“Siết” điều kiện cư trú, cơ quan quản lý thực sự lợi?
Tại sao phải kéo dài thời hạn tạm trú để thắt nhập khẩu vào thành phố? Việc kéo dài chắc chắn gây khó khăn cho người dân, còn cơ quan quản lý được lợi gì?… Một loạt câu hỏi được đặt ra trong phiên họp thẩm tra dự thảo luật Cư trú sửa đổi.
Chiều 12/3, UB Pháp luật của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể để thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú.
Theo quan điểm của cơ quan soạn thảo (Bộ Công an), việc đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương được gia tăng điều kiện về thời gian tạm trú từ 1 lên 2 năm. Ngoài ra, dự luật còn đề xuất giao HĐND thành phố quy định về điều kiện diện tích chỗ ở bình quân đối với các trường hợp đăng ký thường trú vào chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ tại địa bàn. Nơi đề nghị đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú…
Dự án luật cũng sửa đổi bổ sung nội dung về đăng ký tạm trú theo hướng quy định sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và có thời hạn 12 tháng. Trước khi hết thời hạn tạm trú 15 ngày, công dân đến cư quan công an đã cấp sổ tạm trú để làm thủ tục gia hạn, thay cho quy định tại Luật cư trú hiện hành quy định sổ tạm trú không xác định thời hạn.
Khi nhập cư vẫn là nhu cầu có thật, việc “thắt” các điều kiện sẽ mở cho nhiều hướng lách, chạy mới.
Chính phủ cho rằng, sửa luật Cư trú lần này (luật ban hành năm 2007) là nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho công dân trong cư trú, bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của mọi cá nhân, tổ chức; đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước, góp phần giữ vững an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ý kiến của nhiều thành viên trong UB Pháp luật – cơ quan thẩm tra dự án luật – cho rằng, các quy định cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công dân trong cư trú, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp công dân, khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong công tác đăng ký, quản lý cư trú trong giai đoạn hiện nay.
Đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) thẳng thắn nhận xét, dự thảo luật sửa đổi đang tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước với các điều khoản siết chặt hơn việc đăng ký hộ khẩu vào thành phố đối với người nhập cư. Theo ông Minh, một số nội dung sửa đổi, bổ sung đã siết chặt việc nhập cư vào những đô thị lớn và nhiều quy định như thời gian tạm trú, diện tích nhà ở… nếu được ban hành chắc chắn sẽ gây khó khăn cho người dân.
Đại biểu đặt câu hỏi, tại sao cơ quan soạn thảo không tiếp thu ý kiến của của các Bộ, ngành, đặc biệt là văn bản của Bộ Tư pháp.
Nhiều đại biểu cũng chỉ ra một số quy định chưa hợp lý, mâu thuẫn với quy định công dân được quyền tự do cư trú, không đúng với tinh thần Hiến pháp về bảo đảm quyền con người và quyền công dân…
Phó Chủ nhiệm UB Pháp luật Trần Đình Long cho rằng, về thời hạn tạm trú, việc quy định “người dân phải có thời gian tạm trú trên 1 năm mới được đăng ký hộ khẩu thường trú” là không phù hợp. Đại biểu lập luận, tại sao phải kéo dài thời gian tạm trú? Việc kéo dài thời gian tạm trú thì cơ quan chuyên môn của Nhà nước có lợi ích gì?
Tán thành hướng phân tích này, đại biểu Trần Thanh Hải (TPHCM) cho rằng, quy định dù chặt hơn nhưng vẫn phải là quy định mở để giải quyết việc giãn dân ở gốc của vấn đề chứ không phải xử lý phần ngọn. Cụ thể, muốn giãn dân thì phải phát triển các đô thị vệ tinh đi liền với các chính sách để thu hút người dân. Những đối tượng được thu hút này cần được tạo điều kiện tối đa để người dân tự nguyện đến đó ở. Còn đã thường trú trên địa bàn thì không nhất thiết phải hoàn thành quy định về thời gian.
