Siêu biến thể omicron có đang bị thổi phòng quá mức

Theo dõi VGT trên

Thế giới đang sợ hãi thái quá với biến chủng Omicron?

Mặc dù Omicron được xếp vào nhóm biến chủng “đáng lo ngại”, các chuyên gia cho rằng không nên quá hoảng sợ trước chủng virus mới này, nhưng cần theo dõi chặt và chú ý các biện pháp phòng ngừa.

Siêu biến thể omicron có đang bị thổi phòng quá mức - Hình 1

Du khách ra khỏi sân bay quốc tế Ben Gurion khi Israel áp đặt các biện pháp hạn chế để ngăn dịch lây lan tại Tel Aviv, Israel ngày 28/11 (Ảnh: Reuters).

Biến chủng gây triệu chứng nhẹ ở người đã tiêm vaccine

Trước những lo ngại của thế giới về sự nguy hiểm của biến chủng Omicron, đặc biệt sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp biến chủng này vào nhóm “đáng lo ngại”, giới chức Nam Phi đã lên tiếng trấn an.

Tiến sĩ Angelique Coetzee, Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Nam Phi (SAMA), người đầu tiên cảnh báo về sự xuất hiện của Omicron, cho biết các bệnh nhân nhiễm biến chủng Omicron có triệu chứng rất khác so với các bệnh nhân Covid-19 trước đó mà bà điều trị. “Triệu chứng của họ rất khác và nhẹ so với những bệnh nhân đã điều trị trước đó”, bác sĩ Coetzee, người có phòng khám riêng tại thành phố Pretoria, tỉnh Gauteng (Nam Phi), cho biết.

Bà cho biết thêm: “Họ chỉ có các triệu chứng nhẹ như đau mỏi cơ, mệt mỏi khoảng một đến hai ngày. Đến nay, chúng tôi phát hiện những người nhiễm biến chủng mới không bị mất vị giác hay khứu giác. Họ có thể ho hắng một chút, nhưng các triệu chứng không có gì nổi bật. Một vài người trong số họ đang điều trị tại nhà”. Điều khiến bà lo ngại là Omicron có thể gây triệu chứng nặng hơn ở bệnh nhân cao tuổi hoặc chưa tiêm vaccine hoặc có bệnh nền.

Bà đã điều trị cho hơn 20 bệnh nhân nhiễm biến chủng Omicron, chủ yếu là người dưới 40 tuổi, trong đó một nửa chưa tiêm chủng vaccine. Bà cho rằng, biến chủng Omicron đang bị “thổi phồng quá mức”. “Chúng tôi chỉ biết được điều này sau 2 tuần theo dõi. Đúng là biến thể Omicron rất dễ lây lan nhưng chúng tôi không biết tại sao lại xuất hiện quá nhiều thông tin cường điệu hóa về nó khi chúng tôi vẫn đang nghiên cứu”.

Tuy nhiên, bà cũng lưu ý rằng nghiên cứu về biến chủng Omicron vẫn đang trong giai đoạn đầu và tính đến ngày 28/11, chỉ có 24% người dân Nam Phi được tiêm chủng đầy đủ.

Tiến sĩ Sharon Alroy-Preis, người đứng đầu cơ quan dịch vụ y tế công cộng của Israel, nói rằng nguy cơ lây nhiễm biến chủng Omicron “rất cao”, nhưng những người đã tiêm vaccine Covid-19 mà nhiễm biến chủng thì chỉ bị nhẹ.

Giáo sư Dror Mevorach, trưởng khoa virus corona tại Bệnh viện Đại học Hadassah Ein Karem (Israel), cho biết các báo cáo sơ bộ về tình trạng lâm sàng của những người bị nhiễm biến chủng mới rất khả quan. “Nếu tình hình tiếp tục diễn biến theo hướng này, Omicron có thể là một biến chủng tương đối nhẹ so với biến chủng Delta, và nghịch lý là, nếu vẫn tiếp diễn như vậy, biến chủng này sẽ dẫn đến tỷ lệ lây nhiễm thấp hơn và sẽ dễ dàng đối phó hơn trên toàn cầu”, giáo sư Mevorach nói.

Báo cáo về tình hình dịch bệnh cho thấy, bệnh nhân nhiễm biến chủng Omicron có xu hướng trẻ hơn và biến chủng này không phổ biến ở những người lớn tuổi. Bệnh nhân nhiễm biến chủng mới chủ yếu cảm thấy mệt mỏi và đau nhức cơ thể. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ tác động của biến chủng đối với người lớn tuổi mắc các bệnh nền như tiểu đường hoặc bệnh tim.

