Siêu bão xuất hiện gần biển Đông
Ngoài khơi Philippines xuất hiện siêu bão Meranti cấp 18, nhiều khả năng hướng về Trung Quốc.
Trung tâm dự báo khí tượng và thủy văn Trung ương cho biết, 13h ngày 13/9, bão cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 300 km về phía đông bắc, sức gió mạnh nhất 220 km/h (cấp 17), giật trên cấp 17.
Với hướng tây tây bắc, vận tốc 20 km/h, đến 13h ngày 14/9, bão trên vùng biển đông bắc biển Đông với cường độ gió không giảm.
Hình ảnh vệ tinh bão. Ảnh: NCHMF.
Sau đó, bão đổi hướng tây bắc, vận tốc 15 – 20 km/h, trên đất liền phía đông tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) lúc 13h ngày 15/9, với sức gió mạnh nhất 150 km/h (cấp 13). Hoàn lưu bão sẽ gây gió mạnh lên cấp 10-14 ở đông bắc biển Đông.
Để chủ động ứng phó với bão, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã có công điện gửi các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh thông báo cho các chủ phương tiện phòng tránh bão, ra khỏi khu vực nguy hiểm trong 24 giờ tới; đồng thời sẵn sàng lực lượng phương tiện kịp thời ứng phó với bão.
Video đang HOT
Đài dự báo Hong Kong cho thấy bão sẽ đi vào Trung Quốc. Ảnh: HKO.
Nếu vào biển Đông thì đây sẽ là cơn bão số 5 trong năm nay. Trước đó, tối 12/9, bão số 4 đã ảnh hưởng đến các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Theo Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai, tại Quảng Ngãi có 2 tàu thuyền với 6 lao động mắc cạn tại Cửa Đại.
Phạm Hương
Theo VNE
Bão Dianmu khác Mirinae thế nào
Cùng cường độ cấp 8-10 khi đổ bộ đất liền, nhưng Dianmu không có thời gian duy trì lâu như Mirinae, nên người dân có cảm giác khác nhau về hai cơn bão.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai ngày 20/8, ông Trần Quang Hoài, Tổng cục phó Thủy lợi cho biết bên cạnh cảnh báo từ trung ương thì ngư dân còn dựa vào kinh nghiệm để biết bão lớn hay không. Về Dianmu theo họ là dự báo đúng đường đi, vùng ảnh hưởng và lượng mưa, nhưng về gió giật không mạnh đến 12-14. "Dự báo là cơ sở để Ban chỉ đạo đưa xuống địa phương, nếu không sát thực tế thì rất khó có niềm tin của người dân", ông Hoài nói.
Ông Nguyễn Anh Dũng, Trưởng phòng Phòng chống thiên tai, Văn phòng Ủy ban tìm kiếm cứu hộ cứu nạn cũng phản ánh nhiều cán bộ được cử xuống Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình không cảm nhận được bão nên lúc 15h ngày 19/8 còn điện về hỏi bão thế nào. Trong khi đó bão đang hoành hành, Hà Nội mưa to.
Đồng tình hai ý kiến trên, thiếu tướng Nguyễn Văn Nam, Phó tư lệnh Bộ đội biên phòng cho rằng cần nâng cao chất lượng dự báo. Ông trực tiếp gọi điện tới Bạch Long Vĩ, Cát Bà và các tỉnh miền Trung đều phản ánh không có bão.
Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Nông nghiệp, Trưởng ban Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, đề nghị trung tâm khí tượng cần kết hợp xử lý thông tin của các đài quốc tế để rút kinh nghiệm và nâng cao hơn nữa về cơ sở vật chất, từ đó đánh giá tốt hơn phổ hoạt động của bão.
"Tuy nhiên, không thể nói đây là cơn bão quá nhẹ. Bởi tại Thái Bình, triều cường toàn bộ tuyến đê bao ở Thái Bình lên rất cao gây ra tác hại đáng kể. Nhiều vùng ven biển sóng lên cao bờ kè", ông Cường nói.
Đại diện cơ quan khí tượng, ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng và thủy văn quốc gia, đánh giá Trung tâm đã dự báo sat vơi thưc tê vê thơi gian va khu vưc bao đô bô, anh hương trưc tiêp. Về cấp độ gió mạnh và gió giật trong bão, cac ban tin dư bao cua trung tâm trươc 24-48h cho thấy bao co sưc gio manh nhât câp 10-11, giât câp 12-14, tương đôi phu hơp vơi thưc tê khi bao ơ giưa vinh Băc Bô (gio manh câp 10, giât câp 12).
