Siêu bom MOP được gia tăng sức mạnh
Không quân Mỹ đã xin Quốc hội cấp 16,5 triệu USD để hiện đại hóa siêu bom GBU-57 MOP vốn được phát triển để tiêu diệt các mục tiêu kiên cố nằm trong lãnh thổ Iran và Triều Tiên.
Nội dung cải tiến siêu bom MOP không được tiết lộ, chỉ biết rằng chúng sẽ được nâng cấp để thực hiện “Một nhiệm vụ cụ thể”.
Thử mô hình bom MOP trong đường hầm
Bom chống boong-ke MOP (Massive Ordnance Penetration) được Mỹ phát triển từ năm 2007, dự án này do hãng Boeing thực hiện. Bộ Quốc phòng Mỹ đã và tiếp tục khẳng định rằng, bom MOP được chế tạo với mục đích tiêu diệt các mục tiêu kiên cố ngầm dưới đất trên lãnh thổ Iran và Triều Tiên, nơi tiến hành các hoạt động nghiên cứu và cất giữ vũ khí hạt nhân.
Bốc xếp mô hình bom MOP
Sau khi nhận vào trang bị vào năm 2011, MOP được đặt ký hiệu là GBU-57. Bom có chiều dài gần 6 m, trọng lượng 13,6 tấn, trọng lượng phần chiến đấu 2,5 tấn. Biến thể đầu tiên của bom có thể xuyên sâu 60,9 m bê tông cốt thép trước khi phát nổ.
Video đang HOT
Bom GBU-57 trên đường rơi xuống mục tiêu
GBU-57 là bom có điều khiển, được dẫn bằng GPS. Hiện nay chỉ có các máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer, B-52 Stratofortress và B-2 Spirit của Không quân Mỹ là có thể mang loại bom này.
Thả bom GBU-57 từ B-52
Đầu năm 2012, Bộ Quốc phòng Mỹ công bố rằng tính năng của GBU-57 có thể là không đủ để tiêu diệt các mục tiêu ngầm sâu dưới đất ở Iran. Kết quả là họ đã ký với Boeing hợp đồng cải tiến bom MOP trị giá 82 triệu USD.
Một quả bom GBU-57
Việc hiện đại hóa bom MOP đã hoàn thành vào tháng 1/2013. Bom cải tiến có các cánh ổn định được thiết kế mới và ngòi nổ thứ hai cho phép xuyên boong-ke tốt hơn. Trong quá trình cải tiến, cấu trúc thân bom GBU-57 cũng có một số thay đổi.
Nhóm nghiên cứu phát triển bom MOP
Việc thử nghiệm bom MOP cải tiến diễn ra vào cuối năm 2012 tại trường thử White Sands và được xác nhận thành công. Tính cả chương trình hiện đại hóa, đến đầu năm 2013 chi phí phát triển GBU-57 đã lên đến gần 400 triệu USD.
Máy bay ném bom B-2 và bom GBU-57
Ngày 8/9/2014, Không quân Mỹ đã gửi văn bản xin 16,5 triệu USD để tiếp tục nâng cấp bom MOP. Số tiền dự tính trích từ phần ngân sách cho hoạt động quân sự của Lầu Năm góc. Việc cấp tiền và công việc sẽ được thực hiện theo chương trình có nhu cầu tác chiến khẩn cấp. Hiện chưa rõ cụ thể bom sẽ được nâng cấp những gì.
Theo Vietnamdefence
Thực hư máy bay ném bom Trung Quốc giống B-2
Trong nhiều năm qua, thế giới vẫn theo dõi việc Trung Quốc phát triển máy bay ném bom tàng hình tầm xa mới, và nước này đã có chiếc đầu tiên: Hongzha-6K năm 2013. Đáng chú ý, các nhà phân tích quân sự Mỹ báo cáo trước Quốc hội nước này tháng 11/2013 rằng chiếc máy bay của Trung Quốc có khả năng mang vũ khí hạt nhân.
Bức ảnh đăng tải trên mạng được cho là máy bay ném bom tàng hình mới của Trung Quốc.
Những hình ảnh được đăng tải trên mạng Internet trong tuần này dấy lên những suy nghĩ rằng chiếc máy bay hai động cơ Hongzha -6K có thể không phải là máy bay duy nhất của Trung Quốc chuẩn bị đưa vào hoạt động. Hình ảnh này cho thấy một máy bay giống như máy bay ném bom B-2 của Mỹ đang đậu trên đường băng. Nó được đăng tải trên trang web Tiexue (Trung Quốc) với những lời bình đây là chiếc máy bay ném bom tàng hình hiện đại mới của nước này.
Những bức ảnh trên nhận được sự chú ý của các chuyên gia nước ngoài. Tim Robinson, Tổng biên tập của tờ "Không gian vũ trụ", một tạp chí hàng đầu của Hội hàng không Hoàng gia tại London đặt câu hỏi về việc liệu những bức ảnh trên đã bị chỉnh sửa?
Đây không phải là lần đầu tiên hình ảnh quân sự nhạy cảm của Trung Quốc rò rỉ trên mạng internet. Nhiều trang blog cá nhân chuyên bàn về vũ khí của Trung Quốc đã từng đăng tải hình ảnh, thông tin về các loại vũ khí mới của nước này, điều khiến giới phân tích hoài nghi rằng có thể chính phủ Trung Quốc đã hậu thuẫn cho những hành động trên.
Chẳng hạn như đoạn video được đăng tải trên mạng hồi năm 2012 đã hé lộ hình ảnh chiến đấu cơ thế hệ thứ 5, J-20 "Annihilator", khẳng định rằng máy bay này có thể trở thành "khắc tinh" của máy bay tàng hình F-35 (Mỹ).
Washington cũng nghi ngại rằng Bắc Kinh có thể đã có được tài liệu về công nghệ phát triển B-2. Năm 2010, Mỹ từng kết án Noshir Gowadia, một kỹ sư Mỹ gốc Ấn, 32 năm tù vì tội bán thông tin bí mật cho Trung Quốc. Ông này là một trong những kỹ sư chính thiết kế B-2 cho tập đoàn quốc phòng Northrop Grumman (Mỹ).
Tuy nhiên, cũng có những tin đồn là hoàn toàn sai sự thật. Ví dụ năm 2009, một tin đồn được lan truyền rộng rãi trên mạng rằng Tổng thống Obama đã lên kế hoạch bán thiết kế chi tiết về máy bay ném bom B-2 của Mỹ cho Trung Quốc để trả nợ.
Do đó, các nhà bình luận vẫn có những nghi ngờ về tính xác thực của các bức ảnh máy bay ném bom trên của Trung Quốc.
Theo Foreign Policy