“Vẫn còn sớm để đưa ra kết luận, vì tình hình chưa chắc đã thực sự tồi tệ. Tại thời điểm này, điều quan trọng là phải thu thập thông tin chứ không phải suy đoán”, giáo sư Mevorach cho biết.

Bộ trưởng Y tế Israel Nitzan Horowitz ngày 28/11 cho biết, nước này đã chuẩn bị sẵn sàng cho sự xuất hiện của một biến chủng mới trong thời gian qua. “Nhờ có sự chuẩn bị và duy trì các biện pháp phòng ngừa và giám sát, chúng ta đã nhanh chóng khoanh vùng được biến chủng này. Vấn đề này đang được kiểm soát, và không có lý do gì để hoảng sợ”, ông Horowitz nói thêm.

Thận trọng nhưng không hoảng sợ

Video đang HOT

Siêu biến thể omicron có đang bị thổi phòng quá mức - Hình 2

Nhiên viên trạm xăng ở Nam Phi đứng cạnh biển cảnh báo về chủng virs mới (Ảnh: AP).

Biến chủng Omicron được phát hiện lần đầu ở khu vực phía nam châu Phi từ giữa tháng 11. Kết quả giải trình tự gen cho thấy, Omicron chứa đến 50 đột biến, trong đó có 32 đột biến trên protein gai, gấp đôi số đột biến của chủng Delta.

Chuyên gia Samiran Panda, Trưởng khoa Dịch tễ học và bệnh truyền nhiễm của Hội đồng Nghiên cứu Y học Ấn Độ (ICMR) cho biết, những thay đổi về cấu trúc của virus mà thế giới đã phát hiện ra với biến chủng Omicron không nhất thiết làm thay đổi chức năng đáng lo ngại nào.

“Nó có thể không gây chết người hoặc khiến cho bệnh nặng hơn nhưng tới thời điểm này không có dữ liệu như vậy và tất nhiên chúng ta vẫn phải chờ xem. Không cần thiết phải hoảng loạn, mọi người dân nên tập trung vào tiêm chủng đầy đủ vaccine ngừa Covid-19 và đảm bảo tuân thủ các biện pháp phòng dịch. Nếu phần lớn dân số được tiêm đủ 2 liều vaccine, đó sẽ là bước tiến lớn về y tế công cộng. Ngoài ra, cũng cần củng cố việc tầm soát, giải trình tự gen virus với du khách quốc tế”, chuyên gia Panda nói.

Ông nhấn mạnh: “Du khách quốc tế cần được xét nghiệm và giám sát chặt bởi virus mang biến chủng mới có thể xâm nhập theo dòng người di chuyển toàn cầu. Nhiều nước đã xuất hiện biến chủng Omicron, nhưng số ca vẫn rất ít. Tôi chưa thể nói rằng Omicron lây lan mạnh hơn. Chúng ta cần đánh giá một cách thận trọng và thời gian sẽ làm sáng tỏ”.

Các chuyên gia Nam Phi cũng cho rằng, hầu hết các ca nhiễm Omicron có triệu chứng không nghiêm trọng, vì vậy người dân không nên hoảng sợ, nhưng vẫn cần thận trọng khi còn quá ít dữ liệu về biến chủng nào. Người dân được khuyến cáo nên chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ, đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết của tiêm chủng vaccine.

Chuyên gia Peter Collignon, giáo sư về các bệnh truyền nhiễm và là nhà vi sinh vật học tại Đại học Quốc gia Australia (ANU), thừa nhận có những lo ngại rằng vaccine có thể không hiệu quả đối với biến chủng Omicron mới. Tuy nhiên, ông cho biết hiện chưa có bằng chứng để đưa ra kết luận như vậy.

Giáo sư Collignon nói với đài ABC rằng, các loại vaccine Covid-19 đã được phê duyệt vẫn có khả năng chống lại biến chủng Omicron. Chuyên gia Australia cho biết, nếu nhìn vào tỷ lệ tử vong và nhập viện trên toàn thế giới, thì vaccine “vẫn rất hiệu quả trong việc đối phó với mọi biến chủng từng xuất hiện từ trước đến nay”.

“Cho đến nay chúng ta không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy vaccine không có hiệu quả trong việc chống lại dịch bệnh này” – chuyên gia Peter Collignon, giáo sư về các bệnh truyền nhiễm và là nhà vi sinh vật học tại Đại học Quốc gia Australia (ANU).

Giám đốc Viện Quốc gia về Dị ứng và Các bệnh Truyền nhiễm của Mỹ, Cố vấn Y tế trưởng Anthony Fauci, đã nói với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại cuộc họp hôm 29/11 rằng, mũi vaccine tăng cường sẽ mang lại sự bảo vệ “đáng tin cậy nhất” trước biến chủng Omicron.

