Siêu biến thể Omicron – Thách thức lớn nhất từ đầu nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden
Sự xuất hiện của siêu biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 đã gióng hồi chuông cảnh báo cho Mỹ nói chung và Tổng thống Joe Biden nói riêng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AP
Theo kênh CNN, biến thể Omicron có thể được coi như cuộc khủng hoảng mới tiềm tàng với ông Biden. Trong khi chờ những thông tin chi tiết hơn về biến thể Omicron từ các nhà khoa học, Tổng thống Biden và chính quyền đã tiến thêm một bước trên mặt trận chống COVID-19. Chỉ vài tiếng sau khi Bộ trưởng Y tế Nam Phi thông báo thông tin về biến thể mới, Mỹ đã thông báo cấm các chuyến bay từ 7 quốc gia châu Phi có biến thể này đang lây lan.
Theo thông báo được Tổng thống Joe Biden đưa ra ngày 26/11, quyết định cấm nhập cảnh trên sẽ có hiệu lực từ ngày 29/11, áp dụng với du khách đến từ 8 nước là Nam Phi, Botswana, Zimbabwe, Namibia, Lesotho, Eswatini, Mozambique và Malawi. Chính sách này sẽ miễn trừ với công dân Mỹ và thường trú nhân Mỹ.
Nhà Trắng cho biết hạn chế mới này là bước đi cẩn trọng mang tính đề phòng, được triển khai theo khuyến cáo của giới chuyên gia y tế trong chính quyền cũng như đội đặc trách xử lý khủng hoảng COVID-19 của chính quyền.
Trước đó, đầu năm 2020, khi COVID-19 bùng ở Vũ Hán, Trung Quốc, cựu Tổng thống Donald Trump đã chờ tới khi có 45 quốc gia cấm chuyến bay từ Trung Quốc mới áp lệnh cấm tương tự.
Tiếp đó, ngày 29/11, Tổng thống Joe Biden đã trấn an người dân Mỹ khi tuyên bố nước này sẵn sàng đối phó với biến thể mới Omicron, đồng thời cam kết đẩy nhanh tốc độ phát triển các loại vaccine phòng ngừa biến thể này nếu cần thiết. Tổng thống Biden khẳng định: “Biến thể này là nguồn cơn gây lo lắng, nhưng không phải là nguyên nhân gây hoảng sợ. Trước sau gì thì chúng ta cũng sẽ chứng kiến những ca nhiễm biến thể mới này ở Mỹ”.
Ngoài ra, Tổng thống Biden cũng thông báo Nhà Trắng đang phối hợp với các công ty dược phẩm như Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson phát triển những kế hoạch khẩn cấp dành cho các loại vaccine hoặc mũi tiêm tăng cường, nếu cần, để đối phó với biến thể Omicron.
Video đang HOT
Từ bước đi đầu này, Tổng thống Biden cần tổ chức các cuộc họp báo thường xuyên để cập nhật thông tin cho người Mỹ về các diễn biến dịch bệnh mới như khi ông vừa nhậm chức. Các cuộc họp báo về COVID-19 cần do chuyên gia y tế dẫn dắt để họ có thể cung cấp thông tin khoa học cho người dân. Dù vậy, ông Biden cũng cần xuất hiện để cho người Mỹ thấy ông đang thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu.
Trong các cuộc khủng hoảng, người Mỹ thường trông cậy vào sự lãnh đạo của tổng thống. Hồi tháng 3/2020, khi đại dịch xuất hiện, ông Trump đã có tỷ lệ ủng hộ tăng khi người Mỹ đoàn kết với ông để đối phó khủng hoảng. Tuy nhiên, tỷ lệ ủng hộ cao đó không duy trì được lâu khi ông liên tục đưa ra thông tin sai về SARS-CoV-2. Ông Trump cũng có hành vi nguy hiểm trong đại dịch khi chế giễu mọi người vì đeo khẩu trang và liên tục tổ chức sự kiện vi phạm quy định giãn cách xã hội ở thời điểm chưa có vaccine.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại một sự kiện ở Washington, DC., ngày 15/11. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 26/11, cựu cố vấn của ông Trump là Stephen Miller đã tuyên bố trên kênh Fox News rằng nếu ông Trump vẫn là Tổng thống, Mỹ đã có vaccine cập nhật để đối phó với biến thể Omicron rồi. Tuyên bố trên không có cơ sở khi biến thể mới này vừa được công bố ngày 25/11 và cần khoảng 2 tuần để nghiên cứu nó. Nếu tiến triển tốt, cần 6 tuần để điều chỉnh vaccine và sau 100 ngày, có thể có vaccine cập nhật.
