Siết tín dụng bất động sản – Bài 1: Tăng trưởng nóng, bất động sản vào vòng kiểm soát vốn

Theo dõi VGT trên

Trước diễn biến tăng trưởng nóng của thị trường bất động sản cùng những bất ổn trong huy động trái phiếu doanh nghiệp lĩnh vực này, các cơ quan quản lý đã có các động thái mạnh mẽ trong kiểm soát, siết chặt nguồn tín dụng vào bất động sản.

Bên cạnh sự ủng hộ những biện pháp mạnh tay của cơ quan chức năng, giới chuyên gia và những doanh nghiệp bất động sản chân chính cho rằng việc điều chỉnh chính sách cần dung hòa giữa 2 yếu tố, vừa “siết chặt” nhưng không “cực đoan” để thị trường bất động sản phát triển một cách ổn định, lành mạnh, góp phần vào ổn định chung cho cả nền kinh tế. Thông tấn xã Việt Nam giới thiệu chùm bài viết để làm rõ hơn tính hai mặt của việc Siết tín dụng bất động sản.

Siết tín dụng bất động sản - Bài 1: Tăng trưởng nóng, bất động sản vào vòng kiểm soát vốn - Hình 1
Ảnh minh hoạ: TTXVN

Bài 1: Tăng trưởng nóng, bất động sản vào vòng kiểm soát vốn

Mặc dù tốc độ tăng dự nợ tín dụng bất động sản đã chậm lại sau nhiều năm nhưng từ đầu năm 2021 đến nay, thị trường này liên tục xảy ra những cơn sốt giá đã khiến các cơ quan chức năng phải thận trọng hơn trong kiểm soát, thắt chặt nguồn tiền đổ vào phân khúc này. Cùng đó, nhóm doanh nghiệp bất động sản liên tục dẫn đầu về giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp suốt thời gian qua và sau sự việc hơn 10.000 tỷ đồng trái phiếu của nhóm doanh nghiệp Tân Hoàng Minh bị hủy bỏ vì vi phạm quy định… đã khiến lĩnh vực bất động sản chịu nhiều “tai tiếng”.

Siết vốn cho vay

Các chuyên gia nhận định, thời gian qua, khi thị trường bất động sản xuất hiện dấu hiệu tăng trưởng nóng, do đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng theo đúng chỉ tiêu được NHNN giao thực hiện trong năm 2022. Điều này cũng nhằm phù hợp với các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng của Chính phủ và NHNN.

Theo Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú, năm 2022 NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 14%, cao hơn mục tiêu tăng trưởng tín dụng của năm 2021 là 12%. Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn lây lan nhưng tiền vào thị trường chứng khoán và bất động sản tăng mạnh thì dòng vốn phải “nắn” để hướng vào lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực khó khăn của nền kinh tế, chịu tác động mạnh của dịch bệnh.

Quan điểm của NHNN là dòng vốn vào các lĩnh vực rủi ro như chứng khoán, bất động sản hay kênh trái phiếu sẽ không tăng thêm mà còn phải kiểm soát chặt. Do đó, năm 2022, NHNN sẽ thanh tra những khoản tín dụng vào trái phiếu mà một số tổ chức tín dụng phát hành không đảm bảo an toàn theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ – Phó thống đốc nhấn mạnh.

Cụ thể, với lĩnh vực bất động sản, ngân hàng vẫn tạo điều kiện cho bất động sản nhà ở, tín dụng tiêu dùng phục vụ nhu cầu thực sự. Còn bất động sản đầu cơ, dự án lớn có hệ số rủi ro cao thì phải kiểm soát chặt chẽ.

Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP Về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng thương mại phải hướng tín dụng vào sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Đồng thời, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, trái phiếu doanh nghiệp.

Gần đây, tại phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã trình Dự thảo Nghị quyết về việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Video đang HOT

Với vấn đề hạn chế nợ xấu phát sinh, nhất là do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và cho vay các dự án BOT, bất động sản, trái phiếu của doanh nghiệp và ngân hàng là trái chủ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng lưu ý cần đánh giá kỹ về trách nhiệm của các tổ chức, cơ quan liên quan.

