Siêu âm thai và chuyện ‘bác sỹ thiếu đạo đức’
Câu chuyện về sản phụ Trần Thị Kim Hiên được chẩn đoán là mang song thai nhưng chỉ sinh ra một khiến dư luận quan tâm. Trên thực tế, những bác sĩ chuyên về siêu âm cho biết dù siêu âm là một kỹ thuật tiên tiến, hiện đại (có thể coi là một bước tiến lớn trong y học) nhưng phía sau đó vẫn ẩn chứa nhiều tình huống, câu chuyện hài hước ngay cả chính bác sỹ nhiều khi cũng ngạc nhiên.
Không có thai thành có thai!
Trong suốt mấy chục năm làm bác sỹ sản – phụ khoa, chị Lê Thị Kim Dung (hiện đang công tác tại Trung tâm y tế – lao động Thái Hà, Hà Nội) cho biết đã chứng kiến nhiều trường hợp siêu âm rất bi hài.
Siêu âm thai nhi – những câu chuyện bi hài mà chính người trong cuộc cũng không nghĩ đến.
Trường hợp đầu tiên là một phụ nữ nghi ngờ có thai, đến một bệnh viện siêu âm thì được bác sỹ kết luận có thai thật, khiến chị và chồng mừng rơi nước mắt, bởi cả hai đều đang mong mỏi có con sau hơn 2 năm kết hôn.
Kể từ thời điểm đó, chị ra sức tẩm bổ, ăn uống, giữ tinh thần lạc quan, yêu đời. Niềm vui chưa dứt thì lần đi khám thứ 2 (tại một nơi khác), chị được bác sỹ cho biết chị không có thai như chẩn đoán ban đầu.
“Kết quả này làm bệnh nhân và gia đình sốc nặng. Nhưng bác sỹ chỉ ra rành rành: Không thấy thai trong tử cung, không thấy tim thai, chỉ thấy một túi giống túi nước ối ở trong tử cung, nhưng đây chỉ là túi ối giả (do tử cung có dị tật). Đây là nguyên nhân khiến lần siêu âm trước bác sỹ nhầm là túi ối thật, do đó kết luận là chị đã có thai nhầm!”, bác sỹ Dung kể.
Trên thực tế, còn nhiều trường hợp khác cũng phải “toát mồ hôi hột” vì sử dụng kỹ thuật siêu âm trong thời kỳ mang thai.
Câu chuyện dưới đây là trường hợp của một thai phụ hiếm muộn, mới có bầu được hơn 2 tháng mà khi đi khám thì bác sỹ kết luận không có tim thai và đề nghị bệnh nhân mua thuốc đặt để bỏ thai khiến chị khóc lên khóc xuống.
“Người phụ nữ này sau đó đã chạy vạy đến nhiều nơi để khám lại và hầu như ở những nơi uy tín đều kết luận chị có thai, tim thai bình thường. Cuối cùng, chị cũng sinh được một bé trai kháu khỉnh”, vị bác sỹ thuật lại.
Video đang HOT
Theo bác sỹ Dung, trong sản khoa, hội chứng “giãn não thất” đối với thai nhi còn ít tháng tuổi thường xuyên xảy ra nhưng hội chứng này không thể kết luận vội vàng mà cần phải theo dõi hết sức chặt chẽ.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp đã “mất oan” con chỉ vì quá tin tưởng kết quả siêu âm và nghe lời vị bác sỹ “ thiếu đạo đức nghề nghiệp”.
Trong khi đó, GS Nguyễn Đức Vy, nguyên Giám đốc bệnh viện Phụ sản Trung ương, Chủ tịch Hội sản phụ khoa Việt Nam cũng cho biết đã có những trường hợp thai nhi ngưng phát triển nhưng bác sỹ vội vã kết luận đã thai chết lưu và tiến hành bỏ thai, như vậy là rất đáng tiếc.
Chỉ có thể do vô lương tâm hoặc ẩu!
Đánh giá về những việc làm gây hậu quả nghiêm trọng này, bác sỹ Dung cho rằng chỉ có thể là do 2 nguyên nhân: Hoặc là vô lương tâm, hoặc là làm việc quá ẩu.
“Một là do bác sỹ thiếu hiểu biết, không được đào tạo kỹ về chuyên môn, vội vã kết luận; hai là do bác sỹ không có đạo đức nghề nghiệp, cố tình “phán” như vậy để được làm tiếp các thủ thuật (nạo, phá thai) nhằm kiếm tiền”, bác sỹ Dung nhận đình.
Trong khi đó, bác sỹ Lê Hoàng, Trung tâm chẩn đoán trước sinh (Bệnh viện Phụ sản Trung ương) cho biết siêu âm là bước tiến lớn trong y học nhưng về bản chất, đó cũng chỉ là một xét nghiệm cận lâm sàng, không thể đủ sức để khiến bác sỹ đưa ra một kết luận nào đó về tình trạng của sản phụ cũng như thai nhi.
Mẹ tròn con vuông là điều ai cũng mong muốn.