Giáo sư Collignon nhận định sự xuất hiện của các biến chủng mới là điều đáng quan tâm, nhưng cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng các biến chủng này và không nên quá sợ hãi.

“Hiện tại, chúng ta chưa có bằng chứng xác thực cho thấy khả năng phòng vệ mà chúng ta đang có, chủ yếu là vaccine, hoặc mức độ nghiêm trọng của biến chủng, còn tồi tệ hơn những gì chúng ta đã thấy trước đây. Vì vậy, tôi nghĩ chúng ta phải cẩn trọng, nhưng theo quan điểm của tôi, không nên để nỗi sợ hãi dẫn đến các quyết định thái quá”, ông Collignon nói.

Siêu biến thể omicron có đang bị thổi phòng quá mức - Hình 3

Chủng virus mới đã lan ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt tại châu Âu (Ảnh minh họa: Reuters).

Theo giáo sư Collignon, cần có các tiêu chí thuyết phục hơn để lý giải cho việc áp dụng các lệnh cấm đi lại, bắt buộc cách ly tại khách sạn và các biện pháp cứng rắn khác để đối phó với dịch bệnh.

Chuyên gia Australia cho rằng mức độ sợ hãi của công chúng đang lớn hơn so với rủi ro thực sự của biến chủng.

“So với một năm trước, Australia đang ở trong tình thế tốt hơn nhiều. Chúng ta đã có vaccine với hiệu quả cao để đối phó với mọi biến chủng xuất hiện từ trước đến nay. Mọi thứ đều đang thuận lợi cho chúng ta”, ông Collignon nói.

Nhà dịch tễ học Catherine Bennett nói với ABC News rằng có những dấu hiệu lạc quan về biến chủng Omicron, bao gồm việc biến chủng này chỉ gây ra tình trạng bệnh nhẹ, nhưng cũng có những dấu hiệu cho thấy biến chủng này có khả năng lây nhiễm cao hơn.

Bà Bennett cho rằng cần có thêm bằng chứng để xác định khả năng lây nhiễm và mức độ nghiêm trọng của chủng virus, đồng thời tìm hiểu mức độ hiệu quả của các loại vaccine đã được phê duyệt.

Về phía WHO, mặc dù xếp Omicron vào nhóm “đáng lo ngại”, nhưng cơ quan này cho biết vẫn chưa rõ liệu nó có khả năng lây nhiễm cao hơn so với các biến chủng trước đây của virus SARS-CoV-2 hay không hoặc có thể gây ra bệnh nặng hơn không. WHO dẫn lại bằng chứng sơ bộ cho thấy, nguy cơ tái nhiễm với biến chủng mới có thể cao hơn so với các biến chủng khác của SARS-CoV-2. Tuy nhiên, WHO cũng nhấn mạnh rằng, để hiểu được mức độ nghiêm trọng của Omicron sẽ mất từ vài ngày cho đến vài tuần.

Thông cáo ngày 28/11 của WHO nêu rõ, việc hạn chế đi lại toàn cầu có thể đóng vai trò giúp giảm đà lây lan Covid-19, nhưng cũng “tạo ra gánh nặng cuộc sống và mưu sinh”. WHO khuyến cáo các nước đưa ra các biện pháp ứng phó dựa trên cơ sở khoa học và các đánh giá rủi ro.

Toàn cảnh cơn địa chấn siêu biến thể Omicron làm đảo lộn thế giới

Việc phát hiện siêu biến thể Omicron làm dấy lên lo ngại toàn cầu về khả năng né vaccine, dẫn đến làn sóng cấm hoặc hạn chế đi lại và bán tháo trên thị trường khi các nhà đầu tư sợ rằng Omicron có thể ngăn chặn sự phục hồi toàn cầu sau đại dịch kéo dài gần hai năm

Toàn cảnh cơn địa chấn siêu biến thể Omicron làm đảo lộn thế giới - Hình 1

Người dân mua sắm ở London ngày Black Friday trong bối cảnh biến thể Omicron đã lây lan tới Anh. Ảnh: AFP

Những điều cần biết về siêu biến thể Omicron

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) coi Omicron là biến thể COVID-19 đáng quan tâm mới nhất. Omicron lần đầu tiên được phát hiện ở Nam Phi hôm 24.11 nhưng cũng đã được tìm thấy ở Bỉ, Botswana, Đức, Hong Kong (Trung Quốc), Israel, Italia, Czech và Vương quốc Anh, có nghĩa là biến thể đã lan rộng nhanh chóng.