Tính đến hết quý I/2022, dư nợ tín dụng bất động sản đạt 2,23 triệu tỷ đồng, tăng 2,24% so với đầu năm những đã thấp hơn mức tăng trên 5% dư nợ tín dụng chung của nền kinh tế. Tốc độ tăng dư nợ tín dụng bất động sản đã chậm lại sau nhiều năm cũng chính là kết quả của việc kiểm soát, thắt chặt nguồn tiền đổ vào ngành này.

Đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro hoặc chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, NHNN đã yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng dư nợ tín dụng và chất lượng tín dụng. Trong số đó có việc tăng cường kiểm soát các khoản cấp tín dụng đối với khách hàng vay vốn để tham gia đấu giá đất đảm bảo đúng quy định của pháp luật, kịp thời báo cáo NHNN khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật để có biện pháp xử lý…

Kiểm soát phát hành trái phiếu

Các doanh nghiệp bất động sản chia sẻ, khi phát triển dự án họ đều phải sử dụng vốn vay từ bên ngoài. Trong số đó, có 3 loại vốn vay thường được các doanh nghiệp lựa chọn huy động bao gồm: vốn vay từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại; vốn từ thị trường chứng khoán và vốn từ trái phiếu doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, từ năm 2020, NHNN đã có chỉ đạo siết chặt các khoản vay tín dụng đối với doanh nghiệp bất động sản. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp phải trông cậy vào việc phát hành trái phiếu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến thị trường trái phiếu tăng “nóng”.

Một doanh nghiệp bất động sản giấu tên phản ánh, thị trường trái phiếu bất động sản đang “phình to” cũng là hậu quả của việc siết chặt lại tín dụng. Bởi lẽ, khi không vay vốn được từ các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp buộc phải tìm kiếm nguồn vốn từ những kênh huy động khác; trong đó có trái phiếu. Do đó, cơ quan quản lý Nhà nước cũng có một phần trách nhiệm.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp – Chủ tịch GP.Invest cho rằng, chưa bao giờ doanh nghiệp bất động sản khó khăn trong việc huy động vốn như hiện nay. Gần đây Việt Nam có chủ trương siết chặt tín dụng bất động sản với cả người mua và người bán. Khi tín dụng siết chặt lại, trái phiếu cũng được quản lý chặt chẽ thì các doanh nghiệp bất động sản sẽ không có nguồn cung về tài chính.

Mặc dù trái phiếu doanh nghiệp là một trong những lựa chọn hàng đầu, chỉ sau nguồn tín dụng ngân hàng nhưng trong quá trình triển khai đã xuất hiện những trường hợp “con sâu bỏ rầu nồi canh” như vụ việc của Tập đoàn Tân Hoàng Minh thời gian qua khiến hàng loạt lãnh đạo của Tập đoàn này vướng vào vòng lao lý là một ví dụ điển hình.

Số liệu thống kê của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu cho thấy, tính đến hết tháng 4/2022, toàn thị trường phát hành 72.000 tỷ đồng; trong đó, nhóm doanh nghiệp bất động sản hiện vẫn dẫn đầu về giá trị phát hành với tổng khối lượng phát hành đạt 27.000 tỷ đồng, chiếm 37,3% tổng giá trị phát hành.

Tuy nhiên, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam lại dẫn chứng, sau sự kiện hơn 10.000 tỷ đồng trái phiếu của nhóm doanh nghiệp Tân Hoàng Minh bị hủy bỏ, cơ quan chức năng lẫn công chúng đang dần trở nên e ngại với hình thức huy động vốn này. Việc không có doanh nghiệp bất động sản nào phát hành trái phiếu trong tháng 4 có thể là hậu quả đầu tiên của những e ngại đó.