Do đó, việc bác sỹ kết luận vội vàng hoặc quá tin tưởng, lệ thuộc vào máy móc mà không tiến hành thăm khám kỹ lưỡng có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Theo vị bác sỹ này, độ chính xác của kết quả siêu âm phụ thuộc cả hai yếu tố: Chất lượng máy móc và chất lượng con người thực hiện việc siêu âm (đây là yếu tố then chốt). Trong bất kể trường hợp nào, vì một lý do nào đó (con người hay máy móc) mà không đảm bảo yêu cầu thì “đầu ra” là kết quả siêu âm sẽ có sai số lớn, khiến tình hình sau đó có thể khác đi rất nhiều.
Đối với trường hợp chẩn đoán song thai mà sinh một của sản phụ Trần Thị Kim Hiên ở TP.HCM, bác sỹ Lê Thị Kim Dung cùng nhiều bác sỹ sản khoa khác cho rằng, bệnh nhân sinh con trong trạng thái tỉnh táo nên không thể không biết có mấy con ra đời, do đó khả năng mất con (do bệnh viện) là không có.
Ngoài ra, theo đánh giá của bà Dung, việc siêu âm song thai mà chỉ sinh ra một, phần nhiều có thể tại bác sỹ siêu âm trình độ non kém, lại quá lệ thuộc vào máy móc.
“Đây là một thực tế tại Việt Nam, khi mà siêu âm đang tràn lan, bị lạm dụng ở nhiều khâu, bác sỹ siêu âm không phải ai cũng đủ trình độ, còn người bệnh thì chỉ tin vào kết quả siêu âm mà không có khám tổng thể hay hội chẩn đầy đủ. Dịch vụ siêu âm đang nở rộ mạnh mẽ nhưng cũng cần phải chấn chỉnh lại”, bác sỹ Dung nhấn mạnh.
Bác sỹ Lê Hoàng cho biết vai trò của hội chẩn đặc biệt quan trọng trong những trường hợp siêu âm “có vấn đề”.
Khi đó, hội đồng khoa học (liên khoa, liên viện) sẽ xem xét toàn bộ các yếu tố liên quan để từ đó có thể đưa ra những nhận định, hướng xử lý tốt nhất.
Tháng 5 vừa qua đã xảy ra câu chuyện đáng tiếc của một thai nhi “chết oan” vì cha mẹ bé tin vào kết quả siêu âm và nghe lời bác sỹ.
Đây là trường hợp một sản phụ siêu âm tại BV ở Gia Lai và TP.HCM. Kết quả cho thấy thai nhi (7 tháng tuổi) của một phụ nữ tại Chư Sê (Gia Lai) bị dị tật và các bác sỹ đã khuyên gia đình nên bỏ thai.
Tin lời bác sỹ, sản phụ đã phá thai. Khi đem cháu bé đi chôn cất, mọi người mới phát hiện cháu bé vẫn còn thoi thóp thở và không có dấu hiệu dị tật như kết quả siêu âm trước đây nên đã vội vã đưa cháu trở lại bệnh viện, song đã không kịp…
Theo VietNamNet
Bộ Y tế bàn cách "diệt cò" bệnh viện
Có "cò nội", "cò ngoại" hoạt động ì xèo, có bắt rồi thả ra, "cò" vẫn vô tư hành nghề. Có "cò" còn in cả danh thiếp... tiếp thị với bệnh nhân!
Ngày 6-7, lần đầu tiên Bộ Y tế đã có cuộc họp liên ngành với một số bệnh viện (BV) trên địa bàn Hà Nội và ngành công an để tìm giải pháp khắc phục, chấn chỉnh tình trạng "cò" BV.
Hoạt động công khai
Tại Hà Nội, hầu hết BV lớn đều có "cò" hoạt động, như: Mắt Trung ương, Bạch Mai, Phụ sản Trung ương, Nhi Trung ương, K, Việt Đức, Xanh Pôn, 108... Ông Bùi Công Toàn, Phó Giám đốc BV K, cho biết hằng ngày, tại cổng BV luôn có 5-7 "cò" để tiếp cận và dẫn dắt bệnh nhân. Dù cố gắng đến đâu, BV cũng không thể xóa bỏ hoàn toàn tình trạng này.
"Cò" công khai chèo kéo bệnh nhân ngay trước cổng Bệnh viện Da liễu - TPHCM. Ảnh: Anh Thư
Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Chính, BV Việt Đức, cũng bày tỏ phía ngoài BV, "cò" hoạt động rất nhộn nhịp, bức xúc nhất là các đội xe cứu thương mượn danh BV để "chặt chém" người bệnh. BV biết nhưng không quản được. Còn ông Vũ Bá Quyết, Phó Giám đốc BV Phụ sản, lo ngại gần đây, các vụ tai biến sản khoa được nói đến nhiều đã khiến không ít sản phụ lo lắng càng đổ về các BV tuyến Trung ương vì thế "cò" càng có đất để lộng hành. "Tại một số cổng của BV Bạch Mai, "cò" còn in danh thiếp "tiếp thị", giới thiệu rất cụ thể: "Đáp ứng được mọi nhu cầu khám nhanh, sớm, mua thuốc xịn... cho người bệnh"- đại diện BV Bạch Mai dẫn chứng.
