Siêu bão Hải Yến: Hôi của tại Tacloban
Siêu bão Hải Yến (Haiyan) đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho Tacloban nói riêng và đất nước Philippines nói chung.
Sau khi bão tan, nạn hôi của là một vấn đề khiến nhà chức trách đau đầu và dân lành lo ngại. Thanh Niên Online gửi tới bạn đọc những hình ảnh về nạn hôi của tại Tacloban
Một nhóm người ở Tacloban kéo nhau đi qua những khu vực bị tàn phá bởi siêu bão Hải Yến để tìm kiếm những thứ gì còn sót lại có thể dùng được
Các siêu thị, cửa hàng là nơi người dân tụ tập đến để hôi của
Video đang HOT
Một phụ nữ với “chiến lợi phẩm” của mình
Nhiều nơi, cảnh lộn xộn đã xảy ra khi người dân tranh giành nhau để lấy bất cứ thứ gì có thể lấy được
Theo TNO
Tacloban khát điện, khát nước và khát đủ thứ
Những hàng người rồng rắn xếp hàng chờ sạc pin điện thoại, chờ lấy nước từ giếng bơm; Tacloban sau siêu bão Hải Yến (Haiyan) thiếu thốn trăm bề.
Buổi sáng, tôi dậy sớm sau một đêm ngủ chập chờn trên những chiếc ghế nhựa bên ngoài hiên Tòa thị chính, đã thấy một dòng người rồng rắn xếp hàng. Hóa ra là họ chờ để sạc điện thoại, vì trung tâm điều phối cứu trợ ở đây là điểm duy nhất có máy phát điện tại Tacloban.
"Mất bao nhiêu phút để sạc đầy một cái điện thoại?", tôi nhìn khoảng chừng 10 cái điện thoại đang cắm vào ổ sạc và hỏi anh chàng phụ trách. "Khoảng 2 tiếng", anh ta đáp.
"Vậy thì mấy người sau kia bao giờ mới đến lượt", tôi hỏi, ước chừng có tới hơn 100 người đang xếp hàng. "Mỗi điện thoại chỉ được sạc chừng 10 phút, sau đó phải nhường cho người kế tiếp", anh ta trả lời.
Tôi hỏi một anh chàng đứng gần cuối hàng: "Anh đứng bao lâu rồi? Và còn bao lâu nữa mới tới lượt?". Anh ta đáp: "Em mới tới. Chắc phải chờ khoảng 2-3 tiếng mới đến lượt". "Lâu vậy cũng chờ à?" "Chờ chứ. Không đứng đây chờ cũng chả biết làm gì?", "Nhưng sạc điện thoại để làm gì? Ở đây đâu có sóng?!", "Có một vài chỗ có sóng chập chờn anh ạ. Gọi thì khó, nhưng nhắn tin thì đôi lúc được. Em sạc để nhắn tin cho người thân dưới Davao biết tình hình ở đây".
Trên đường phố Tacloban, những điểm có giếng khoan, nơi phát hàng cứu trợ cũng luôn đông người. Ở thành phố này, sau thảm họa cướp đi sinh mạng hàng ngàn người ngay tức thời, thì sự thiếu thốn cũng đang làm suy kiệt, thậm chí làm chết dần mòn nhiều người.
Giữa buổi sáng, khi tôi ra bến cảng Tacloban, thấy đám đông đang xếp hàng chờ lên tàu của cảnh sát biển để tháo chạy khỏi thành phố.
Tàu vốn có nhiệm vụ chở hàng cứu trợ, nhưng trong hoàn cảnh này, nó kiêm luôn việc chở những người muốn rời khỏi thành phố. Một số người tự leo lên tàu, số khác nằm trên băng ca, tình trạng bệnh rất trầm trọng. Thế mà những người bệnh này phải nằm trên tàu trong một hành trình dài 20 tiếng mới tới được Cebu.
Xếp hàng chờ sạc pin điện thoại
Người dân hứng những dòng nước nhỏ giọt từ bể trữ nước công cộng
Những em bé chờ đến phiên mình lấy nước
Tại một điểm cấp nước, nước ở đây được phân phối theo từng ca nhỏ
Đoàn người di tản ngồi chờ giờ xuất bến trên bãi đáp trực thăng của tàu cảnh sát biển lớp San Juan
Một cụ già lâm trọng bệnh được đưa đi cấp cứu tại Cebu. Nói là cấp cứu, nhưng hành trình của tàu từ Tacloban tới Cebu mất hơn 20 tiếng
Theo TNO
Phiến quân Philippines xả súng vào xe chở xác nạn nhân bão Hải Yến Phiến quân Philippines ngày 13.11 đã xả súng dữ dội vào đoàn xe quân đội đang chở thi thể nạn nhân siêu bão Hải Yến ở thành phố Tacloban đi chôn cất. Binh sĩ Philippines chuẩn bị chất xác nạn nhân của siêu bão Hải Yến lên xe tải - Ảnh: AFP Đoàn xe chuyển 34 thi thể ra khỏi Tacloban để chôn...