Mặc dù các nhà khoa học sẽ mất vài tuần để hiểu về biến thể Omicron, bao gồm cả tốc độ lây lan và mức độ nghiêm trong khi lây nhiễm, song WHO đã dán nhãn Omicron là "biến thể cần quan tâm", có nghĩa là nó có thể lây lan nhiều hơn, độc lực hơn hoặc có thể kháng những loại vaccine mà thế giới đã sử dụng.

Thông tin thêm về biến thể mới chắc chắn sẽ xuất hiện trong những ngày và tuần tới, nhưng dưới đây là những gì các chuyên gia đang nói cho đến nay.

Bằng chứng ban đầu cho thấy biến thể Omicron rất dễ lây lan, có thể nhiều hơn biến thể Delta. Với hơn 30 đột biến trên protein gai, Omicron có thể dễ lây hơn và có nhiều cơ chế hơn để tránh miễn dịch đã được tạo ra bởi vaccine hoặc lây nhiễm trước đó.

Theo Tiến sĩ Angelique Coetzee, người đứng đầu Hiệp hội Y tế Nam Phi, cho đến nay, các trường hợp biến thể này chủ yếu xuất hiện ở những người trẻ tuổi, khiến họ kiệt sức và đau nhức cơ thể. "Chúng tôi không nói về những bệnh nhân có thể đến thẳng bệnh viện và nhập viện" - bà nói với BBC.

So với đỉnh đại dịch, các ca bệnh ở Nam Phi hiện nay tương đối thấp. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn chứng kiến ​​sự gia tăng đáng kể về số ca nhiễm mới: Vào ngày 26.11, Nam Phi đã báo cáo 2.828 ca nhiễm COVID-19 mới, với 90% trong số đó có khả năng do biến thể Omicron gây ra - theo AP.

Theo tạp chí Nature, sự tái nhiễm cũng là mối quan tâm đối với biến thể mới, nhưng ở giai đoạn đầu này, rất khó để biết khả năng tái nhiễm hoặc lây nhiễm đột phá thực sự là như thế nào.

Tiến sĩ Richard Lessells, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học KwaZulu-Natal ở Durban, Nam Phi, nói: "Khả năng đột biến khiến chúng tôi lo ngại, nhưng bây giờ chúng tôi cần phải làm việc để hiểu tầm quan trọng của biến thể này và ý nghĩa của nó đối với việc ứng phó với đại dịch".

Tiến sĩ Leana Wen, giáo sư về sức khỏe cộng đồng tại Đại học George Washington, nói với CNN rằng, cũng chưa rõ liệu các phương pháp điều trị như kháng thể đơn dòng - và phương pháp điều trị bằng thuốc viên mới của Pfizer và Merck - có hiệu quả đối với biến thể Omicron hay không, cũng như chưa rõ độc lực của biến thể mới, hoặc nó sẽ làm những người bị nhiễm bệnh như thế nào.

Theo WHO, trường hợp biến thể Omicron được biết đến sớm nhất là vào ngày 9.11 và đột biến lần đầu tiên được phát hiện vào ngày 24.11 tại Nam Phi, nơi có hệ thống phát hiện tiên tiến. Trong khi biến thể Delta vẫn là dòng chiếm ưu thế trên toàn thế giới và chiếm 99,9% các trường hợp ở Mỹ, việc phát hiện ra biến thể Omicron diễn ra trùng hợp với sự gia tăng đột biến ở các ca nhiễm ở Nam Phi - tăng 1.124% trong hai tuần qua, theo New York Times.

Toàn cảnh cơn địa chấn siêu biến thể Omicron làm đảo lộn thế giới - Hình 2
Du khách xếp hàng tại quầy làm thủ tục ở sân bay quốc tế OR Tambo, Johannesburg, Nam Phi, ngày 27.11.2021, sau khi một số quốc gia áp dụng các hạn chế du lịch mới do phát hiện ra biến thể Omicron. Ảnh: AFP

Tuy nhiên, biến thể có khả năng lây lan rộng hơn nhiều so với Nam Phi, theo chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ, Tiến sĩ Anthony Fauci.

Các chính phủ đang làm gì để ngăn chặn biến thể mới?

Ngày 26.11, Tổng thống Joe Biden đã công bố những hạn chế đi lại mới đối với 8 quốc gia Châu Phi gồm: Lesotho, Nam Phi, Eswatini, Namibia, Zimbabwe, Mozambique, Malawi và Botswana, có hiệu lực từ ngày 29.11. Lệnh cấm đi lại có thể giúp chính phủ có thời gian tìm hiểu thêm về biến thể cũng như bảo vệ người dân tốt hơn.