Còn theo Bộ Xây dựng, việc nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản chuyển sang thực hiện huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, lượng phát hành với quy mô lớn, lãi suất cao sẽ tiềm ẩn rủi ro cho thị trường.

Có 3 trường hợp được Bộ Xây dựng cảnh báo. Đầu tiên là việc lượng phát hành trái phiếu lớn gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu; thậm chí có trường hợp gấp 40 lần vốn chủ sở hữu. Tiếp đến là kỳ hạn phát hành ngắn (từ 3 – 5 năm) đặc biệt là đối với doanh nghiệp bất động sản huy động để triển khai dự án; trong khi đó, thời gian triển khai dự án thường dài hơn, trên 5 năm. Một số doanh nghiệp dùng tài sản đảm bảo là các bất động sản, dự án trong khi việc định giá tài sản đảm bảo có thể không sát với giá thực tế; thậm chí định giá cao hơn giá trị thực.

Trước thực tế này, Bộ Xây dựng đề nghị cơ quan có thẩm quyền liên quan nghiên cứu sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP của Chính phủ về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Bên cạnh đó, diễn biến thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản cần được theo dõi sát nhằm kịp thời kiểm soát, điều chỉnh chính sách để thị trường bất động sản phát triển một cách ổn định, lành mạnh, góp phần vào ổn định chung cho cả nền kinh tế – Bộ Xây dựng khẳng định.

Dưới góc độ chuyên gia, Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, cần dung hòa giữa 2 yếu tố, vừa “siết chặt” nhưng không “cực đoan”. Thị trường trái phiếu Việt Nam cần sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư, tổ chức. Bên cạnh ngân hàng là các quỹ đầu tư trong và ngoài nước, hãng bảo hiểm và công ty tài chính. Cùng đó, cần xây dựng một thị trường với sản phẩm mới đó là chứng khoán hóa các món vay bất động sản của ngân hàng.

“Còn nếu thị trường bất động sản tiếp tục “dựa lưng” vào ngân hàng và thị trường trái phiếu như hiện nay thì e rằng sự phát triển của thị trường bất động sản sẽ tiếp tục gặp những bất ổn”, ông Hiếu bày tỏ.

"Sốt" đất có dấu hiệu "hạ nhiệt", nhà đầu tư "nằm im, thở khẽ"

Đất nền được giới đầu tư đánh giá là kênh đầu tư "vua" khi bảo toàn giá trị và sinh lời tốt.

Thế nhưng, ngay khi thị trường bất động sản xuất hiện biến cố, phân khúc này lập tức có dấu hiệu hạ nhiệt. Còn nhà đầu tư có tâm lý thận trọng, chờ đợi để xem thị trường như thế nào.

Sốt đất có dấu hiệu hạ nhiệt, nhà đầu tư nằm im, thở khẽ - Hình 1

Ngay những tháng đầu năm 2022, thị trường bất động sản hứng chịu nhiều biến động từ lạm phát, căng thẳng địa chính trị đến loạt động thái siết chặt thị trường.

Đặc biệt, các kênh huy động vốn của doanh nghiệp bị siết. Đầu tháng 4, Ngân hàng Nhà nước có công văn yêu cầu các ngân hàng triển khai thực hiện nghiêm một số vấn đề để đảm bảo an toàn hoạt động. Trong đó, thực hiện kiểm soát các khoản cấp tín dụng với lĩnh vực rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp... Ngay sau đó, một số ngân hàng đã thông báo hạn chế giải ngân đối với lĩnh vực bất động sản.

Trước đó, dòng vốn tín dụng từ hệ thống ngân hàng chảy vào bất động sản đã bị kiểm soát chặt trong vòng 2 - 3 năm vừa qua. Điều này thể hiện qua số liệu cho vay giảm dần. Theo Ngân hàng Nhà nước, tín dụng bất động sản từ mức 26% của năm 2018 xuống còn 12% vào cuối năm 2020 và duy trì đi ngang mức này vào cuối năm 2021.

