến đấu cho quân đội Anh hơn 200 năm trước.
Chiến binh Gurkha luôn được coi là những binh sĩ gan dạ và có kinh nghiệm nhất trên thế giới. Tên gọi Gurkha được lấy từ một khu vực từng là “ Vương quốc Gorkha”, trở thành một phần của Nepal ngày nay.
“Người gan dạ nhất trong những người gan dạ, rộng lượng nhất trong số những người rộng lượng, không một quốc gia nào có những người bạn trung thành hơn các bạn”, đó là những gì mà học giả người Anh Ralph Lilley Turner viết về Gurkha, trong giai đoạn tháp tùng những chiến binh Nepal này.
Huyền thoại về những chiến binh Gurkha bắt đầu từ năm 1814. Khi cố gắng chiếm Nepal, người Anh tỏ ra ấn tượng với tinh thần chiến đấu của những người Nepal và bắt đầu chiêu mộ họ vào quân ngũ.
Chiến binh Gurkha trong cuộc chiến Anh-Nepal năm 1815.
Những chiến binh Gurkha đã tham gia nhiều cuộc chiến, bao gồm Thế Chiến 1, Thế chiến 2 và cuộc chiến Falklands. Ước tính trong hai cuộc chiến tranh thế giới, 200.000 chiến binh Gurkha đã tham gia chiến đấu cho nước Anh. Khoảng 30.000 trong số này không bao giờ có thể trở về quê hương.
Bhanbhagta Gurung là một trong những người lính Gurkha nổi tiếng nhất, minh chứng rõ nhất cho sự gan dạ và thiện chiến của những binh sĩ này.
Không nhiều người biết đến cuộc sống thưở nhỏ của Bhanbhagta ngoại trừ thông tin ông sinh ra tại một ngôi làng Nepal vào tháng 9.1921.
Bhanbhagta gia nhập tiểu đoàn số 3 của lực lượng Gurkha số 2 vào năm 1940. Ông lần đầu tiên được điều ra tiền tuyến, chống đế quốc Nhật năm 1942, dưới sự chỉ huy của thiếu tướng người Ấn Độ Orde Wingate.
Video đang HOT
Bhanbhagta Gurung và con dao quắm truyền thống của các chiến binh Gurkha.
Bhanbhagta và hàng ngàn những chiến binh Gurkha khác tham chiến tại mặt trận ở Myanmar. Trong quãng thời gian này, ông được thăng cấp lên Hạ sĩ nhưng năm 1944 lại bị giáng cấp. Sĩ quan chỉ huy ra lệnh cho Bhanbhagta tuần tra nhầm địa điểm nhưng lại đổ lỗi cho ông.
Giai đoạn Bhanbhagta được nhiều người ghi nhớ đến vào ngày 4.3.1945. Đơn vị của ông được giao nhiệm vụ chiếm ngọn đồi do phát xít Nhật phòng thủ kiên cố “bằng mọi giá”. Bhanbhagta rõ ràng đã luôn ghi nhớ mệnh lệnh này.
Càng áp sát ngọn đồi, đơn vị của Bhanbhagta không thể tiến lên bởi sức ép từ súng máy, súng cối, lựu đạn và lính bắn tỉa Nhật. Bhanbhagta hiểu rằng ông và các đồng đội không thể trụ được lâu ở vị trí này bởi lính bắn tỉa Nhật từ trên cao dễ dàng hạ gục từng người một.
Vị trí giữa lực lượng của Bhanbhagta và phát xít Nhật quá gần nên chỉ huy không thể gọi pháo binh yểm trợ.
Không chấp nhận chôn chân tại địa điểm chiến lược này mà không thể hoàn thành nhiệm vụ, Bhanbhagta bất ngờ bật dậy, bắn một phát đạn hạ gục lính bắn tỉa Nhật từ khoảng cách 75 mét.
Đơn vị Gurkha hành quân đến Nhật Bản tháng 5.1946.
Chiến binh Gurkha cố gắng ra dấu hiệu cho đồng đội theo chân ông tiến lên. Nhưng khu vực được gia cố bằng boongke, hầm trú ẩn, chiến hào bên sườn núi khiến cho đơn vị của Bhanbhagta gặp không ít thương vong.
Tự nhủ rằng mình không thể chôn chân ở đây, một mình Bhanbhagta đơn độc trườn thêm khoảng 20 mét nữa, ném lựu đạn tiêu diệt kẻ địch đang nã đạn từ boongke.
Ông chạy đến cứ điểm thứ hai của phát xít Nhật, tiêu diệt những kẻ địch bên trong bằng con dao quắm truyền thống mà mỗi Gurkha luôn mang theo người. Hai vị trí khác trên sườn đồi dễ dàng ngưng tiếng súng nhờ vào hai thứ vũ khí duy nhất, lựu đạn và con dao của Bhanbhagta.
Trong quãng thời gian sinh tử này, Bhanbhagta không ít lần bị kẻ địch ngắm bắn bằng súng máy, từ vị trí cao hơn trên ngọn đồi.
