Siêu bầy đàn kiến làm tổ 38 km, có thể xâm chiếm thế giới
Cuộc khảo sát sinh học tại một trong những khu rừng cổ xưa ở Ethiopia mới đây đã phát hiện đàn siêu kiến Lepisiota canescens làm tổ dài tới 38 km, đe dọa xâm chiếm thế giới.
Kích thướng phóng to của loài kiến Lepisiota canescens.
Theo Daily Mail, loài kiến Lepisiota canescens có dấu hiệu phát triển hình thái bầy đàn khổng lồ. Trên Trái đất hiện chỉ có 20 loài kiến trên thế giới có khả năng tạo nên siêu bầy đàn. Siêu bầy đàn có thể bao gồm hàng triệu chiếc tổ và hàng tỷ con kiến thợ.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học phát hiện mạng lưới tổ kiến dài tới 38 km. Bằng chứng về các siêu bầy đàn kiến Lepisiota canescens được phát hiện trong những khu rừng thuộc sở hữu của nhà thờ Tewahedo dòng Chính thống giáo Ethiopia. Phần lớn các khu rừng đều biệt lập, bao quanh là cánh đồng trống và đất nông nghiệp.
Kiến Lepisiota canescens có thể xây tổ dài đến 38 km.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu quan sát siêu bầy đàn kiến Lepisiota canescens chiều hướng mở rộng ngoài ranh giới khu rừng, tiến vào khu vực nông nghiệp lân cận, dọc theo những con đường mới được xây dựng và các khu vực đô thị ở Ehiopia. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Insectes Sociaux, xuất bản tháng 11 năm nay.
“Loài kiến chúng tôi tìm thấy ở Ethiopia có khả năng cao trở thành sinh vật bầy đàn xâm lấn trên toàn cầu”, Magdalena Sorger, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ ở Bảo tàng Khoa học Tự nhiên North Carolina (Mỹ) cho biết.
Sorger cảnh báo, đây có thể mới chỉ là sự bắt đầu. Sinh vật xâm lấn thường lan rộng cùng với hoạt động di chuyển của con người. Trong trường hợp này là hoạt động du lịch và mở rộng thương mại toàn cầu ở Ethiopia.
Các nhà nghiên cứu tin rằng loài kiến Lepisiota canescens có khả năng xâm lấn toàn cầu.
“Khả năng loài kiến này &’đi nhờ’ trong cây trồng hoặc hành lý của con người là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Một con kiến chúa mang bầu có thể là khởi nguồn cho tổ kiến hàng chục km hoặc lớn hơn ở những nơi mà chúng xuất hiện”, Sorger nói.
Nhóm nghiên cứu tin rằng, khu rừng cổ xưa ở Ethiopia có thể là khởi nguồn cho loài kiến với khả năng xâm lấn toàn cầu. “Chúng ta cần phải biết mọi thứ về loài sinh vật này trước chúng bắt đầu xâm chiếm thế giới”, Sorger cảnh báo.
Theo Đăng Nguyễn – Daily Mail (Dân Việt)
Nhiều người thiệt mạng vì bị giẫm đạp ở Ethiopia
Hàng chục người được cho là đã thiệt mạng và bị thương ở Ethiopia sau khi lực lượng an ninh nổ súng vào một cuộc biểu tình.
Một người bị thương nằm chờ được hỗ trợ trong lễ hội tại vùng Oromia, Ethiopia. Ảnh: Reuters
Sự cố xảy ra khi hàng nghìn người đang tham dự một lễ hội tôn giáo ở Bishoftu, vùng Oromia, cách thủ đô Addis Ababa 40 km, hôm nay, BBCđưa tin.
Theo một số nguồn tin, các binh sĩ đã được điều động sau khi những người biểu tình chống chính phủ ném đá và chai lọ, trong khi những người khác cho hay cuộc biểu tình hoàn toàn ôn hòa.
Chính phủ Ethiopia cho biết trong một thông cáo rằng "nhiều người đã mất mạng" và thêm rằng "những người chịu trách nhiệm sẽ phải đối mặt với công lý".
Lực lượng an ninh nỗ lực ngăn chặn người biểu tình. Ảnh: Reuters
Jawar Mohamed, một nhà hoạt động, cho hay gần 300 người đã thiệt mạng. Quân đội và một trực thăng đã nã đạn khiến mọi người ngã xuống vách đá và xuống hồ. Hiện chưa thể xác nhận thông tin này.
Các cuộc ẩu đả gây chết người đã diễn ra nhiều tháng nay ở Ethiopia khi người dân bức xúc về các vấn đề chính trị và kinh tế.
Anh Ngọc
Theo VNE
Kiếm sống ở nơi nóng nhất thế giới Ở nơi nắng nóng lên tới 60 độ C, người dân Ethiopia vẫn miệt mài khai thác muối với thu nhập chỉ 6,5 USD một ngày. Trong chuyến đi tới vùng tam giác Afar, châu Phi, nhiếp ảnh gia kiêm nhà quay phim chuyên nghiệp Joel Santos đã lưu lại hình ảnh lao động vất vả của những người thợ mỏ muối Ethiopia....