Siêu bão Pam tàn phá “ngoài sức tưởng tượng”
Các nhân viên cứu hộ đã tường thuật sức phá hoại “không thể tin nổi” khi siêu bão nhiệt đới Pam vùi dập thủ đô Port Villa của đảo quốc Vanuatu ở Châu Đại Dương, theo phát biểu của Hội chữ thập đỏ Úc hôm 14-3.
ABC News đưa tin ít nhất 4 người thiệt mạng, trong khi có nguồn tin chưa được xác nhận thông báo số người thiệt mạng vì siêu bão ở Vanuatu lên tới 40 người.
Hội chữ thập đỏ Úc cũng mô tả vắn tắt trên Twitter rằng “sẽ cần đến rất nhiều sự hỗ trợ nhân đạo. Rất nhiều người đã mất nhà cửa. Nơi trú ẩn, thức ăn và nước sạch đang là ưu tiên hàng đầu ở Port Villa”.
Mắt bão Pam có thể nhìn rõ qua ảnh vệ tinh của NASA khi nó tàn phá Vanuatu. Nguồn: CNN
Đến sáng 14-3, các nhà khí tượng cho biết cơn bão đã suy yếu đôi chút nhưng vẫn còn rất mạnh sau nhiều giờ càn quét đảo quốc Vanuatu gây ra gió dữ dội và mưa xối xả. Pam là một trong những cơn bão mạnh nhất từ trước đến nay ở Nam Thái Bình Dương, trước đó cũng đã đổ bổ trực tiếp vào thủ đô Port Villa gây thiệt hại nghiêm trọng.
Video đang HOT
Vào lúc 8 giờ sáng 14-3 theo giờ địa phương, Trung tâm dịch vụ Khí tượng Vanuatu đã cảnh báo “sức gió bão nhiệt đới có sức phá hoại lớn” với vận tốc ước tính lên đến 250 km/giờ ở các tỉnh Shefa và Tafea. Theo dự báo, bão sẽ tiếp tục di chuyển về phía Đông Nam dọc theo rìa các hòn đảo ở Vanuatu và sẽ không đổ bộ trực tiếp vào đất liền thêm lần nào nữa trước khi tan, nhưng vẫn sẽ gây mưa to khi đi qua miền Đông New Zealand vào chủ nhật 15-3 và thứ hai 16-3.
Trước khi bão đổ bộ, các nhân viên cứu hộ đã chuẩn bị lương thực, nước uống, chăn mền và các phương tiện vệ sinh, bếp núc cơ bản cho người dân tại những nơi trú ẩn chắc chắn như nhà thờ và các trường đại học, trong đó các nhà thờ bằng xi-măng được xem là những nơi trú ẩn an toàn nhất với siêu bão cấp 5 mà sức gió có lúc lên tới hơn 300 km/giờ.
Những cây cọ bị gió quật khi siêu bão Pam đổ bộ vào Port Villa hôm 13-3. Nguồn: CNN
Siêu bão Pam là cơn bão mạnh nhất đổ bộ trực tiếp và đất liền kể từ sau khi siêu bão Haiyan đổ bộ vào Philippines năm 2013. Nhiếp ảnh gia Michael McLenna, người đã gọi cơn bão là “con quái vật Vanuatu” cũng đã tường thuật với kênh CNN rằng “sức gió của bão không thể tin nổi”, còn những đoạn phim ông ghi hình được hôm 13-3 đã cho thấy những cây cọ bị quật ngã bởi gió và mưa lớn.
Theo Người Lao Động
Ứng phó với bão Hagupit theo phương án phòng chống siêu bão
Dự báo bão Hagupit vào biển Đông mạnh cấp 12 nhưng không loại trừ khả năng còn mạnh hơn, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu nâng cấp ứng phó lên phương án phòng chống siêu bão.
Chiều nay 6.12, tại Hà Nội, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương bàn phương án đối phó với bão Hagupit.
Ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, lúc 17 giờ chiều nay, bão Hagupit còn cách bờ biển miền trung Philippines khoảng 130 km. Dự báo trong đêm nay, bão sẽ đổ bộ vào miền trung Philippines với gió mạnh cấp 14 - 15. Sau khi có dấu hiệu suy yếu trong ngày 5.12, bão Hagupit đã mạnh trở lại.
Nhấn mạnh bão Hagupit có diễn biến rất phức tạp, các trung tâm dự báo khu vực và quốc tế đều cho ra những kết quả khác nhau, nhưng đến ngày 6.12 đều nghiêng về phương án: Sau khi đổ bộ vào miền trung Philippines khoảng 2 ngày, chà xát với các quần đảo ở đây bão giảm xuống cấp 12 và đi vào biển Đông. Thời điểm vào biển Đông dự kiến khoảng đêm ngày 8 - 9.12. Sau đó, bão sẽ di chuyển chủ đạo theo hướng tây và xu hướng lệch về hướng nam.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì họp phòng chống bão Hagupit chiều 6.12 - Ảnh: Hoàng Phan
Dự báo khi tiến vào biển Đông, bão Hagupit sẽ xuyên qua vùng biển kẹp giữa Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vùng gió nguy hiểm của bão rất rộng, từ cấp 10 trở lên có bán kính 120 km, còn từ cấp 6 thì phạm vi mở rộng tới gần 400 km.
Trước diễn biến còn phức tạp của bão, các đài dự báo quốc tế và Nhật Bản nâng tần suất cập nhật và chia sẻ hình ảnh về tin bão từ 30 phút/lần xuống 10 phút/lần cho các quốc gia sẵn sàng phương án đối phó.
Ông Hoàng Đức Cường nhấn mạnh, bão đi vào biển Đông với cấp gió mạnh 12, giật đến cấp 15 nhưng không loại trừ khả năng sẽ mạnh hơn khi lấy năng lượng từ các vùng biển nóng. Cơn bão này sẽ gây ra mưa lớn cho các tỉnh nam Trung bộ.
Cũng tại cuộc họp, ông Cao Đức Phát, Trưởng ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn đã yêu cầu, các cơ quan chức năng khẩn trương thông báo diễn biến cơn bão cho các tàu thuyền tránh xa vùng nguy hiểm trước 17 giờ chiều 7.12.
Trước nhận định bão diễn biến phức tạp và khó lường, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị nâng cấp ứng phó lên phương án cao nhất: phòng chống siêu bão. Ngoài kêu gọi thông báo ngư dân tránh bão, Phó thủ tướng nhắc nhở các bộ ngành, địa phương phải kiểm tra, rà soát toàn bộ quy trình vận hành các công trình hồ chứa, không cho phép bất cứ sai lầm nào vì nếu xảy ra sự cố sẽ đe dọa tính mạng của nhiều người.
Hoàng Phan
Theo Thanhnien
Toàn cảnh siêu bão mạnh nhất năm 2014 nhìn từ vũ trụ Các nhà khoa học cho biết, siêu bão nhiệt đới Nuri đã đạt cấp 5, cấp mạnh nhất trong thang báo bão ở Tây bán cầu, với sức gió mạnh nhất quanh tâm bão đạt gần 300 km/h. Siêu bão nhiệt đới Nuri hình thành trên vùng biển phía tây Thái Bình Dương hôm 30/10. Khi mới hình thành, bão Nuri có cấp...