Siết tiến độ đảm bảo hoàn thành 654 km cao tốc Bắc Nam trong năm 2024
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có báo cáo Chính phủ về tiến độ cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn I 2017 – 2020.
Theo mục tiêu của Chính phủ đặt ra, Bộ GTVT đang quyết liệt tổng lực thi công, siết chặt tiến độ từng ngày để đảm bảo hoàn thành 654 km cao tốc trong năm 2024.
Kiểm đếm tiến độ từng ngày
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp Ban Chỉ đạo của Chính phủ thực hiện dự án xây dựng đường cao tốc Bắc Nam phía đông mới đây, Chính phủ kiên quyết không lùi tiến độ tổng thể, cũng như tiến độ từng dự án. Quyết tâm đến năm 2024 phải hoàn thành 654 km cao tốc, trong đó, riêng năm 2022, phải hoàn thành 361 km. với 4 dự án phải khánh thành gồm: Mai Sơn – Quốc lộ (QL)45, Cam Lộ – La Sơn, Vĩnh Hảo – Phan Thiết và Phan Thiết – Dầu Giây.
Cầu Núi Đọ trên đoạn Mai Sơn – QL45 dự kiến hoàn thành tháng 12/2022.
Các địa phương Ninh Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận có dự án đi qua cần tập trung tháo gỡ vướng mắc về nguồn vật liệu đắp nền đường; Bộ GTVT phải kiểm soát chặt chẽ tiến độ 4 dự án nêu trên, tăng cường giám sát các nhà thầu thi công để hoàn thành mục tiêu. Nếu các nhà thầu xây dựng chậm tiến độ, kiên quyết thay thế, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ GTVT.
Hai cổng hẩm phía Nam hầm Tam Điệp trên đoạn Mai Sơn – QL45 đã hoàn thiện nhìn từ trên cao.
Để hoàn thành mục tiêu trên, Bộ GTVT yêu cầu các Ban Quản lý dự án (BQLDA), chủ đầu tư huy động tổng lực máy móc, thiết bị, nhân lực tăng ca kíp thi công trên công trường, cam kết các mốc tiến độ từng ngày. Rà soát của Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT) cho thấy, đến đầu tháng 3/2022, 6/10 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn I đã đăng ký rút ngắn tiến độ thi công.
Cao tốc thành phần Mai Sơn – QL45, quy mô 4 làn xe, đạt vận tốc thiết kế 80 km/giờ đã thành hình.
Video đang HOT
Cụ thể, đoạn Mai Sơn – QL45 dài 63,37 km khởi công tháng 9/2020, kế hoạch hoàn thành tháng 12/2022. BQLDA Thăng Long yêu cầu các nhà thầu siết lại giải pháp thi công đối trên toàn tuyến, phấn đấu hoàn thành trong tháng 9/2022. Đối với các đoạn phải xử lý nền đất yếu theo thiết kế kỹ thuật, thời gian chờ gia tải từ 180 – 300 ngày, dự kiến đến cuối tháng 10/2022 mới được dỡ tải để thi công móng mặt đường, tốc độ đắp bị khống chế, việc rút ngắn tiến độ sẽ phải nghiên cứu thêm.
Nhà thầu tăng tốc thi công hầm Trường Vinh thuộc dự án thành phần Nghi Sơn – Diễn Châu.
Đoạn QL45 – Nghi Sơn khởi công ngày 1/7/2021, kế hoạch hoàn thành tháng 8/2023. Đối với dự án này, BQLDA 2 đã đăng ký rút ngắn tiến độ 3 tháng, phấn đấu hoàn thành trong tháng 5/2023 đối với 29,68/43,28 km dự án thành phần. Tại đoạn Nghi Sơn – Diễn Châu, thời gian triển khai bắt đầu từ ngày 2/7/2021, kế hoạch hoàn thành vào tháng 7/2023, BQLDA 6 đã rà soát, thống nhất ý kiến các nhà thầu rút ngắn tiến độ 3 tháng đối với 25/50 km dự án đối với chiều dài đoạn không phải xử lý nền đất yếu.