Cuối cùng, chiến binh Gurkha cũng trèo đến được boongke nằm ở vị trí cao nhất. Không còn lựu đạn sát thương, Bhanbhagta ném hai quả lựu đạn khói vào trong boongke.
Hai binh sĩ Nhật chạy ra ngoài bị tiêu diệt ngay lập tức. Ngay sau đó, Bhanbhagta lao vào trong và tiêu diệt kẻ địch cuối cùng bằng cục đá ông nhặt được gần đó, vì không thể dùng dao trong thế giằng co.
Bhanbhagta Gurung (phải) trong lần gặp lại đồng đội sau chiến tranh.
Bhanbhagta và các đồng đội tái chiếm cứ điểm, thiết lập đội hình phòng thủ bằng chính thứ vũ khí và boongke mà phát xít Nhật từng dày công đưa đến khu vực. Đáng chú ý, tất cả những chiến binh Gurkha đều có năng lực và phẩm chất như nhau, không riêng gì Bhanbhagta.
Với những đóng góp nổi bật, Bhanbhagta được trao tặng huân chương Victoria Cross cao quý, do Vua George VI trao tặng tại Điện Buckingham.
Sau Thế Chiến 2, Bhanbhagta rời quân ngũ bất chấp nỗ lực thuyết phục của các chỉ huy. Ông quyết định quay trở về Nepal lấy vợ, đi trông cừu và chăm sóc mẹ già.
Ông kết thúc sự nghiệp trong quân đội chỉ với quân hàm Hạ sĩ nhưng đơn vị tôn vinh Bhanbhagta là Trung sĩ. 3 người con của ông sau này cũng theo nghiệp cha, gia nhập đơn vị Gurkha.
Bhanbhagta Gurung qua đời trong yên bình ở Nepal vào ngày 1.8.2008, ở tuổi 86.
Theo Đăng Nguyễn – Tổng hợp (Dân Việt)
Nepal: Tôn bé gái 7 tuổi làm nữ thần vì có giọng như vịt
Một bé gái 7 tuổi ở Nepal được tôn làm nữ thần vì em có "lông mi giống như một con bò" và "giọng nói rõ ràng như một con vịt".
Yunika, 7 tuổi, được tôn làm nữ thần ở Nepal
Cha mẹ của em gái 7 tuổi tên là Yunika đã phải nghỉ việc vì theo truyền thống đạo Hindu, nữ thần không được phép ra khỏi nhà, trừ những dịp đặc biệt, và bàn chân của em không được chạm đất.
Thủ tướng Nepal Pushpa Kamal Dahal thậm chí còn cúi đầu trước nữ thần Kumari, khi ông bày tỏ sự kính trọng với em cùng hàng ngàn người khác tại lễ hội mùa mưa hàng năm của tôn giáo này.
Theo truyền thống, nữ thần được cho là sẽ mang lại may mắn cho những ai chăm sóc cô. Yunika được các linh mục của hoàng gia và các quan chức tuyên bố là hóa thân của nữ thần Durga trong một phong tục Hindu cổ đại.
Nhưng khi Yunika đến tuổi dậy thì, em sẽ quay trở lại để làm một thành viên bình thường của xã hội.
Nữ thần không được phép ra khỏi nhà, trừ những dịp đặc biệt, và bàn chân của em không được chạm đất
Bố của cô gái, ông Ramesh Bajracharya nói: "Khi con gái tôi được chọn là một Kumari, tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Bởi vì Kumari là một nữ thần cực kỳ được coi trọng và đánh giá cao ở Nepal".
Các tiêu chí lựa chọn cũng rất khắt khe: phải là trẻ em có "lông mi giống như một con bò", "đùi giống như một con nai" và "giọng nói rõ ràng như một con vịt".
Biểu đồ chiêm tinh của đứa trẻ cũng phải thuận lợi với Vua Nepal và các em sẽ được kiểm tra sự can đảm và bình tĩnh.
Thủ tướng Nepal Pushpa Kamal Dahal thậm chí còn cúi đầu trước nữ thần
Mẹ của nữ thần đã phải trang điểm rất phức tạp cho con để tạo hình giống một nữ thần. Tuy nhiên, bà mẹ thừa nhận cảm thấy buồn khi con gái mình không thể tận hưởng một cuộc sống bình thường.
Năm 2008, một yêu cầu pháp lý nhằm chấm dứt thủ tục Kumari đã bị Tòa án tối cao Nepal bác bỏ. Họ cho rằng giá trị văn hóa của nghi lễ này là rất lớn.
Bà mẹ lo sợ con gái mình không thể tận hưởng một cuộc sống bình thường
Theo Danviet
Nơi huấn luyện ni cô thành "tuyệt đỉnh kung fu" Ni cô thường được biết đến với một hình ảnh yên lặng, bình tĩnh, thế nhưng tại Nepal, họ lại có một hình ảnh rất khác biệt. Các ni cô tại Nepal học kungfu 2 tiếng/ngày tại tu viện Một nhóm ni cô Phật giáo tại tu viện Núi Druk Amitabha đã trở thành các chuyên gia võ thuật kung fu. Họ luyện...