Theo Dantri
Bộ GTVT "rút" quy định xử phạt xe không chính chủ
Do không có tính khả thi nên quy định xử phạt xe không chính chủ vừa được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) công bố tạm rút khỏi Dự thảo Nghị định (lần 2) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Chiều nay 11/3, phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho hay, quy định xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện đã được khẳng định trong Luật hiện hành, các Nghị định trước đây (Nghị định 15, Nghị định 34, Nghị định 71). Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Nghị định 71, điều khoản xử phạt này không có tính khả thi nên đền nghị Ban soạn thảo cần đưa điều khoản ra khỏi Nghị định.
Quy định xử phạt xe không chính chủ thiếu tính khả thi nên Bộ GTVT đã rút khỏiDự thảo Nghị định 71 sửa đổi
Bộ trưởng Thăng khẳng định: "Mức phí xử phạt tăng lên quá cao và quá trình triển khai thực hiện điều khoản này quá khó nên tính khả thi của điều khoản xử phạt không cao. Bộ GTVT và các Bộ, ngành liên quan sẽ tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng những văn bản pháp luật một cách đồng bộ, khi xét thấy việc xử phạt có tính khả thi cao, khi hệ thống văn bản hướng dẫn được đầy đủ thì mới đề nghị bổ sung vào Nghị định 71 hoặc đưa vào văn bản quy phạm pháp luật khác phù hợp hơn, công khai và minh bạch hơn".
Mặc dù việc xác minh là của người thực thi công vụ, người sử dụng phương tiện không liên quan đến quy trình đó, nhưng Bộ trưởng Thăng nhấn mạnh quy trình xác minh có chuyển chủ hay không chuyển chủ phải rõ. Hiện nay do chưa rõ ràng nên rất dễ dẫn tới tình trạng người tham gia giao thông bị xử phạt vi phạm một hành vi nhưng kéo theo việc phải xác minh có đúng là đã chuyển chủ hay chưa chuyển chủ.
"Người tham gia giao thông vi phạm lỗi vượt đèn đỏ, họ thực hiện quyết định xử phạt hành chính và đến nộp phạt ngay để lấy xe đi, nhưng người thực thi công vụ chưa chứng minh được phương tiện đã chuyển chủ hay chưa chuyển chủ và tiếp tục giữ lại, khi đó là gây phiền hà cho người dân" - Bộ trưởng Thăng lập luận.
Người đứng đầu ngành giao thông cũng lưu ý đến Ban soạn thảo Nghị định rằng lấy ý kiến là phải lắng nghe, khi rất nhiều người dân phản đối hay đồng tình đều phải tiếp thu những ý kiến đó.
Trong một diễn biến liên quan, ông Trần Sơn Hà - Cục phó Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (Bộ Công an) - cho rằng: Quy định chuyển quyền sở hữu phương tiện vẫn được Bộ Công an thực hiện lâu nay và người dân vẫn chấp hành tốt, chỉ khi có sửa đổi Nghị định 71 mức phí tăng cao nên người dân mới phản ứng.
Dù vậy, ông Hà cho biết cần thiết phải đưa quy định xử phạt đối với xe không chủ vì các văn bản quy phạm pháp luật trước đó đã có (tránh tình trạng Luật đã làm không chuẩn nên không đi vào cuộc sống được hoặc đưa vào Luật mà không thực hiện được), thực tế trong các vụ án hình sự và điều tra tai nạn giao thông cần thiết phải có. Đây cũng là việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nâng cao sự chặt chẽ của cơ quan quản lý Nhà nước...
Cũng theo ông Hà, khi đưa vào Nghị định 71 thì không xử phạt đối với những người mượn phương tiện (người thân trong gia đình, bạn bè) nhưng nếu chủ phương tiện giao cho người không đủ năng lực điều khiển phương tiện gây tai nạn thì phải xử phạt.
Như vậy, tuy Bộ GTVT đã rút quy định xử phạt xe không chính chủ ra khỏi Nghị định 71, nhưng các Bộ ngành liên quan vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, nếu Ban soạn thảo Nghị định này không thống nhất được thì theo quy trình sẽ phải báo cáo Chính phủ để lấy ý kiến biểu quyết.
Theo Dantri
Giá điện sẽ tăng vô tội vạ! Giá bán lẻ điện có thể tăng liên tục và gây sốc nếu EVN được nới rộng quyền tăng giá điện theo quy định mới của Bộ Công Thương Trong khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ngày càng thể hiện rõ sự độc quyền giá điện khi luôn đưa ra nhiều lý do để tăng mà không hề giảm giá thì...