Đại diện BQLDA đường Hồ Chí Minh cho hay, đoạn Cam Lộ – La Sơn dài 98,3 km khởi công ngày 16/9/2019, kế hoạch hoàn thành ban đầu là tháng 2/2022, dự kiến điều chỉnh kéo dài thời gian hoàn thành 6/11 gói thầu đến ngày 30/6/2022, 3/11 gói thầu đến ngày 30/8/2022, 2/11 gói thầu đến ngày 31/10/2022.
Xe tải trọng lớn được huy động hết công suất để khai thác, chở nguồn đất đắp tới các hạng mục công trình trên tuyến Nghi Sơn – Diễn Châu.
Ngoài ra, 2/3 dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn I đầu tư theo hình thức đối tác công – tư cũng đã lên kế hoạch rút ngắn tiến độ. Đoạn Nha Trang – Cam Lâm dài 49,1 km triển khai từ ngày 4/9/2021, kế hoạch hoàn thành trong quý III/2023, chủ đầu tư đã báo cáo Bộ GTVT phấn đấu hoàn thành tháng 6/2023; đoạn Cam Lâm – Vĩnh Hảo dài 78,5 km triển khai thực hiện từ ngày 30/9/2021, kế hoạch hoàn thành quý 1/2024… Lũy kế, khối lượng xây lắp thực hiện tại các dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn I đến thời điểm này đạt khoảng hơn 16.800 tỷ đồng, tương đương gần 30% giá trị các hợp đồng.
Bám sát tiến độ giải phóng mặt bằng giai đoạn II
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm, cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn II 2020 – 2025 gồm các đoạn Hà Tĩnh – Quảng Trị (267 km), Quảng Ngãi – Nha Trang (353 km) và Cần Thơ – Cà Mau (109 km); tổng chiều dài khoảng 729 km, đi qua địa phận 12 tỉnh, thành phố. Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 146.990 tỷ đồng theo hình thức đầu tư công, được chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác vận hành từ năm 2026.
Hạng mục gia tải, xử lý nền đất yếu tại các các dự án thành phần quyết định tiến độ thi công.
Việc triển khai dự án cơ bản đang bám sát theo kế hoạch Chính phủ, Bộ GTVT đề ra. Tuy nhiên, khối lượng công việc còn lại phải hoàn thành để đảm bảo đủ điều kiện phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi (BCNCKT) các dự án còn nhiều, nhất là việc lập phê duyệt khung chính sách giải phóng mặt bằng (GPMB); thủ tục lập hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa nước hai vụ; lập, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; giám sát đầu tư cộng đồng và hồ sơ lập BCNCKT dự án. Vì vậy, cần có sự tập trung vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương.
Công tác GPMB góp phần quan trọng đảm bảo tiến độ thi công các dự án cao tốc Bắc Nam hiện nay.
Đến thời điểm này đã có 5/12 tỉnh có văn bản thỏa thuận về hướng tuyến và các công trình trên tuyến. Các địa phương cũng đã cung cấp danh sách, vị trí mỏ vật liệu, vị trí đổ thải cho 12/12 dự án và các đơn vị tư vấn đang thực hiện thí nghiệm chất lượng vật liệu, dự kiến hoàn thành trước ngày 20/3/2022. Về công tác lập hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa nước hai vụ, tiến độ yêu cầu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 20/4/2022.
Theo báo cáo của Bộ GTVT, đến ngày 15/3, 12 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam giai đoạn II sẽ bàn giao mốc giới GPMB cho các địa phương để các hội đồng đền bù GPMB các địa phương triển khai. Dự kiến đến ngày 30/4 sẽ bàn giao mốc GPMB lần 2 và từ 30/5 – 30/6 bàn giao lần 3. Như vậy, đến ngày 30/6 sẽ bàn giao hoàn thành 100% mặt bằng thi công, đảm bảo đồng loạt khởi công các dự án thành phần từ cuối năm 2022.