Khi dòng vốn tín dụng ngân hàng bị siết, các doanh nghiệp bất động sản đẩy mạnh phát hành trái phiếu - trở thành một kênh huy động vốn quan trọng. Tuy nhiên, hoạt động phát hành trái phiếu của doanh nghiệp cũng đang bị siết lại khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó trong việc huy động vốn.

Dưới sự tác động của loạt động thái siết chặt, ngay lập tức thị trường bất động sản đã có những dấu hiệu "hạ nhiệt". Một phân khúc bất động sản sốt nóng, được cho là kênh đầu tư "vua" trong thời gian qua là đất nền đã không còn tăng nóng ngay trong tháng 4.

Sốt đất có dấu hiệu hạ nhiệt, nhà đầu tư nằm im, thở khẽ - Hình 2

Nhà đầu tư có tâm lý thận trọng trước những diễn biến của thị trường bất động sản.

Theo số liệu của một đơn vị nghiên cứu, thời điểm quý 1/2022, thị trường đất nền vẫn khá sôi động với mức độ quan tâm cả nước tăng 4% so với thời kỳ trước Covid-19 (quý 1/2019). Nhiều địa phương gia tăng đáng kể cả về lượt tìm mua lẫn giá rao bán đất như Khánh Hòa, Bình Thuận, Thanh Hóa. Tuy nhiên, bước sang tháng 4/2022, mức độ quan tâm đến sản phẩm đất bán trên cả nước đã giảm đến 18% so với tháng liền trước và giảm 8% so với cùng kỳ năm 2021.

Bàn về dấu hiệu hạ nhiệt này, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc Batdongsan.com.vn nhận định: "Các thông tin liên quan đến việc thắt chặt tín dụng bất động sản cũng như các chính sách khác đã ảnh hưởng tới hành vi tìm kiếm của người mua trên thị trường. Một số loại hình được nhiều người quan tâm và rất nóng như đất nền đã giảm gần 20%. Những con số này cho thấy cung, cầu trên thị trường đã bị tác động. Hiện các nhà đầu tư, các sàn đều trong trạng thái thận trọng, chờ đợi để xem thị trường như thế nào. Đó là thực tế thị trường đang diễn ra như vậy".

Thực tế, việc siết tín dụng sẽ khiến nhóm dùng đòn bẩy tài chính khó huy động vốn, hạn chế đầu cơ, đẩy giá bất động sản tăng lên. Do đó, các biện pháp liên quan tới siết chặt tín dụng là chủ trương tốt, để thị trường bất động sản ổn định, phát triển lành mạnh.

Tuy nhiên, điều gây lo ngại là siết quá đà, trong khi nguồn cung thị trường giảm đáng kể, giá cả tăng, vướng mắc thủ tục pháp lý dự án chưa được tháo gỡ, nhiều dự án chậm triển khai. Nếu siết quá đà, các chuyên gia lo ngại xảy ra hiện tượng tăng mất cân đối cung cầu bất động sản (cung không thể tăng, cầu không thể giảm...); ra dự án có thể bị dở dang, thanh khoản thị trường bất động sản giảm, nợ xấu theo đó tăng, giảm đà phục hồi kinh tế... Bên cạnh đó, doanh nghiệp, thị trường lo lắng, lưỡng lự triển khai đầu tư dự án.

Chia sẻ tại một tọa đàm mới đây, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng cần nhìn lại bài học siết tiền tệ, siết tín dụng năm 2008 và 2011 dẫn đến thị trường bất động sản bị "đóng băng" 2 lần trong hơn 10 năm. Do đó, cần có lộ trình hạn chế tín dụng vào lĩnh vực bất động sản đến năm 2030.

"Chúng ta không đi từ cực đoan này đến cực đoan khác mà chúng ta cần phải có chính sách một cách tỉnh táo, để chúng ta tiếp tục cung ứng nguồn vốn tín dụng ở mức độ cần thiết cho thị trường bất động sản, cho những nhà đầu tư có năng lực", ông Châu nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, TS. Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam cho rằng: "Nói đến nguồn cung vốn cho thị trường bất động sản, chúng ta thường hay nhắc tới những từ như 'quản lý', 'siết lại', 'điều tiết',... Cách nói này nghe rất đáng sợ, làm cho thị trường bất động sản càng trở nên nặng nề. Chúng ta nên sử dụng cụm từ "khơi thông" dòng vốn cho thị trường bất động sản để tiếp cận một cách bao dung, công bằng với thị trường này hơn".

