Siêu bão đổ bộ Trung Quốc, gây thiệt hại 82 triệu USD
Siêu bão Maria đã đổ bộ vào miền đông Trung Quốc, gây thiệt hại nặng nề về tài sản, đặc biệt là hệ thống điện và giao thông. Ước tính thiệt hại do bão gây ra ít nhất là 82 triệu USD.
Bão Maria gây nên sóng lớn ở Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang.
Theo SCMP, siêu bão Maria đã đổ bộ vào vùng duyên hải phía đông của Trung Quốc từ ngày 11/7 và gây ra thiệt hại nghiêm trọng với hệ thống cơ sở hạ tầng tại đây. Cơ quan quản lý bão lụt tỉnh Phúc Kiến ước tính thiệt hại cơn bão gây ra cho nền kinh tế là khoảng 82 triệu USD, trong đó gồm 76 triệu USD do hệ thống cung cấp nước bị phá hủy, theo Tân Hoa Xã. Hiện chưa có thông tin về thương vong.
Tại tỉnh lỵ Phúc Châu và thành phố lân cận Ninh Đức, khoảng 110.200 người đã bị ảnh hưởng bởi siêu bão và 40 ngôi nhà đã bị hư hại nặng nề. Tổng cộng 226.000 người dân Phúc Kiến đã nhận được yêu cầu di tản khỏi nơi ở.
Cơn bão cấp 4 gây lở đất tại quận Liên Giang, ngoại ô Phúc Châu vào lúc 9h10 phút ngày 11/7. Gió giật tại khu vực này đạt vận tốc 51 m/s, và gây ra những con sóng cao tới 8 m.
Cơn bão đã làm gián đoạn hệ thống điện trên khắp Trung Quốc, ảnh hưởng tới ít nhất 86.000 khách hàng. Người dân sinh sống ở khu vực duyên hải đã được sơ tán và có khoảng 600 tàu đã quay về cảng.
Tại Phúc Châu, nước dâng cao đã gây nên tình trạng lụt lội cục bộ tại một số địa điểm. Phía cảnh sát địa phương đã cử 800 người tới hỗ trợ kiểm soát nước lũ, điều hướng giao thông.
Video đang HOT
Khoảng 167 chuyến bay tại sân bay Phúc Châu đã bị hủy do lo ngại diễn biến phức tạp của cơn bão và được nối lại vào 4h chiều ngày 12/7. Hệ thống tàu cũng bị đình trệ do gió mạnh và mưa lớn.
Tới khoảng 5 giờ chiều ngày 12/7, bão Maria đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Đống đổ nát sau cơn bão ở Ninh Đức, Phúc Kiến.
Gió giật với cường độ mạnh gây nên sóng cao ở khu vực duyên hải của Trung Quốc.
Bão đổ bộ khu vực Thai Châu, Chiết Giang.
Gió giật với cường độ rất mạnh tại Phúc Châu, Phúc Kiến.
Đức Hoàng
Ảnh: Reuters
Theo Dantri
Trung Quốc sơ tán khoảng nửa triệu người vì siêu bão
Trung Quốc chuẩn bị sơ tán khoảng nửa triệu người ở khu vực đông nam do sẽ có một cơn bão "khổng lồ" đổ bộ nơi này vào cuối tuần.
Đường đi dự kiến của bão Talim. Đồ họa: The Weather Channel.
Bão Talim dự báo đổ bộ một số thành phố ven biển miền bắc và trung tỉnh Phúc Kiến, bao gồm Phúc Châu và Ninh Đức, SCMP dẫn lời Liu Aiming, quan chức cơ quan khí tượng thủy văn tỉnh Phúc Kiến, nói.
Theo Liu, nhà chức trách ngày 12/9 sẽ phát thông báo sơ tán 400.000 hoặc 500.000 người. Hiện chưa có con số chính xác vì tình hình còn thay đổi. Đối tượng cần sơ tán chủ yếu là người sống trong khu vực khó khăn, không thể chịu gió mạnh hoặc có nguy cơ bị lụt, xảy ra lở bùn, hoặc gần công trường xây dựng. Trường học, sân vận động sẽ được dùng làm nơi trú ẩn tạm.
Chính quyền địa phương sẽ lập nhóm kiểm tra và cưỡng chế sơ tán với những người không tuân theo cảnh báo.
"Talim là một cơn bão lớn. Nó vượt qua mọi cơn bão đã xảy ra trong năm nay", Liu nói. Bà cảm thấy "có chút bất ngờ trước những gì xảy ra ở Mỹ", nhắc đến bão Irma đổ bộ bang Florida, Mỹ, cuối tuần trước, buộc khoảng 5 triệu người ở khu vực ven biển phải sơ tán.
Bão Talim hình thành ngoài khơi phía đông Philippines hôm 9/9, dự kiến đổ bộ cả đảo Đài Loan và Phúc Kiến. Bão đang mạnh dần lên và có thể trở thành siêu bão, cấp cao nhất trong thang đo bão Trung Quốc, tương đương với bão cấp 4 hoặc 5 ở Mỹ. Irma khi đổ bộ Florida là bão cấp 4.
Irma và Talim mạnh tương đương, dân số Phúc Kiến nhiều gấp rưỡi Florida nhưng số người phải sơ tán chỉ bằng 1/10. Theo Huang Peng, giáo sư tại Đại học Tongji, Thượng Hải, thường phối hợp với trung tâm nghiên cứu bão quốc tế ở Florida, nói khác biệt này là do cách tiếp cận vấn đề của chính phủ Trung Quốc và Mỹ.
Theo Huang, Florida sơ tán 5 triệu người là hợp lý vì hầu hết họ sống trong những căn nhà gỗ ở vùng đất thấp trên diện tích rộng, khiến nhà chức trách khó tiếp cận và hỗ trợ sau bão.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, sơ tán quy mô lớn không được lựa chọn do mật độ dân số đông. Nếu xảy ra hoảng loạn, tuyến đường sơ tán sẽ bị tắc nghẽn nghiêm trọng, Huang nói. Lựa chọn tốt hơn là chỉ sơ tán những người sống trong điều kiện khó khăn hoặc ở khu vực có nguy cơ cao.
Như Tâm
Theo VNE
Người Nhật nổi giận vì công ty Trung Quốc "mượn" tên công chúa hoàng gia Nhiều người Nhật Bản đã nổi giận vì một công ty Trung Quốc lấy tên công chúa hoàng gia nước này đặt cho một sản phẩm giấy ăn, lợi dụng sự nổi tiếng của công chúa Nhật Bản để thu lợi. Công chúa Kako (Ảnh: Kyodo) Theo trang tin New Seven, một công ty ở Tuyền Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc đã lợi...