Theo tờ New York Post, dù chưa có gì chắc chắn về mức độ nguy hiểm của Omicron, nhưng Tổng thống Biden cần đi trước virus một bước như khi ông đã cam kết lúc tranh cử, rằng ông là người tốt nhất có thể xử lý đợt bùng phát COVID-19. Tới nay, những gì ông Biden thể hiện ở mức trung bình và ông cần tăng cường biện pháp để đối mặt với biến thể Omicron – thách thức quan trọng nhất từ đầu nhiệm kỳ tổng thống tới nay.
Tờ New York Post cho rằng ông Biden đã đúng khi cấm chuyến bay từ 8 quốc gia châu Phi. Dù vậy, cấm nhập cảnh là chưa đủ. Mỹ cần thiết lập trạm xét nghiệm tại các sân bay quốc tế. Mỹ cũng cần cảnh giác với cả hành khách đã tiêm vaccine, vì vẫn có trường hợp “nhiễm vượt rào”. Các xét nghiệm bây giờ nhanh và rẻ hơn nhiều so với trước, không gây trở lại lớn cho hành khách.
Để thực hiện truy vết tiếp xúc và cách ly khi có dấu hiệu biến thể Omicron bùng phát, giới chức Mỹ cần điều phối với các bệnh viện địa phương. COVID-19 đã xuất hiện ở Mỹ từ năm 2020 và tới nay, không còn lý do gì để các chuyên gia y tế Mỹ lặp lại cách phản ứng bị động như trước.
Bất kỳ kế hoạch chống biến thể Omicron nào cũng cần phải tính tới biên giới phía Nam. Tổng thống Biden đã từng để mở biên giới, cho phép người di cư vào mà không kiểm tra, kể cả xét nghiệm COVID-19. Ông Biden đã bị tòa án buộc phải khôi phục chính sách “Remain in Mexico” (Ở lại Mexico) mà ông Trump từng áp đặt. Theo đó, mọi người muốn xin tị nạn buộc phải chờ bên ngoài Mỹ.
Ông Biden cũng đã bỏ chính sách trục xuất người vượt biên bất hợp pháp với lý do tình trạng khẩn cấp y tế trong một số trường hợp. Sau đó, ông buộc phải xuống nước khi đối mặt với phản ứng giận dữ.
Nếu ông Biden cũng phải lùi bước trước những thành phần phản đối lần này và nếu biến thể Omicon xâm nhập qua đường di cư bất hợp pháp thì ông sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp.
Cho tới nay, biện pháp đối phó COVID-19 của ông Biden là khuyến khích người dân tiêm vaccine. Tuy nhiên, thực tế lại u ám khi số người Mỹ chết vì COVID-19 năm 2021 lại nhiều hơn năm 2020.
Do đó, ông Biden gặp khó khăn trong truyền tải thông điệp tiêm vaccine. Để lường trước khó khăn do biến thể mới, ông Biden cần cứng rắn để ngăn chặn Omicron xâm nhập Mỹ, ngăn chặn khả năng phải phong tỏa, gây thảm họa xã hội.
Kênh CNN cho rằng cuộc chiến này không phải là chính trị mà mà cứu mạng sống và nền kinh tế. Đây là thời điểm để ông Biden chứng minh vai trò lãnh đạo nhiệt huyết, hiệu quả, dựa trên khoa học.
Cuba tăng cường các biện pháp kiểm tra dịch tễ người nhập cảnh từ châu Phi
Từ ngày 4/12 tới, Chính phủ Cuba sẽ tăng cường các biện pháp kiểm tra dịch tễ đối với hành khách đến từ 8 quốc gia châu Phi do lo ngại sự lây lan biến thể mới Omicron của virus SARS-CoV-2.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại La Habana, Cuba. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, trong thông báo ngày 29/11, Bộ Y tế Cuba cho biết những người nhập cảnh vào Cuba từ các nước Nam Phi, Botswana, Lesotho, Eswatini, Zimbabwe, Namibia, Malawi và Mozambique sẽ phải tuân thủ nhiều biện pháp phòng dịch, bao gồm việc xuất trình chứng nhận đã tiêm vaccine đầy đủ, trải qua 3 lần xét nghiệm PCR âm tính và 7 ngày cách ly.
