Siêu bão Mặt Trời đang trên đường lao tới Trái Đất
Giới khoa học Mỹ cảnh báo, một siêu bão Mặt Trời đang trên đường hướng tới Trái Đất và có thể đổ bộ trong những ngày tới.
Tuy nhiên, các số liệu phân tích và dự báo cho thấy siêu bão này sẽ chỉ lướt qua hành tinh của chúng ta và không gây nhiều thiệt hại
Trong thông báo ngày 10/9, ông Tom Berger, Giám đốc Trung tâm Dự đoán thời tiết vũ trụ Mỹ, cho biết nếu xảy ra đúng như dự báo, đây sẽ là cơn bão Mặt Trời lớn thứ hai có quy mô lớn quét qua Trái Đất trong nhiều năm trở lại đây.
Cơn bão này có thể “đánh sập” một số lưới điện, hệ thống truyền tải vệ tinh và sóng phát thanh do tác động tới từ trường của Trái Đất.
Hiện cơn bão di chuyển với tốc độ trung bình với tốc độ 4,02 triệu km/h. Nếu tốc độ này không thay đổi, sớm nhất là ngày 12/9, siêu bão Mặt Trời sẽ tới Trái Đất.
Video đang HOT
Hình ảnh bão Mặt Trời
Bão Mặt Trời được hình thành từ một vụ nổ trên bề mặt “hành tinh lửa,” còn được gọi là lửa Mặt Trời. Vụ nổ này sẽ phóng ra các tia X và tia UV về phía Trái Đất với tốc độ ánh sáng.
Vì vậy, chỉ vài giờ sau khi vụ nổ xảy ra, các hạt mang điện tích (electron và proton) sẽ làm chập các vệ tinh và phá hủy các thiết bị điện tử trên đó.
Tiếp đó, các đám mây từ plasma được hình thành và thường mất hơn một ngày để di chuyển đến Trái Đất. Tất nhiên, các đám mây này thường bị lớp từ trường bao quanh Trái Đất làm chuyển hướng, nhưng trong trường hợp chúng đủ mạnh để xuyên ra “lớp áo giáp” này thì những hậu quả gây ra sẽ là một thảm họa thực sự.
Theo các chuyên gia, bão Mặt Trời có thể gây mất điện trên diện rộng, làm hỏng các vệ tinh, hệ thống thông tin liên lạc, các thiết bị kỹ thuật số như điện thoại thông minh, TV, radio…
Trung bình cứ 200 năm mới xảy ra một trận siêu bão Mặt Trời. Trong thời điểm hiện tại, Mặt Trời đang ở cuối chu kỳ và sở hữu năng lượng cực đại nên nhiều khả năng có thể tạo ra các cơn bão mới.
Phân tích các số liệu về bão Mặt Trời trong 50 năm qua, giới chuyên gia từng dự báo khả năng Trái Đất phải đón một siêu bão Mặt Trời trong một thập kỷ tới là 12%.
Trước tình hình này, các quốc gia đang đẩy mạnh chương trình cảnh báo sớm bão Mặt Trời bằng việc quan sát bề mặt hành tinh này và phân tích các thông số do vệ tinh cung cấp.
Hiện tượng cực quang – được sinh ra khi các hạt điện tích trong bão Mặt Trời tương tác với từ trường của các hành tinh và tạo nên các màu sắc đặc trưng trên bầu trời đêm – là một trong những dấu hiệu được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm để dự báo bão Mặt Trời.
Theo Vietnam
Bão Mặt trời tấn công Trái đất vào ngày mai 13/6
Mặt trời phát ra 3 tia sáng "khủng" hai ngày vừa qua và dự đoán tạo bão Mặt trời ảnh hưởng đến Trái đất vào ngày mai, thứ 6 ngày 13.
Bão Mặt trời tấn công Trái đất vào 'Ngày đen tối'
Một cơn bão Mặt trời với cường độ lớn được cho là sẽ quét qua Trái đất và ngày mai (thứ 6 ngày 13). Mặt trời đã phát ra 3 tia sáng "khủng" hai ngày vừa qua và nó được dự đoán tạo thành bão Mặt trời ảnh hưởng đến Trái đất vào thứ 6 ngày 13, nhưng căn cứ theo các báo cáo thời tiết vũ trụ thì không có lý do để báo động.
Các quan chức của Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ NASA cho biết trong một tuyên bố, ba tia sáng Mặt trời phát ra hai ngày vừa qua thuộc dạng tia sáng X-class, loại tia sáng Mặt trời có cường độ cao nhất, gấp 10.000 lần năng lượng tia sáng nền bình thường từ Mặt trời. Cả ba tia sáng đều nổ ra từ phía bên trái của Mặt trời.
Theo Trung tâm dự báo thời tiết vũ trụ Mỹ (SWPC), có trụ sở tại Boulder, Colorado, tia sáng Mặt trời ngày hôm qua khiến tất cả các thông tin liên lạc vô tuyến tần số cao từ phía ánh sáng Mặt trời của Trái đất dừng trong khoảng một giờ.
Tia sáng Mặt trời là những vụ nổ bức xạ lớn và tốc độ giải phóng từ Mặt trời vào không gian, đôi khi có thể sản sinh ra sóng thể plasma và hạt mang điện tích, gây ra hiện tượng phun trào vật chất vành nhật hoa (CMES). Khi nhắm trực tiếp vào Trái đất, CMES có thể kích hoạt các cơn bão địa từ và cắt đứt thông tin liên lạc, lưới điện trên Trái đất.
Ảnh hưởng từ hai tia sáng đầu tiên dự đoán sẽ chỉ ảnh hưởng nhẹ Trái đất, nhưng CMES vẫn có thể tạo ra những cơn bão từ. Bão từ xảy ra khi các hạt năng lượng Mặt trời tương tác với từ trường của Trái đất. CMES cũng có thể gây nguy hiểm cho các phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế và phá vỡ các vệ tinh trong quỹ đạo xung quanh hành tinh. Ngoài ra, các cơn bão cũng có thể tạo nên hiện tượng cực quang, cho những hình ảnh tuyệt đẹp.
Theo Xahoi
Akhenaten và cái chết của thần mặt trời - Kỳ cuối: Hoàng hôn ở cuối chân trời Dù là người có tầm nhìn đi trước thời đại và khao khát làm một cuộc cải tổ tôn giáo ở Ai Cập, nhưng cuối cùng cuộc "cách mạng mặt trời" của Akhenaten vẫn chỉ là cuộc cách mạng một và chỉ một thành viên. Sau khi ông băng hà, ánh sáng của thần Aten cũng tắt ở cuối chân trời. Tượng Akhenaten...