Cac bản tin trươc tư 12 đến 24h đa liên tuc câp nhât vê câp đô bao va gio giât manh trong bao, cang gân luc bao đô bô cang sat vơi thưc tê hơn (gio manh câp 9-10, giât câp 10-12). Cac khu vưc sâu trong đât liên thuôc đông băng Băc Bô cung đươc canh bao bi anh hương cua bao.
Cây đổ đè lên ôtô trên đường Hai Bà Trưng (Hà Nội). Ảnh: Nam Nguyễn.
Sự khác biệt giữa Dianmu và Mirinae
Nhận định hai cơn bão đều có cường độ gió tương đương khoảng cấp 8-10, nhưng theo ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm khí tượng và thủy văn trung ương, thì có sự khác biệt là Mirinae gần bờ mới mạnh lên cấp 9-10, còn Dianmu ngoài khơi mạnh cấp 10, khi vào đất liền giảm cấp.
Phân tích thêm về điều kiện khí hậu và thời gian đổ bộ của hai cơn bão, giáo sư Phan Văn Tân (Đại học Khoa học Tự nhiên) cho biết, Mirinae khi đến gần bờ chững lại, một nửa ở đất liền, nửa trên biển. Lúc này hơi nước từ biển - nguồn cung cấp năng lượng cho bão vẫn còn, nước biển lại ấm nên đủ sức nuôi cơn bão mạnh hơn bình thường, tạo gió giật mạnh. Mặt khác, thời gian Mirinae trên đất liền nhiều hơn, khiến người dân vùng ảnh hưởng cảm nhận rõ cơn bão ập tới.
Trong khi đó, Dianmu di chuyển vào đất liền nhanh, không có năng lượng từ biển nuôi dưỡng nên nhanh chóng suy yếu. "Đường đi của bão phụ thuộc vào nội lực của chính nó và môi trường", chuyên gia Tân cho biết thêm.
Theo ông, việc nhiều người phản ánh không thấy bão chỉ là cảm nhận, chứ không dựa trên số liệu đo đạc mà cơ quan khí tượng ghi nhận. "Bão Mirinae khi đổ bộ chững lại, gió quật liên tục nên cảm nhận được gió mạnh ngay, còn lần này gió mạnh đi qua chóng vánh nên khó thấy", giáo sư Tân giải thích và lưu ý gió giật chỉ diễn tức thì và rất khó dự bão, còn gió mạnh là ào ào theo từng đợt, ảnh hưởng tới cả một vùng.
Về lượng mưa, Dianmu khoảng 200-400 mm lớn hơn Mirinae (100-200 mm). Lý giải điều này, giáo sư Tân cho rằng, Dianmu đi từ trên xuống, quệt qua vùng biển có nước nóng bốc hơi mạnh, lượng nước từ bề mặt biển lại dâng cao, tạo khối lượng hơi nước khổng lồ khiến mưa liên tục và rất lớn.
Về quỹ đạo, Dianmu có quỹ đạo trong bán kính rộng và khá loằng ngoằng. Nó được hình thành khá dài từ Thái Bình Dương, vượt qua Quảng Đông (Trung Quốc) rồi móc ngược xuống phía nam, sau đó hơi chếch lên bắc. Theo chuyên gia khí tượng, đa số bão hình thành trên khu vực biển Đông hoặc lân cận, không phải từ ngoài xa Thái Bình Dương thường là cơn bão yếu và di chuyển phức tạp.
Thời gian bão Dianmu đổ bộ là ban ngày, còn Mirinae là ban đêm. Theo kinh nghiệm của nhiều người, bão vào ban đêm thường mạnh hơn ban ngày, hoặc có thể ban đêm im lặng sẽ nghe tiếng gió rít rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, các địa phương chủ động chống bão ban ngày cũng dễ hơn là ban đêm.
Ngoài ra, điểm khác biệt giữa hai cơn bão là trong Mirinae xuất hiện lốc xoáy, nhưng Dianmu thì không nên không có gió giật mạnh khi vào đất liền.
Với những khác biệt trên, thiệt hại của Dianmu không nhiều như với Mirinae. Theo Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, đến 7h ngày 20/8, một người ở Sơn La chết do lũ cuốn, một người mất tích khi qua ngầm tràn ở Bắc Giang, 3 người Hà Nội bị thương. Hàng chục ngôi nhà tốc mái, hư hại, hàng nghìn ha lúa và hoa màu ngập úng, 63 cây cột điện gãy đổ, hư hỏng do bão.
Phạm Hương
Theo VNE
Bão Nida gần biển Đông Chiều 30/7, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão và có tên quốc tế là Nida. Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, lúc 17h bão Nida cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 440 km về phía đông, sức gió mạnh nhất 75 km/h, tương đương cấp 8. Bão sẽ theo hướng tây bắc với vận tốc...