Các quốc gia khác - Anh, Singapore, Israel, Pháp và Đức - cũng đang hạn chế việc đi lại từ các quốc gia ở miền nam Châu Phi trong nỗ lực ngăn chặn biến thể mới, bất chấp những lời chỉ trích từ chính phủ Nam Phi. Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 27.11 đã công bố các bước mới để ngăn chặn biến thể. Israel cho biết sẽ cấm nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài và tái áp dụng việc theo dõi sự lây lan của virus.

Toàn cảnh cơn địa chấn siêu biến thể Omicron làm đảo lộn thế giới - Hình 3
Tiêm vaccine COVID-19 cho người dân tại thị trấn Bhambayi, phía Bắc Durban, Nam Phi. Ảnh: AFP

Người dân nên làm gì?

Tiến sĩ Anthony Fauci nói với tờ New York Times rằng sẽ không thể ngăn chặn sự lây nhiễm siêu biến thể Omicron, nhưng vấn đề là có thể làm chậm nó không?

Mặc dù vẫn còn nhiều điều chưa biết về biến thể Omicron, nhưng các chuyên gia đồng ý rằng đó là một sự phát triển đáng lo ngại trong đại dịch COVID-19.

Tiến sĩ Ashish Jha, hiệu trưởng Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Brown, nói với PBS: "Chúng tôi đã thấy các biến thể xuất hiện và mất đi, và cứ sau hai tháng, chúng tôi lại nghe về một biến thể. Điều này là đáng lo ngại. Nhưng biến thể mới thì khác. Nó có rất nhiều đặc điểm khiến tôi và nhiều người trong chúng tôi lo ngại".

Biến thể Delta, dòng virus chiếm ưu thế hiện nay, cho thấy khả năng lây truyền cao và khả năng kháng các kháng thể. Nhưng cũng như với Delta, chìa khóa để hạn chế sự lây lan của Omicron phụ thuộc vào hành vi của con người và mức độ sẵn sàng của mọi người trong việc thực hiện các phản ứng về sức khỏe cộng đồng đã được chứng minh.

Ngăn chặn sự lây lan cũng đồng nghĩa với việc ngăn chặn khả năng xuất hiện các đột biến có hại đối với virus. Các đột biến chắc chắn sẽ xảy ra, và nhiều trong số chúng vô hại đối với con người. Tuy nhiên, virus càng có nhiều cơ hội lây lan, thì càng có nhiều cơ hội đột biến thành một biến thể lây lan nhanh hơn, kháng lại các kháng thể và phương pháp điều trị.

Tuy nhiên, các công cụ hiện có vẫn sẽ có hiệu quả trong việc ngăn chặn Omicron - xét nghiệm PCR để phát hiện biến thể. Theo WHO và Francis Collins - giám đốc Viện Y tế Quốc gia Mỹ, "không có dữ liệu tại thời điểm hiện tại cho thấy các loại vaccine hiện tại không có tác dụng với Omicron".

Ngoài ra, đeo khẩu trang và giãn cách xã hội đều là những chiến lược đã được chứng minh để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, cũng như tiêm vaccine COVID-19 và tiêm nhắc lại.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump sẽ bị tuyên án trước khi nhậm chức tổng thốngÔng Trump sẽ bị tuyên án trước khi nhậm chức tổng thống
15:09:14 04/01/2025
Tai nạn máy bay tại Hàn Quốc: Tìm thấy thi thể của tất cả 179 nạn nhânTai nạn máy bay tại Hàn Quốc: Tìm thấy thi thể của tất cả 179 nạn nhân
06:26:59 05/01/2025
Phát hiện mảnh giấy có thể hé lộ những phút cuối cùng của phi công Jeju AirPhát hiện mảnh giấy có thể hé lộ những phút cuối cùng của phi công Jeju Air
06:34:48 04/01/2025
Mật vụ biến dinh Tổng thống Hàn Quốc thành "pháo đài bất khả xâm phạm"Mật vụ biến dinh Tổng thống Hàn Quốc thành "pháo đài bất khả xâm phạm"
15:18:00 04/01/2025
Máy bay Mỹ lao vào tòa nhà có 200 người đang làm việcMáy bay Mỹ lao vào tòa nhà có 200 người đang làm việc
08:10:13 04/01/2025
Tổng thống đắc cử Mỹ kêu gọi 'mở cửa' Biển Bắc cho khai thác dầu khíTổng thống đắc cử Mỹ kêu gọi 'mở cửa' Biển Bắc cho khai thác dầu khí
19:46:48 03/01/2025
Tại sao cảnh sát Hàn Quốc khó bắt giữ Tổng thống Yoon Suk-yeol?Tại sao cảnh sát Hàn Quốc khó bắt giữ Tổng thống Yoon Suk-yeol?
14:16:29 04/01/2025
Chú chó mất hết chủ trong tai nạn máy bay Hàn Quốc được nhận nuôiChú chó mất hết chủ trong tai nạn máy bay Hàn Quốc được nhận nuôi
20:50:50 03/01/2025