Theo lãnh đạo nhiều BV, một trong những lý do khiến "cò" có đất sống là do chế tài xử phạt "cò" chưa đủ mạnh nên dù cơ quan công an có bắt "cò" buổi sáng thì buổi chiều "cò" lại tới BV để "hành nghề". "Công việc "bắt" và "thả" "cò" cứ lặp đi lặp lại nên cơ quan chức năng cũng có lúc buông xuôi - ông Nguyễn Xuân Hiệp, Phó Giám đốc BV Mắt Trung ương, phân trần.
Ông Vũ Bá Quyết cho biết "cò ngoại" (lực lượng ngoài BV) thì hoạt động công khai, thách thức cả công an. Còn "cò nội" (nhân viên y tế) lại hoạt động rất tinh vi nên BV khó kiểm soát. "Thậm chí "cò" là chính những cán bộ BV về hưu, ngày nào cũng đưa "người nhà" đến khám, gây khó khăn cho công tác quản lý BV..." - ông Quyết phàn nàn.
Bác sĩ "bắt tay" với "cò"?
Ông Phạm Đức Mục, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám - chữa bệnh (Bộ Y tế), thừa nhận vấn nạn "cò" không chỉ gây mất trật tự BV, giảm chất lượng khám - chữa bệnh, tha hóa cán bộ nhân viên, bệnh nhân tiền mất tật mang mà còn làm giảm lòng tin vào y đức của bác sĩ.
Bác sĩ Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc BV Nhi Trung ương, cho biết với "cò ngoại" có thể BV không quản được, nhưng "cò nội" là nhân viên của BV thì lãnh đạo BV phải xử lý thích đáng. "Để đối phó với "cò ngoại" chỉ có cách quản lý sổ khám của bệnh nhân bằng máy tính, vì "cò" có hoạt động cách nào cũng không thay đổi được vị trí khám của bệnh nhân trong máy tính"- ông Hải gợi ý.
Tuy mối quan hệ giữa "cò" và đội ngũ y - bác sĩ trực tiếp ghi sổ, khám bệnh, làm xét nghiệm... rất mật thiết nhưng có nhiều ý kiến cho rằng "cò nội" tiếp tay cho "cò ngoại" phần lớn chỉ là người làm công tác vệ sinh, bảo vệ chứ không phải bác sĩ. Tuy nhiên, ông Nguyễn Viết Chức, Phó Phòng Cảnh sát Hình sự (Công an TP Hà Nội), cho rằng nếu bác sĩ không móc nối với "cò" thì "cò" không thể hoạt động. Vì "cò" chỉ dẫn dắt, còn người đồng ý vi phạm quy chế, khám nhanh, khám sớm, mổ... phải có chỉ định của bác sĩ và người quản lý BV. Theo ông Chức, qua điều tra đã phát hiện "cò" hoạt động ở tất cả BV nhưng phức tạp nhất là tại BV K, BV Mắt và BV Bạch Mai. Trong 6 tháng đầu năm, Công an TP đã buộc 12 đối tượng "cò" đi cải tạo.
Không kiên quyết với nhân viên vi phạm Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ phó Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), thẳng thắn: "Hoạt động "cò mồi" đều liên quan đến nhân viên y tế nhưng chưa thấy BV nào báo cáo có nhân viên vi phạm. Nhiều năm nay vẫn chưa thấy báo cáo xử lý trường hợp cán bộ, y - bác sĩ nào có liên quan đến nạn "cò mồi?". Ông Quang đề nghị trách nhiệm của giám đốc BV phải được nâng cao hơn nữa, phải xử lý, kỷ luật nếu nhân viên vi phạm, không thể để tình trạng năm nay ngồi bàn bạc các nguyên nhân và biện pháp chống "cò" BV nhưng đến năm sau vẫn nhắc lại đúng những câu chuyện của năm cũ. Đáng buồn hơn nữa là dù "cò" nhan nhản ở các BV, hoạt động công khai nhưng cuối năm BV nào cũng đạt danh hiệu xuất sắc toàn diện. Ông Phạm Đức Mục cho biết tới đây, Bộ Y tế sẽ yêu cầu Giám đốc các BV có hình thức xử lý thích hợp, phạt cả chuyên môn, uy tín, tài chính đối với nhân viên y tế vi phạm, tiếp tay cho "cò". Bộ Y tế cũng sẽ có các đoàn kiểm tra đột xuất các BV. Đặc biệt trong 6 tháng cuối năm 2012, giải quyết tình trạng "cò" BV sẽ là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng BV.
Theo người lao động
Pha máu kiếm lời: y đức thành nước lã Mới đây, có tin đồn về việc pha loãng máu để bán cho bệnh nhân ở Hà Tĩnh. Nếu thật sự có việc pha máu để bán kiếm lời thì đây là sự táng tận lương tâm kinh khủng của những người từng nghiêm chỉnh đọc lời thề của ông tổ ngành y Hippocrates. Bởi người bệnh đã đến sát cửa tử mà...