GS Đặng Hùng Võ, Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thì cho rằng, vấn đề không nằm ở việc siết tín dụng mà cần phân tích cả ở việc thị trường bất động sản đang rơi vào tình trạng mất cân đối cung cầu. Người dân thiếu nguồn thu nên đổ xô kinh doanh bất động sản khiến cầu hàng hóa bị khan thật - ảo đan xen.

Theo ông, nếu tiếp tục siết tín dụng vào bất động sản, nguồn cung sẽ càng giảm và thiếu so với nguồn cầu đang tăng. Câu chuyện dòng vốn sẽ phức tạp hơn và phải đặt trong bối cảnh thị trường vẫn có những cơn sốt đất và nhiều dự án hình thành trong tương lai.

"Trong các nguồn vốn vào thị trường bất động sản, chúng ta có chủ trương huy động dòng tiền từ dân, đây là chủ trương tốt, nhưng quan trọng việc huy động dòng tiền như thế nào. Còn vốn tín dụng đang khuyến khích cho các nhà đầu tư vay làm hạ tầng, bây giờ mới bắt đầu mở ra thị trường chứng khoán, trái phiếu, cổ phiếu,... Do đó, chúng ta có thể sáng kiến ra nhiều phương thức huy động vốn, nhưng phải kiểm soát việc huy động này một cách cẩn thận", vị này nêu quan điểm.

Đồng quan điểm, PGS.TS. Doãn Hồng Nhung, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ với báo chí, thị trường vốn bị bó hẹp, hay "thắt chặt" thì thị trường bất động sản cũng khó phát huy được năng lực của nó, thậm chí lâm vào bất ổn.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nhân chứng kể lại giây phút kinh hoàng vụ tai nạn 6 người chết ở Sơn LaNhân chứng kể lại giây phút kinh hoàng vụ tai nạn 6 người chết ở Sơn La
08:44:08 22/02/2025
Chở thi thể nữ sinh bị tai nạn tử vong về nhà, xe cấp cứu gặp nạnChở thi thể nữ sinh bị tai nạn tử vong về nhà, xe cấp cứu gặp nạn
15:13:07 22/02/2025
Em gái mượn tên để đăng ký kết hôn, người chị bỗng có '2 chồng'Em gái mượn tên để đăng ký kết hôn, người chị bỗng có '2 chồng'
22:30:11 21/02/2025
Nam sinh lớp 10 nghi bị học sinh lớp 8 đánh gãy xương tay, chấn thương đầuNam sinh lớp 10 nghi bị học sinh lớp 8 đánh gãy xương tay, chấn thương đầu
00:22:24 22/02/2025
Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúngTai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng
00:25:59 22/02/2025
Vụ tai nạn 6 người chết: Đường mưa trơn trượt, Cục CSGT khuyến cáo khẩnVụ tai nạn 6 người chết: Đường mưa trơn trượt, Cục CSGT khuyến cáo khẩn
08:50:44 22/02/2025
Thông tin về clip CSGT quật ngã người đàn ông ở TPHCMThông tin về clip CSGT quật ngã người đàn ông ở TPHCM
23:32:42 21/02/2025
Xe khách va chạm ô tô đầu kéo, 6 người tử vongXe khách va chạm ô tô đầu kéo, 6 người tử vong
08:19:02 22/02/2025