'Tối hậu thư' cho các nhà thầu chậm giải ngân
Bên cạnh việc biểu dương các Ban Quản lý dự án (BQLDA) giao thông, Sở GTVT... có kết quả giải ngân tốt, đảm bảo tiến độ thi công các dự án hạ tầng, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cũng sốt ruột trước kết quả giải ngân đang thấp hơn mức trung bình của một chủ đầu tư, nhà thầu.
Điều chuyển khối lượng thi công gói thầu chậm tiến độ
Tại cuộc họp về vấn đề giải ngân vốn đầu tư công tại các dự án hạ tầng ngày 25/1, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, tại không ít dự án hiện nay đang có tình trạng một số chủ đầu tư "ngâm tiền", đăng ký bố trí vốn 5 đồng, nhưng chỉ giải ngân 4 đồng, còn 1 đồng để lại thay vì đề xuất hướng xử lý để kéo dài đến sát nút hoàn thành mới tiếp tục xin điều chỉnh các hạng mục, khiến các dự án bị chậm tiến độ.
Vì vậy, Bộ GTVT yêu cầu đến hết tháng 2/2022, BQLDA nào thụ động, để kết quả giải ngân thấp, lãnh đạo Bộ sẽ nghiêm khắc kiểm điểm, có hình thức cảnh cáo, xử lý phù hợp. Dự án, gói thầu nào chậm tiến độ, các BQLDA phải tham mưu cho lãnh đạo Bộ ký văn bản đôn đốc, nhắc nhở đối với dự án chậm vừa phải, xử lý, điều chuyển khối lượng, cảnh cáo nhà thầu tại các dự án chậm tiến độ kéo dài.
Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt đang gỡ vướng huy động vốn.
Đơn cử, Sở GTVT Lạng Sơn từ đầu năm 2021 đăng ký vốn 83 tỷ đồng, nhưng đến nay chỉ giải ngân được hơn 32% và đề xuất điều chỉnh dự án Quốc lộ 4A. Với trường hợp này, Bộ GTVT sẽ kiên quyết không duyệt các hạng mục công trình phát sinh; yêu cầu các đơn vị chuyên môn tham mưu lãnh đạo Bộ ký gửi văn bản đề nghị lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố có dự án nghiêm khắc xem xét, nhắc nhở hoặc cảnh cáo chủ đầu tư, nhà thầu làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân, tác động tiêu cực đến kết quả chung của ngành GTVT.
Ngoài ra, Bộ GTVT đề nghị các BQLDA 2, BQLDA 7, BQLDA Mỹ Thuận rà soát lại công tác điều hành, tập trung tháo gỡ khó khăn, bằng mọi cách giải ngân, không để xảy ra tình trạng "ì ạch", vướng mắc để xin điều chỉnh.
"Thời hạn giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 chỉ còn vài ngày, các BQLDA, chủ đầu tư phải quyết liệt hơn, trên tinh thần không có Tết, rà soát lại thủ tục thanh toán tại các công trường để tiếp tục có khối lượng thanh toán, đưa kết quả giải ngân của Bộ đạt 96% như mục tiêu Chính phủ giao", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định.
Thống kê kết quả giải ngân
Theo thống kê của Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ GTVT), năm 2021, kế hoạch vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ khoảng 43.000 tỷ đồng, hiện đã giải ngân được khoảng gần 41.000 tỷ đồng. Các BQLDA đã giải ngân cơ bản hết khối lượng thực hiện trong năm 2021, một số BQLDA đang hoàn thiện thủ tục để thanh toán khối lượng hoàn thành các gói thầu trước ngày 31/1/2022 gồm: BQLDA Hàng hải (100%), BQLDA Thăng Long, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (99,4%), BQLDA 6 (99,1%), BQLDA 85 (99,6%), BQLDA đường Hồ Chí Minh (98,8%), BQLDA Đường sắt 98,5%...