Tin đang nóng

Châu Việt Cường ra tù: "Tôi hứa làm một người đàng hoàng tử tế, không ăn chơi sa đọa như ngày xưa"Châu Việt Cường ra tù: "Tôi hứa làm một người đàng hoàng tử tế, không ăn chơi sa đọa như ngày xưa"
14:36:36 05/01/2025
12 giờ khuya, đang thiu thiu ngủ thì chồng gọi dậy rồi thông báo một tin sét đánh khiến tôi bỏ đi trong đêm mưa to gió lớn12 giờ khuya, đang thiu thiu ngủ thì chồng gọi dậy rồi thông báo một tin sét đánh khiến tôi bỏ đi trong đêm mưa to gió lớn
12:33:19 05/01/2025
Nóng: Thiều Bảo Trâm chia tay bạn trai kém tuổiNóng: Thiều Bảo Trâm chia tay bạn trai kém tuổi
11:46:22 05/01/2025
Vợ Phan Mạnh Quỳnh xuất hiện trên màn hình led khiến ai nấy sốc vì visual xinh như Hoa hậu!Vợ Phan Mạnh Quỳnh xuất hiện trên màn hình led khiến ai nấy sốc vì visual xinh như Hoa hậu!
11:50:37 05/01/2025
Đây là lý do Thiều Bảo Trâm và bạn trai kém tuổi chia tay?Đây là lý do Thiều Bảo Trâm và bạn trai kém tuổi chia tay?
14:28:06 05/01/2025
Vợ sao nam Vbiz lộ khoảnh khắc kinh khủng sau sinh: Khóc nấc đau đớn vì 1 lý doVợ sao nam Vbiz lộ khoảnh khắc kinh khủng sau sinh: Khóc nấc đau đớn vì 1 lý do
14:31:20 05/01/2025
Chồng ngoại tình vợ đau khổ bỏ về ngoại thì mẹ chồng nắm chặt tay: 'Mẹ sẽ khiến 2 đứa kia phải quỳ gối xin lỗi con'Chồng ngoại tình vợ đau khổ bỏ về ngoại thì mẹ chồng nắm chặt tay: 'Mẹ sẽ khiến 2 đứa kia phải quỳ gối xin lỗi con'
12:26:56 05/01/2025
Phương Oanh nhảy xuất thần làm giám khảo quốc tế 'nổi da gà'Phương Oanh nhảy xuất thần làm giám khảo quốc tế 'nổi da gà'
12:02:39 05/01/2025

Tin mới nhất

Các sân bay Hàn Quốc bị giám sát chặt chẽ và đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu

Các sân bay Hàn Quốc bị giám sát chặt chẽ và đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu

16:16:14 05/01/2025
Cuộc khủng hoảng an toàn này bắt nguồn từ sự gia tăng của các sân bay địa phương được thiết kế kém. Khi số lượng hành khách giảm dần, thâm hụt tài chính tăng lên, dẫn đến cơ sở hạ tầng an toàn xuống cấp.
Châu Phi bước vào kỷ nguyên xung đột mới

Châu Phi bước vào kỷ nguyên xung đột mới

13:23:19 05/01/2025
Như phân tích của công ty tư vấn rủi ro chính trị Verisk Maplecroft, hành lang xung đột hiện nay trải dài khoảng 6200 km, chiếm 10% tổng diện tích của châu Phi cận Sahara.
Nhiều doanh nghiệp công nghệ mạnh tay chi cho lễ nhậm chức của ông Trump

Nhiều doanh nghiệp công nghệ mạnh tay chi cho lễ nhậm chức của ông Trump

13:20:03 05/01/2025
Thời điểm Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức đang cận kề. Danh sách các tập đoàn, doanh nhân hàng đầu thế giới chi hàng chục triệu USD cho quỹ nhậm chức của ông ngày càng nối dài và dường như vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Cơ quan Liên hợp quốc khẳng định tiếp tục hoạt động tại Gaza sau lệnh cấm của Israel

Cơ quan Liên hợp quốc khẳng định tiếp tục hoạt động tại Gaza sau lệnh cấm của Israel

13:14:47 05/01/2025
Trước đó vào ngày 28/10, Quốc hội Israel (Knesset) đã thông qua đạo luật cấm UNRWA hoạt động trên lãnh thổ nước này vì cáo buộc liên quan đến hỗ trợ khủng bố và đạo luật sẽ có hiệu lực trong tháng 1 này.
Nóng trong tuần: Thế giới tưng bừng đón năm mới, kinh tế giữ nhịp tăng trưởng và khai phá hướng đi mới