Tin đang nóng

Nghi vấn hai mẹ con bị sát hại ở Bình DươngNghi vấn hai mẹ con bị sát hại ở Bình Dương
17:03:15 22/02/2025
NSƯT Kim Tử Long nợ Ngọc Huyền 10 tỷNSƯT Kim Tử Long nợ Ngọc Huyền 10 tỷ
16:00:08 22/02/2025
Phim Hoa ngữ gây sốc vì có rating cao nhất lịch sử cả nước, nam chính hack tuổi quá đỉnh 20 năm trẻ mãi không giàPhim Hoa ngữ gây sốc vì có rating cao nhất lịch sử cả nước, nam chính hack tuổi quá đỉnh 20 năm trẻ mãi không già
14:43:23 22/02/2025
Bức ảnh trích xuất camera khiến bà mẹ bị cư dân mạng chỉ trích dữ dội: Cô ăn mặc đẹp nhưng hành động lại quá xấu xí!Bức ảnh trích xuất camera khiến bà mẹ bị cư dân mạng chỉ trích dữ dội: Cô ăn mặc đẹp nhưng hành động lại quá xấu xí!
16:59:48 22/02/2025
Rổ hint chứng minh Quan Hiểu Đồng - Lộc Hàm thật sự toang: Chiến tranh lạnh 10 tháng, nhà trai bê tha bệ rạcRổ hint chứng minh Quan Hiểu Đồng - Lộc Hàm thật sự toang: Chiến tranh lạnh 10 tháng, nhà trai bê tha bệ rạc
16:06:06 22/02/2025
Sau 8 năm ly hôn Gia Bảo, Thanh Hiền hạnh phúc bên người mới điển trai, là nhân viên văn phòngSau 8 năm ly hôn Gia Bảo, Thanh Hiền hạnh phúc bên người mới điển trai, là nhân viên văn phòng
17:21:30 22/02/2025
Lầu Năm Góc 'chấn động' khi Tổng thống Trump sa thải chỉ huy cao nhất của quân đội MỹLầu Năm Góc 'chấn động' khi Tổng thống Trump sa thải chỉ huy cao nhất của quân đội Mỹ
14:37:42 22/02/2025
"20 con tôm, 1kg thịt bò, 1 đĩa rau trộn, 1 lít sữa", không nhầm đâu, đó là một bữa của Ánh Viên"20 con tôm, 1kg thịt bò, 1 đĩa rau trộn, 1 lít sữa", không nhầm đâu, đó là một bữa của Ánh Viên
17:29:31 22/02/2025

Tin mới nhất

Tai nạn 6 người tử vong ở Sơn La: Chuyển nhiều bệnh nhân nặng về Hà Nội

Tai nạn 6 người tử vong ở Sơn La: Chuyển nhiều bệnh nhân nặng về Hà Nội

15:57:48 22/02/2025
Nhiều bệnh nhân chấn thương nặng trong vụ tai nạn xe giường nằm tông ô tô đầu kéo được chuyển về Hà Nội tiếp tục điều trị
Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ tai nạn nghiêm trọng ở Sơn La

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ tai nạn nghiêm trọng ở Sơn La

15:50:32 22/02/2025
Các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường tuyên truyền về bảo đảm an toàn giao thông trong thời gian sau Tết, các kỹ năng điều khiển phương tiện giao thông an toàn, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao th...
Xe khách bốc cháy trên quốc lộ 1

Xe khách bốc cháy trên quốc lộ 1

15:25:00 22/02/2025
Theo lãnh đạo Trạm CSGT Tuy Phước, thời điểm xảy ra vụ cháy, trên xe có 4 người và một số cây cảnh. Hiện, cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy.
Kỳ lạ 1km đường có... 23 biển báo cấm đỗ xe

Kỳ lạ 1km đường có... 23 biển báo cấm đỗ xe

10:38:20 22/02/2025
Thời gian gần đây, cơ quan chức năng lắp đặt các biển báo giao thông trên quốc lộ 27, đoạn đi qua xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng. Đáng chú ý, trên 1km đường trước UBND xã Lạc Lâm có đến 23 biển báo cấm đỗ xe ngày chẵn.
Tai nạn 6 người chết: Phần đuôi xe khách văng vào ô tô đầu kéo đi chiều ngược lại

