Siêu anh hùng Việt Nam đầu tiên trên màn ảnh sẽ mặc trang phục gì?
Vượt 400 bài thi, Hà Huy Hoàng với thiết kế “Lạc thần linh vương” đã được Ngô Thanh Vân chọn làm trang phục cho siêu anh hùng đầu tiên của Việt Nam.
Theo đó, mẫu phác thảo thiết kế trang phục của hoạ sĩ Hà Huy Hoàng mang tên Lạc thần linh vương đã giành được giải Nhất – cũng là thiết kế được chọn cho siêu anh hùng đầu tiên trên màn ảnh.
Các phụ kiện trong thiết kế gồm bao tay, bao chân, thắt lưng đều được lấy cảm hứng từ các cổ vật có thật trên trang phục của người Việt cổ. Chiếc mặt nạ nối liền với phần vương miện, lại có phần cằm dài ra như râu vừa để tạo hình tượng người Việt cổ trên trống đồng, vừa để gợi nhớ về các nhân vật được coi là thuỷ tổ của tộc Việt hoặc các anh hùng như Hùng Vương, Lạc Long Quân..
Giải Nhì thuộc về thiết kế Đoàn kết của Ninh Văn Ngọc, giải Ba được trao cho thiết kế của Đỗ Đức Mười. Ngoài ra, giải trang phục được bầu chọn nhiều nhất thuộc về thiết kế khá thú vị, lấy cảm hứng từ sầu riêng mang tên Chiến thần sầu riêng của Vũ Tiến Dũng.
Hà Huy Hoàng cho biết bộ trang phục Lạc thần linh vương được lấy ý tưởng từ hình ảnh chim lạc. “Các yếu tố thiết kế của bộ trang phục được phát triển từ ngực nhân vật, nơi đặt logo của siêu anh hùng. Toàn bộ concept của nhân vật được lấy cảm hứng từ những hình hoạ tiết thời Đông Sơn trên trống đồng và các cổ vật được tìm thấy cùng thời. Các đường song song chạy dọc trên thân áo choàng có thể xoè ra như cánh chim lạc khi siêu anh hùng bay lên”, Huy Hoàng chia sẻ.
Thiết kế đạt giải nhì của thí sinh Ninh Văn Ngọc mang tên Đoàn kết với một vài chú thích cho thấy tác giả có sử dụng, cách điệu một số hình ảnh đại diện cho văn hoá dân tộc lên trang phục của siêu anh hùng.
Video đang HOT
Thiết kế của Đỗ Đức Mười – gương mặt khá quen thuộc trong lĩnh vực thiết kế trang phục, làm mô hình siêu anh hùng tại Việt Nam, được trao giải Ba. Đây là thí sinh có phần chịu chi nhất cho tác phẩm khi không chỉ vẽ trang phục, anh còn thực hiện hoàn chỉnh bộ trang phục để các giám khảo, khán giả có thể thấy hình ảnh thực tế.
Đỗ Đức Mười và siêu anh hùng Việt đầu tiên trong tưởng tượng của anh. Cả hai xuất hiện tại Vietnam – Japan Comic Fes – sự kiện truyện tranh lớn nhất trong năm tại Việt Nam, trong ngày 29/11. Đỗ Đức Mười sinh năm 1997, anh là một trong những người trẻ tiên phong theo đuổi việc thiết kế trang phục, đạo cụ chuyên phục vụ dòng phim siêu anh hùng.
Thiết kế Chiến thần sầu riêng của Vũ Tiến Dũng nhận được bình chọn nhiều nhất từ mạng xã hội.
Một số thiết kế khác lọt vào top 25 Cuộc thi thiết kế trang phục siêu anh hùng Vinaman :
9X bán hết sạch áo được vẽ từ mỹ phẩm hết hạn
Anika Verma hy vọng có thể giúp mọi người nhận thức được tiềm năng vô hạn của việc tái chế.
Theo Metro, suốt 4 năm học tại London (Anh), Anika Verma (21 tuổi) nhiều lần nhận được cái nhìn kỳ lạ từ mọi người vì thường xuyên tìm kiếm và thu thập mỹ phẩm trong thùng rác. Việc này nhằm phục vụ cho ý tưởng thiết kế trang phục từ rác thải của Anika.
Chiếc áo hình mặt người là món đồ độc đáo đầu tiên của Anika trong dự án này. Theo đó, ngoài phần vải lấy từ cửa hàng phế phẩm thời trang, những mỹ phẩm hết hạn như bảng màu mắt chính là nguyên liệu giúp 9X tạo nên hình vẽ nghệ thuật trên áo.
Mẫu áo của Anika được đánh giá cao vì đem đến ý nghĩa tích cực. Ảnh: @anikaleila.
Phần lớn đồ trang điểm Anika sử dụng đều hết hạn từ nhiều năm trước. Để tránh bị nhòe, cô phủ một lớp keo dán tự chế và không độc hại lên hình vẽ. Anika hy vọng có thể truyền cảm hứng cho mọi người bằng việc làm của mình.
"Thông điệp chính của dự án này là cho mọi người thấy rằng khả năng tái chế và tái sử dụng là vô hạn", Anika nói.
Không chỉ vẽ và thiết kế cho vui, các mẫu áo do chính tay Anika làm ra đều được cô đăng bán trên mạng với mức giá 19-38 USD tùy theo độ khó của hình vẽ. Sản phẩm của Anika rất được lòng cộng đồng mạng và nhanh chóng bán hết.
"Độc đáo và hay quá. Ước gì tôi có năng khiếu vẽ để tạo ra những trang phục như thế này", một tài khoản bình luận.
Bảng phấn mắt hết hạn là một trong số những mỹ phẩm Anika dùng để vẽ áo. Ảnh: Metro.
Không chỉ chuẩn bị tung ra đợt hàng tiếp theo, Anika thừa nhận có được nguồn động viên rất lớn từ mọi người. Nền công nghiệp làm đẹp bùng nổ khiến lượng chất thải trở thành vấn đề lớn. Vì thế, 9X thực sự muốn nâng cao ý thức của xã hội về thời trang tái chế.
Lý giải về hình mặt người đầy tính trừu tượng trên thiết kế của mình, Anika cho biết đó là hình vẽ cô đã thực hiện trong nhiều năm học tập tại trường. 9X cũng từng có những giấc mơ kỳ lạ về hình khuôn mặt người này hồi còn là học sinh nên muốn nó trở thành dấu ấn đặc biệt.
Bạn có bao giờ tự hỏi các họa tiết độc đáo trên những thiết kế thời trang từ đâu mà ra? Bạn có biết rằng họa tiết chấm bi đã được sử dụng bởi một nhóm vũ công đã xuống đường biểu tình phản đối chiến tranh? Hay khăn choàng kẻ sọc vuông lần đầu tiên được cho là "chất" là khi nó bị cấm ở Anh vào thế kỷ 18? Họa tiết Fleur-de-lis (hoa bách hợp) Họa tiết fleur-de-lis là một biểu tượng...