Nóng trong tuần: Thế giới tưng bừng đón năm mới, kinh tế giữ nhịp tăng trưởng và khai phá hướng đi mới

13:12:14 05/01/2025
Người dân khắp thế giới đã cùng nhau chào đón năm mới 2025 với không khí tưng bừng, náo nhiệt và nhiều kỳ vọng về một năm mới tốt đẹp hơn.
Lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc qua chương trình 'Xuân Quê hương' tại Nhật Bản

Lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc qua chương trình 'Xuân Quê hương' tại Nhật Bản

13:09:12 05/01/2025
Tham dự lễ hội có ông Ngô Trịnh Hà, Tổng Lãnh sự Osaka tại Nhật Bản, đại diện chính quyền Osaka, đông đảo cộng đồng người Việt Nam và bạn bè Nhật Bản.
Năm 2025 khó khăn của Ukraine

Năm 2025 khó khăn của Ukraine

13:05:22 05/01/2025
Theo Natia Seskuria, chuyên gia từ RUSI (Viện Nghiên cứu an ninh và quốc phòng có trụ sở tại Anh), Tổng thống Putin đang có cơ hội đàm phán ở thế mạnh và kỳ vọng sẽ nhận được sự nhượng bộ từ Ukraine với sự ủng hộ từ chính quyền Trump.
Thủ lĩnh HTS Syria đề nghị Mỹ ép Israel rút quân khỏi vùng đệm

Thủ lĩnh HTS Syria đề nghị Mỹ ép Israel rút quân khỏi vùng đệm

12:22:20 05/01/2025
Tuy nhiên, giới chức Israel tuyên bố chưa nhận được yêu cầu chính thức nào và khẳng định sự hiện diện của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tại khu vực biên giới là cần thiết để đảm bảo an ninh.
Bộ Tư pháp Mỹ phản đối kế hoạch 'cứu' TikTok của ông Trump

Bộ Tư pháp Mỹ phản đối kế hoạch 'cứu' TikTok của ông Trump

07:02:11 05/01/2025
Tuần trước, ông Trump đã đệ trình một bản tóm tắt pháp lý, lập luận rằng ông cần có thời gian sau khi nhậm chức vào ngày 20/1 để tìm ra một giải pháp chính trị cho vấn đề này. Tòa án dự kiến sẽ nghe các lập luận trong vụ việc vào ngày 1...
Chiến lược dầu mỏ của Ấn Độ thời chính quyền Trump 2.0

Chiến lược dầu mỏ của Ấn Độ thời chính quyền Trump 2.0

06:58:20 05/01/2025
Theo dự báo của OPEC, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ tăng từ 102 triệu thùng/ngày năm 2023 lên 120 triệu thùng/ngày vào năm 2050, trong đó riêng Ấn Độ sẽ chiếm tới 8 triệu thùng/ngày.
Giới chuyên gia dự đoán giá khí đốt toàn cầu trong năm 2025

Giới chuyên gia dự đoán giá khí đốt toàn cầu trong năm 2025

06:53:26 05/01/2025
Ông Sergey Kaufman, nhà phân tích của Công ty Dịch vụ tài chính Finam, dự đoán giá khí đốt trung bình tại châu Âu sẽ tăng vừa phải, đạt mức 420 USD/1.000m3.
Những kịch bản tiếp theo khi Tổng thống bị luận tội Hàn Quốc chống lệnh bắt giữ

Những kịch bản tiếp theo khi Tổng thống bị luận tội Hàn Quốc chống lệnh bắt giữ

06:32:15 05/01/2025
Tuy nhiên, quyền tổng thống đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ đảng của mình vì đã bổ nhiệm hai thẩm phán mới để lấp đầy 2/3 vị trí còn khuyết trong Tòa án Hiến pháp.

Có thể bạn quan tâm

Dự báo chiếc quần jeans sẽ 'cháy hàng' trong năm 2025

Dự báo chiếc quần jeans sẽ 'cháy hàng' trong năm 2025

Thời trang

16:09:56 05/01/2025
Đừng quên rằng những chiếc quần jeans, denim tiếp tục là điểm khởi đầu quan trọng cho mọi bộ sưu tập (BST) và tủ quần áo hiện đại nhờ cảm hứng từ phong cách đường phố.
Đường tình của Soobin: Nghi vấn hẹn hò Hoa hậu, từng thừa nhận là 'dân chơi'

Đường tình của Soobin: Nghi vấn hẹn hò Hoa hậu, từng thừa nhận là 'dân chơi'