Tai nạn 6 người chết: Phần đuôi xe khách văng vào ô tô đầu kéo đi chiều ngược lại

08:57:34 22/02/2025
Liên quan đến vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên quốc lộ 6 (đoạn qua bản Thín, xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) khiến 6 người chết, lực lượng CSGT đang tích cực điều tra, làm rõ nguyên nhân.
Hiện trường vụ tai nạn giữa xe khách và xe đầu kéo khiến 6 người tử vong

Hiện trường vụ tai nạn giữa xe khách và xe đầu kéo khiến 6 người tử vong

08:24:30 22/02/2025
Chiếc xe khách biến dạng, nhiều người văng ra lòng đường, người trên xe bị thương và được sơ cứu tại chỗ trước khi đi cấp cứu.
Chủ shop "đau đầu" vì thông tin khách bị lộ, giả shipper lừa đảo tràn lan

Chủ shop "đau đầu" vì thông tin khách bị lộ, giả shipper lừa đảo tràn lan

23:47:04 21/02/2025
Nhiều chủ cửa hàng kinh doanh online đã phải lên tiếng cảnh báo về tình trạng giả mạo shipper gọi điện đọc đúng tên sản phẩm, giá tiền, địa chỉ, số điện thoại để lừa đảo chiếm đoạt tiền khách hàng.
Xác minh clip 2 tài xế ô tô cầm kiếm dọa chém nhau giữa đường ở TPHCM

Xác minh clip 2 tài xế ô tô cầm kiếm dọa chém nhau giữa đường ở TPHCM

23:21:22 21/02/2025
Hôm nay (21/2), Công an TP Thủ Đức, TPHCM vào cuộc xác minh về đoạn clip ghi lại sự việc 2 tài xế ô tô dừng xe giữa đường, cầm kiếm dọa chém nhau đang được chia sẻ trên mạng xã hội.
Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng: Chưa hòa giải chính thức

Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng: Chưa hòa giải chính thức

22:45:50 21/02/2025
Theo luật sư, kể từ khi bà Nguyệt nộp đơn đến nay đã gần 40 ngày, nhưng Tòa án nhân dân thị xã Hương Thủy (Huế) vẫn chưa tổ chức buổi hòa giải chính thức.
Giải cứu cụ ông 78 tuổi khỏi căn nhà đang cháy ở Hà Nội

Giải cứu cụ ông 78 tuổi khỏi căn nhà đang cháy ở Hà Nội

22:36:29 21/02/2025
Ngày 21/2, đại diện Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an TP Hà Nội cho biết, Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Công an quận Thanh Xuân vừa kịp thời giải cứu một cụ ông bị mắc kẹt trong căn nhà bị cháy.
Hai đèn đỏ bất hợp lý liền nhau, cả ngã tư đứng im

Hai đèn đỏ bất hợp lý liền nhau, cả ngã tư đứng im

22:34:11 21/02/2025
Sau khi điều chỉnh tín hiệu đèn giao thông, tuyến đường Trịnh Văn Bô - Trần Hữu Dực (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) thường xuyên xảy ra ùn tắc.
Ô tô 5 chỗ bị ép chặt giữa 2 xe container trên cầu Phú Mỹ, giao thông ùn ứ 2 giờ

Ô tô 5 chỗ bị ép chặt giữa 2 xe container trên cầu Phú Mỹ, giao thông ùn ứ 2 giờ

22:27:42 21/02/2025
Tai nạn liên hoàn 5 xe trên cầu Phú Mỹ (TPHCM) khiến các phương tiện bị hư hỏng nặng, giao thông ùn ứ 2 giờ. Đặc biệt, ô tô 5 chỗ bị kẹt chặt giữa hai xe container có tài xế cùng vợ đang bầu, cả 2 may mắn thoát nạn.

