Siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi?
Nhiều mẹ bầu lo ngại: sóng siêu âm có thể gây ảnh hưởng xấu hay gây dị tật cho thai nhi.
Ảnh minh họa
Theo các bác sĩ Bệnh viện Quốc tế City, đến thời điểm hiện nay, chưa có nghiên cứu có ý nghĩa lâm sàng về việc sóng siêu âm gây ảnh hưởng xấu hay gây dị tật đến thai. Tuy nhiên, việc các sản phụ đi siêu âm quá nhiều là không cần thiết và gây lãng phí về tài chính cho thai phụ.
Do đó, các thai phụ nên đi khám thai, siêu âm theo lịch hẹn của bác sĩ, đặc biệt không nên bỏ qua 3 thời điểm vàng trong siêu âm để phát hiện sớm các bất thường ở thai nhi, để được sự tư vấn từ bác sĩ và có kế hoạch quản lý thai nghén phù hợp.
3 thời điểm vàng để siêu âm hiện nay là ở tuổi thai: 12 tuần, 22 tuần và 32 tuần. Quá trình siêu âm tại mỗi thời điểm khác nhau sẽ có giá trị khác nhau trong việc chẩn đoán các bất thường của thai nhi từ khi còn trong bụng mẹ.
Video đang HOT
Ở tuổi thai 12-14 tuần, việc siêu âm sẽ giúp phát hiện sớm các dị tật lớn ở thai nhi như các bất thường về hệ thần kinh trung ương (thai vô sọ, não lộn ngoài) hay các bất thường khác như thoát vị rốn, khe hở thành bụng, một số dị tật về chân, tay.
Ngoài ra, việc đo khoảng sáng sau gáy tại thời điểm này kết hợp với xét nghiệm sàng lọc Double test có ý nghĩa rất quan trọng trong sàng lọc một số hội chứng rối loạn di truyền hay gặp như: Hội chứng Down, Hội chứng Edwards, Hội chứng Patau.
Siêu âm ở tuổi thai 21-24 tuần là lần siêu âm giúp phát hiện hầu hết bất thường hình thái ở thai nhi, trong đấy có các bệnh lý tim bẩm sinh.
Lần siêu âm lúc thai được 28-32 tuần là lúc đánh giá sự phát triển của thai trong tử cung, đồng thời cũng là thời điểm khảo sát tiếp một số bất thường ở khác ở thai nhi.
Một thai kỳ khỏe mạnh cho mẹ, bé thông minh, phát triển toàn diện là điều bất kỳ ông bố bà mẹ nào cũng quan tâm. Tuy nhiên, trong suốt chặng đường 9 tháng 10 ngày đồng hành cùng con yêu, không ít mẹ bầu hoang mang không biết làm sao để con khỏe mạnh trong từng cột mốc của thai kỳ.
Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, mẹ bầu cần nắm vững các kiến thức cần thiết từ khi mới bắt đầu hình thành phôi thai cho đến khi mẹ bầu bước vào giai đoạn chuyển dạ.
Theo vtv.vn
Bà bầu siêu âm nhiều có gây hại cho thai nhi?
Việc các sản phụ đi siêu âm quá nhiều là không cần thiết và gây lãng phí về tài chính cho thai phụ.
- Tôi đang mang bầu và khá lo lắng nên rất thường xuyên đi siêu âm. Nhìn thấy em bé đang cử động trên màn hình khiến tôi yên tâm hơn. Nhưng liệu việc siêu âm quá nhiều có ảnh hưởng tới em bé? Sóng siêu âm có độc hại hay gây dị tật cho em bé không? Tôi nên làm thế nào để bảo vệ con mình? (Trần Linh Chi, 24 tuổi, ở Hà Nội).
Chưa có nghiên cứu có ý nghĩa lâm sàng về việc sóng siêu âm gây ảnh hưởng xấu hay gây dị tật đến thai. Ảnh: PV.
BS Đinh Thúy Linh, Phó giám đốc Trung tâm chẩn đoán trước sinh và Sàng lọc sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội:
- Đến thời điểm hiện nay, chưa có nghiên cứu có ý nghĩa lâm sàng về việc sóng siêu âm gây ảnh hưởng xấu hay gây dị tật đến thai. Tuy nhiên, việc các sản phụ đi siêu âm quá nhiều là không cần thiết và gây lãng phí về tài chính cho thai phụ.
Do đó, các thai phụ nên đi khám thai, siêu âm theo lịch hẹn của bác sĩ, đặc biệt không nên bỏ qua 3 thời điểm vàng trong siêu âm để phát hiện sớm các bất thường ở thai nhi, để được sự tư vấn từ bác sĩ và có kế hoạch quản lý thai nghén phù hợp.
Theo đó, 3 thời điểm vàng để siêu âm hiện nay là ở tuổi thai: 12-14 tuần (12 tuần), 21-24 tuần (22 tuần) và 28-32 tuần (32 tuần). Quá trình siêu âm tại mỗi thời điểm khác nhau, sẽ có giá trị khác nhau trong việc chẩn đoán các bất thường của thai nhi từ khi còn trong bụng mẹ.
Ở tuổi thai 12-14 tuần, việc siêu âm sẽ giúp phát hiện sớm các dị tật lớn ở thai nhi như các bất thường về hệ thần kinh trung ương (thai vô sọ, não lộn ngoài) hay các bất thường khác như thoát vị rốn, khe hở thành bụng, một số dị tật về chân, tay.
Ngoài ra, việc đo khoảng sáng sau gáy tại thời điểm này kết hợp với xét nghiệm sàng lọc Double test có ý nghĩa rất quan trọng trong sàng lọc một số hội chứng rối loạn di truyền hay gặp như: Hội chứng Down, Hội chứng Edwards, Hội chứng Patau.
Siêu âm ở tuổi thai 21-24 tuần là lần siêu âm giúp phát hiện hầu hết bất thường hình thái ở thai nhi, trong đấy có các bệnh lý tim bẩm sinh.
Lần siêu âm lúc thai được 28-32 tuần là lúc đánh giá sự phát triển của thai trong tử cung, đồng thời cũng là thời điểm khảo sát tiếp một số bất thường ở khác ở thai nhi.
Theo Zing
Đang mang bầu thì đột ngột phát hiện "vật thể lạ" trong bụng, bà mẹ không ngờ mình được cứu mạng nhờ một lần siêu âm thai Bà mẹ 29 tuổi không hề biết mình bị ung thư cho đến một lần đi siêu âm thai định kỳ. Siêu âm thai định kỳ là cách ghi lại hình ảnh của thai nhi trong bụng mẹ. Qua đó, khám thai và siêu âm định kỳ sẽ giúp bố mẹ không chỉ được nhìn thấy con chưa chào đời mà còn được...