Bên cạnh đó, 23/32 chủ đầu tư địa phương đã cơ bản giải ngân hết kế hoạch năm 2021, gồm các Sở GTVT: Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình, Nghệ An, Đồng Tháp, Ban QLDA CTGT và NNPTNT Đắk Lắk, Hải Phòng, Điện Biên, Yên Bái, Hải Dương, Gia Lai, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bắc Kạn, Hà Giang, Thái Nguyên, Hậu Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cao Bằng, Lâm Đồng, Trà Vinh, Hòa Bình, Lai Châu.
Tuy nhiên, các BQLDA chưa đạt được kết quả giải ngân theo yêu cầu như: BQLDA 7 (dự kiến giải ngân 92,3%), BQLDA Đường thủy (dự kiến đạt 91,1%), BQLDA 2 (dự kiến giải ngân 71,6%). 9 địa phương không giải ngân hết kế hoạch gồm các sở GTVT: Cà Mau, Ninh Bình, Phú Yên, Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Bến Tre, Kon Tum, Lạng Sơn, Sơn La.
Theo ông Bùi Quang Thái, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, đến tháng 1/2022, có 13 dự án không hoàn thành kế hoạch giải ngân năm 2021. Điển hình như: Cao tốc Bắc Nam đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết (đạt 80,2% kế hoạch); dự án kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (đạt 52,4% kế hoạch); dự án cầu yếu và kết nối trên quốc lộ (đạt 17,8% kế hoạch); dự án QL24 - TP2 (đạt 74,2% kế hoạch)...
Qua tìm hiểu, năm 2022, Bộ GTVT được giao kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công tới 50.000 tỷ đồng, chưa tính khối lượng vốn được bổ sung thêm từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Do đó, Bộ GTVT yêu cầu các BQLDA, chủ đầu tư tăng tốc tiến độ các dự án ngay từ đầu năm, đảm bảo chất lượng, hồ sơ thanh quyết toán để từ tháng 2/2022 đạt kết quả giải ngân tốt, tạo tiền đề cho cả năm.
"Các BQLDA, chủ đầu tư phải đẩy nhanh tiến độ thi công, đặc biệt là các dự án trọng điểm quốc gia như: Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, cao tốc Vân Phong - Buôn Ma Thuột, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cầu Đại Ngãi 2... Đối với các dự án nhóm A thuộc thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, trình Hội đồng thẩm định quốc gia, các chủ đầu tư phải dồn hết sức để kịp tiến độ. 7 dự án nhóm B, C chưa được Bộ phê duyệt chủ trương đầu tư thì tập trung hoàn thiện hồ sơ, trình phê duyệt. 43 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư cần khẩn trương hoàn thiện thủ tục trình phê duyệt dự án, tập trung thiết kế kỹ thuật để khởi công, tạo khối lượng thi công, nâng sản lượng giải ngân", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu
tối hậu thư, Ban Quản lý dự án giao thông, bộ giao thông vận tải, giải ngân, vốn đầu tư công, tiến độ thi công, dự án hạ tầng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, chủ đầu tư, nhà thầu, cao tốc bắc nam
Nhiều chủ đầu tư 'cán đích' giải ngân, ngành Giao thông tiếp tục được giao vốn lớn Hết tháng 12/2021, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã giải ngân được gần 37.171 tỷ đồng, đạt 85,6% kế hoạch giao. Dự kiến hết tháng 1/2022, Bộ sẽ tiếp tục giải ngân tối thiểu hơn 4.400 tỷ đồng để giải ngân đạt tối thiểu 96%, đáp ứng mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 63/CP của Chính phủ. 10 đơn vị...