Sao việt

16:06:37 05/01/2025
Trước khi vướng tin đồn hẹn hò với Thanh Thủy, Soobin Hoàng Sơn khá kín tiếng về chuyện tình cảm. Anh từng được cho là hẹn hò với một số mỹ nhân showbiz nhưng đều không lên tiếng xác nhận.
Án mạng đau lòng giữa 2 người đồng nghiệp

Án mạng đau lòng giữa 2 người đồng nghiệp

Pháp luật

15:21:07 05/01/2025
Sau khi lời qua tiếng lại, nam thanh niên chạy về nhà mang dao đến dọa chém nhưng bị đồng nghiệp đâm tử vong.
Thót tim khoảnh khắc bé trai bất ngờ rơi xuống hồ cá Koi trong khuôn viên nhà, clip 40 giây khiến nhiều người tranh cãi vì 1 chi tiết

Thót tim khoảnh khắc bé trai bất ngờ rơi xuống hồ cá Koi trong khuôn viên nhà, clip 40 giây khiến nhiều người tranh cãi vì 1 chi tiết

Netizen

15:16:15 05/01/2025
Ngày 5/1, đoạn clip ghi lại vụ việcbất ngờ của 1 em nhỏ khi không may ngã xuống hồ cá Koi trong khuôn viên nhà đã khiến nhiều người không khỏi thót tim.
Đi soi cá, phát hiện bộ xương người dưới mương nước ở Hóc Môn

Đi soi cá, phát hiện bộ xương người dưới mương nước ở Hóc Môn

Tin nổi bật

15:12:24 05/01/2025
Công an huyện Hóc Môn phối hợp với các đơn vị liên quan phong tỏa hiện trường khám nghiệm điều tra. Đến hơn 1 giờ ngày 5-1, cơ quan chức năng rời khỏi hiện trường.
Sao Hàn 5/1: EXO tái hợp vào cuối năm 2025

Sao Hàn 5/1: EXO tái hợp vào cuối năm 2025

Sao châu á

15:03:29 05/01/2025
Lee Sang Woo tiết lộ cuộc sống hôn nhân với ác nữ Kim So Yeon; Lay tiết lộ thời điểm EXO tái hợp đủ thành viên vào cuối năm 2025.
Hot: Dược Sĩ Tiến debut làm ca sĩ, nói câu gây giật mình về Kỳ Duyên

Hot: Dược Sĩ Tiến debut làm ca sĩ, nói câu gây giật mình về Kỳ Duyên

Nhạc việt

14:50:51 05/01/2025
Dược Sĩ Tiến nói anh rất run vì quyết định đột ngột làm đêm nhạc này. Tuy nhiên, anh vẫn muốn mời tất cả những người thân thiết đến xem mình hát.
Khoảnh khắc chồng gõ cửa vào đêm cuối cùng trước phiên tòa ly hôn lại là bước ngoặt của cuộc đời tôi

Khoảnh khắc chồng gõ cửa vào đêm cuối cùng trước phiên tòa ly hôn lại là bước ngoặt của cuộc đời tôi

Góc tâm tình

14:44:51 05/01/2025
Năm năm hôn nhân với anh là một chuỗi những cung bậc cảm xúc lẫn lộn: từ yêu thương, hạnh phúc đến khổ đau và nuối tiếc.
When the Phone Rings phá kỷ lục rating, bùng nổ MXH vì cái kết "10 điểm không có nhưng"

When the Phone Rings phá kỷ lục rating, bùng nổ MXH vì cái kết "10 điểm không có nhưng"

Phim châu á

14:42:46 05/01/2025
Bộ phim đưa người xem trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau từ đau buồn, thương cảm, hồi hộp rồi vỡ oà trong hạnh phúc.
Phương Thanh hát cải lương, Bùi Lan Hương gây sốt khi phổ nhạc thơ Hồ Xuân Hương

Phương Thanh hát cải lương, Bùi Lan Hương gây sốt khi phổ nhạc thơ Hồ Xuân Hương

Tv show

13:35:10 05/01/2025
Chương trình Chị đẹp đạp gió 2024 chính thức bước vào giai đoạn 3 - Đường đua thử thách về đích, với hai đường đua riêng biệt do Mỹ Linh và Thu Phương làm chủ.
Nữ tu Brazil trở thành người già nhất thế giới

Nữ tu Brazil trở thành người già nhất thế giới

Lạ vui

13:04:42 05/01/2025
Bà Inah Canabarro Lucas, một nữ tu sĩ người Brazil, đã được xác nhận là người sống thọ nhất thế giới ở tuổi 116, sau khi người giữ kỷ lục trước đó qua đời.