Ngoài việc phải xuất trình kết quả PCR âm tính được thực hiện trong 72 giờ trước khi đặt chân tới đảo quốc này, du khách từ 8 quốc gia nói trên sẽ phải trải qua 1 lần xét nghiệm PCR khi nhập cảnh và 1 lần nữa vào ngày thứ 6 của tuần cách ly. Giới chức y tế Cuba nhấn mạnh các biện pháp kiểm dịch này là bắt buộc và du khách sẽ phải chịu mọi chi phí ăn ở và di chuyển trong thời gian cách ly.
Trong khi đó, du khách từ các nước phía Nam sa mạc Sahara khác cũng như người nhập cảnh vào Cuba từ Bỉ, Israel, Hong Kong (Trung Quốc), Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ cũng phải tuân thủ các biện pháp phòng ngừa COVID-19 tương tự, trừ lần xét nghiệm PCR vào ngày thứ 6 kể từ khi đặt chân tới quốc gia Caribe này và 7 ngày cách ly bắt buộc.
Sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo "rủi ro toàn cầu" do biến thể Omicron có lượng đột biến cao chưa từng thấy, với nguy cơ lây lan rất lớn và có khả năng tác động đến "quỹ đạo" của đại dịch COVID-19, nhiều quốc gia đã tái áp đặt hạn chế đi lại. Biến thể Omicron đã xuất hiện ở nhiều nước như Canada, Đan Mạch, Hà Lan, Australia, Đức, Anh, Italy, Bỉ, Israel, Bồ Đào Nha, Botswana, Nam Phi và Hong Kong (Trung Quốc)...
Những lo ngại về biến thể Omicron ở Cuba xuất hiện chỉ 2 tuần sau khi quốc đảo Caribe mở cửa trở lại cho du khách quốc tế. Là quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch, Cuba đã giảm phần lớn các hạn chế phòng ngừa COVID-19 cho du khách sau khi hoàn thành việc tiêm chủng cho hơn 9 triệu người trong tổng số 11,2 triệu dân của mình. Các ca mắc mới cũng như số ca tử vong do COVID-19 tại nước này đã giảm mạnh trong những tuần gần đây.
Trước đó, ngày 27/11, Cuba vừa ghi nhận lần đầu tiên sau nhiều tháng trên cả nước có dưới 1.000 ca COVID-19 đang phải điều trị. Ngày 28/11, Cuba phát hiện 130 ca mắc mới và không có ca tử vong nào do COVID-19, con số thấp hơn rất nhiều so với đỉnh điểm hơn 9.000 ca/ngày hồi cuối tháng 7 vừa qua.
Theo thống kê chính thức, kể từ khi phát hiện ca COVID-19 đầu tiên vào ngày 10/3/2020, tới nay, Cuba đã ghi nhận 962.350 ca mắc, trong đó có 8.300 ca tử vong và 953.130 người được chữa khỏi, đạt tỷ lệ 99,04%. Đảo quốc Caribe cũng đã thực hiện xét nghiệm cho 11.083.208 lượt người.
Chính phủ Cuba nhận định yếu tố lớn nhất đóng góp vào thành công của quốc gia này trong việc kiểm soát đại dịch COVID-19 là các loại vaccine do Cuba tự sản xuất, bao gồm Abdala, Soberana 02 và Soberana Plus, cùng chiến lược đẩy mạnh tiêm chủng rộng rãi ngay khi các vaccine thử nghiệm thành công và được cấp phép sử dụng khẩn cấp trong nước.
Chile cấm nhập cảnh đối với du khách đến từ 7 nước châu Phi Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, Chính phủ Chile ngày 29/11 đã ban bố sắc lệnh cấm nhập cảnh đối với những người nước ngoài đến từ hoặc đã từng có mặt trong những ngày gần đây ở Nam Phi và 6 nước châu Phi khác nhằm ngăn chặn nguy cơ biến thể Omicron mới được phát hiện của virus SARS-CoV-2 lây...