Siêu bão mạnh nhất trong một thập kỷ ập vào Ấn Độ và Bangladesh, it nhất 9 người chết
Cơn bão mạnh nhất trong hàng thập kỷ qua đã đổ bộ vào phía đông Ấn Độ và Bangladesh, tạo nên cảnh tượng đổ nát và khiến ít nhất 9 người chết.
Người dân Bangladesh tranh thủ đi thuyền qua sông khi bão ập đến.
Theo SCMP, gió lớn và những cơn mưa xối xả gây ảnh hưởng nặng đến các thành phố và ngôi làng ven biển, gây nên tình trạng mất điện, cây bật gốc và nhà cửa chìm trong nước.
“Cơn bão đổ bộ còn đáng lo ngại hơn cả đại dịch Covid-19. Chúng tôi không biết phải đối phó ra sao”, thủ hiến bang Tây Bengal, Mamata Banerjee, nói. “Gần như mọi thứ ở các ngôi làng ven biển đã bị phá hủy hoàn toàn”.
Ở Bangladesh, ít nhất 6 người thiệt mạng khi cơn bão đổ bộ, bao gồm một bé trai 5 tuổi và một cụ ông 75 tuổi, do bị cây đổ. Một nhân viên cứu hộ chết ngạt trong nước.
Video đang HOT
Shamsuddin Ahmed, người đứng đầu cơ quan khí tượng Bangladesh, nói cơn bão đổ bộ vào khu vực ven biển Satkhira với sức gió 151km/giờ.
Ước tính khoảng 3 triệu người sống trong cảnh mất điện, quan chức Bangladesh cho biết. Những trận mưa lớn sau đó xuất hiện trên khắp Bangladesh.
Ít nhất 3 người thiệt mạng do bị cây đè vào người ở bang Tây Bengal của Ấn Độ. Các phương tiện truyền thông Ấn Độ cho biết khoảng 5.500 căn nhà bị cơn bão phá hủy trong khu vực.
Siêu bão Amphan dự kiến sẽ suy yếu khi tiến sâu vào đất liền theo hướng bắc và đông bắc, đến trưa ngày 21.5 sẽ trở thành áp thấp nhiệt đới.
Siêu bão Amphan kéo theo những đợt sóng lớn nguy hiểm.
Amphan là siêu bão đầu tiên đổ bộ vào vịnh Bengal từ năm 1999 với sức gió cao nhất lên tới 185km/giờ, đem theo những cơn sóng lớn, gây thiệt hại nặng cho vùng ven biển.
Giới chức Bangladesh lo lắng về thiệt hại ở Sunderbans, nơi được coi di sản thế giới của Unesco, nổi tiếng với rừng ngập mặn và quần thể hổ sống hoang dã.
“Chúng tôi vẫn chưa đánh giá hết được thiệt hại, đặc biệt là tác động đến những sinh vật hoang dã. Chúng có thể bị những cơn sóng lớn cuốn đi”, người quản lý khu rừng ngập mặn, Moyeen Uddin Khan, nói.
Babul Mondal, 35 tuổi, một nông dân sống ở Sunderbans, nói cảnh tượng như vừa có “ xe ủi đất đi qua”. “Mọi thứ bị phá hủy hoàn toàn”.
Giới chức Bangladesh ước tính Amphan là cơn bão mạnh nhất từng đổ bộ vào nước này từ năm 2007, sau cơn bão Sidr khiến 3.500 người chết.
Ấn Độ và Bangladesh chuẩn bị đón siêu bão Amphan
Cơ quan Khí tượng thủy văn Ấn Độ cảnh báo, bão Amphan sẽ gây gió giật mạnh và mưa lớn cho một loạt các quận thuộc bang Tây Bengal những ngày tới.
Một trận siêu bão có tên quốc tế là Amphan, với sức gió lên tới 165 - 175 km/giờ, giật 185km/giờ được dự báo sẽ tràn qua lãnh thổ Bangladesh và bang Tây Bengal của Ấn Độ trong ngày 20/5.
Cơn bão này hình thành ngoài khơi vịnh Bengal và liên tục tích lũy năng lượng trong mấy ngày qua. Đến sáng 18/5, cường độ của bão Amphan đã nâng lên mức độ siêu bão. Hiện cơn bão này đang di chuyển chậm theo hướng Bắc - Đông Bắc về phía bờ biển phía Đông của Ấn Độ và Bangladesh.
Bão Amphan đã bất ngờ mạnh hơn rất nhiều trong vòng 12 giờ qua, tăng cấp trở thành siêu bão và chuẩn bị tiến vào Ấn Độ. Ảnh: NDRF
Cơ quan Khí tượng thủy văn Ấn Độ cảnh báo, bão Amphan sẽ gây gió giật mạnh và mưa lớn cho một loạt các quận thuộc bang Tây Bengal trong những ngày tới.
Trong chiều 18/5, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tổ chức cuộc họp chính phủ bàn cách đối phó với bão Amphan. Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm ngư dân ra khơi tới hết ngày 21/5. Lực lượng Phản ứng Thảm họa Quốc gia nước này đã cử 37 đội cứu trợ tới hai bang Tây Bengal và Odisha chuẩn bị cho khả năng sơ tán dân thường nằm trong vùng ảnh hưởng của bão.
Đáng chú ý, cũng vào thời điểm này năm 1999, một trận siêu bão khác đã tàn phá phần lớn lãnh thổ bang Odisha và vùng đồng bằng châu thổ sông Hằng của bang Tây Bengal. Hai bang này phải mất nhiều tháng mới có thể khắc phục được hậu quả của trận bão.
Người da đen có nguy cơ tử vong vì Covid-19 cao gấp 4 lần người da trắng Nguyên nhân chính là do các bất lợi và phân biệt về điều kiện kinh tế-xã hội của các nhóm sắc tộc này so với người da trắng bản địa. Các thông tin do Văn phòng số liệu quốc gia Anh công bố trong ngày 7/5 cho thấy, do các bất lợi về kinh tế-xã hội, người da màu tại Anh có nguy...