Có thể bạn quan tâm

Đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cứu sống cụ ông 97 tuổi

Đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cứu sống cụ ông 97 tuổi

Sức khỏe

18:53:31 22/02/2025
Suy giảm lưu lượng máu lên não khiến người bệnh dễ rơi vào tình trạng lú lẫn, té ngã, tăng nguy cơ đột quỵ. Khó thở, đau tức ngực xảy ra khi nhịp tim không đủ duy trì huyết động, làm trầm trọng hơn bệnh lý nền như suy tim, bệnh mạch vàn...
Lại thêm drama: Xuất hiện 1 nhân vật đặc biệt vội bay từ Hàn Quốc đến "cứu" chồng Từ Hy Viên

Lại thêm drama: Xuất hiện 1 nhân vật đặc biệt vội bay từ Hàn Quốc đến "cứu" chồng Từ Hy Viên

Sao châu á

18:41:47 22/02/2025
Cuộc sống của Koo Jun Yup rơi vào bế tắc, cô đơn sau khi Từ Hy Viên qua đời. Anh còn nảy sinh mâu thuẫn với nhà vợ.
Trứng quý như vàng, dịch vụ cho thuê gà đẻ nở rộ tại Mỹ

Trứng quý như vàng, dịch vụ cho thuê gà đẻ nở rộ tại Mỹ

Lạ vui

18:16:32 22/02/2025
Dịch cúm gia cầm độc lực cao bùng phát ở Mỹ đã khiến trứng gà trở nên khan hiếm, đẩy giá của loại thực phẩm cơ bản này lên cao.
Hành động của một đứa trẻ khiến người dân cả khu chung cư nửa đêm phải dậy khắc phục: Đi làm về mệt còn ôm "bụng" tức!

Hành động của một đứa trẻ khiến người dân cả khu chung cư nửa đêm phải dậy khắc phục: Đi làm về mệt còn ôm "bụng" tức!

Netizen

18:16:11 22/02/2025
Nuôi dạy con chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Ai cũng mong muốn con mình ngoan ngoãn, lễ phép, nhưng thực tế lại thường chẳng giống như kỳ vọng.
Sao nam Vbiz tiết lộ nguyên nhân ô tô rơi xuống vực 40m: "Nếu nước sâu, xe lật thêm 1 vòng nữa thì chết"

Sao nam Vbiz tiết lộ nguyên nhân ô tô rơi xuống vực 40m: "Nếu nước sâu, xe lật thêm 1 vòng nữa thì chết"

Sao việt

17:54:40 22/02/2025
Hoàng Mập đã lên tiếng cho biết người gặp nạn là các con, anh không xuất hiện trong chiếc bán tải kia. Theo lời nam nghệ sĩ, nguyên nhân xe rơi xuống độ cao 40m là do trời mưa, sạt lở.
Trúng độc đắc 2 ngày cuối tuần (22 và 23/2), 3 con giáp lộc lá xum xuê, làm ăn thịnh vượng

Trúng độc đắc 2 ngày cuối tuần (22 và 23/2), 3 con giáp lộc lá xum xuê, làm ăn thịnh vượng

Trắc nghiệm

17:53:37 22/02/2025
Cuối tuần luôn là thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi, nhưng nếu bạn biết cách tận dụng cơ hội, nó có thể trở thành thời điểm bùng nổ tài lộc và thành công trong công việc.
Xác định kẻ sát hại 2 mẹ con tại nhà riêng ở Bình Dương

Xác định kẻ sát hại 2 mẹ con tại nhà riêng ở Bình Dương

Pháp luật

17:10:22 22/02/2025
Chiều 22/2, Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã xác định được đối tượng sát hại 2 mẹ con trong một ngôi nhà tại khu phố An Hòa, phường Hòa Lợi, TP Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Mỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink, gây áp lực với Ukraine về thỏa thuận khoáng sản

Mỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink, gây áp lực với Ukraine về thỏa thuận khoáng sản

Thế giới

16:28:48 22/02/2025
Starlink cung cấp kết nối internet quan trọng cho Ukraine và được coi là công cụ thiết yếu đối với quân đội nước này đặc biệt là trong bối cảnh cuộc xung đột với Nga đang leo thang căng thẳng.