Siết dầu Venezuela, Mỹ tăng 3 lần dầu nhập từ Nga
Các nhà máy lọc dầu của Mỹ dự báo sẽ phải tăng gấp 3 lần lượng dầu thô nhập khẩu từ Nga.
Thông tin từ Bloomberg trích dẫn báo cáo từ Russ Dallen cho biết, Mỹ đang đẩy mạnh việc nhập khẩu dầu thô từ Nga, với tổng số 13 tàu chở dầu tương đương khoảng 5 triệu thùng dầu thô tính từ đầu năm 2019 đến giữa tháng 5/2019.
Theo Bloomberg, các nhà máy lọc dầu của Mỹ được dự báo sẽ phải tăng gấp 3 lần lượng dầu thô nhập khẩu từ Nga mới đủ đáp ứng cho nhu cầu của ngành công nghiệp lọc dầu của Mỹ.
Hãng tin lưu ý thêm, tổng lượng dầu nhập khẩu của Mỹ trong tháng 2/2019 từ tất cả các nguồn cung ước tính đạt hơn 16 triệu thùng, trong khi con số này chỉ là 20 triệu thùng trong cả năm 2018 trước đó.
Trong năm 2017, Mỹ đã nhập khẩu 1,5 triệu thùng dầu từ Nga, tuy nhiên sang năm 2018, số lượng tăng mạnh lên tới 7,5 triệu thùng. Và ước tính trong năm 2019, số lượng này sẽ tiếp tục tăng thêm đến hơn 3 lần.
Video đang HOT
Mỹ sẽ phải tăng gấp 3 lần lượng dầu thô nhập khẩu từ Nga trong năm 2019
Bloomberg đánh giá đây là con số thể hiện sự gia tăng phi mã và không có kế hoạch của ngành nặng lượng Mỹ. Sở dĩ có sự khan hiếm nguồn cung này do Washington theo đuổi các biện pháp trừng phạt Venezuela, khiến cho các doanh nghiệp sản xuất nhiên liệu trong nước thiếu nguồn dầu thô.
Đáng chú ý, các biện pháp trừng phạt của Washington đã ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu dầu thô của Venezuela, nhưng không làm tê liệt hoàn toàn ngành công nghiệp dầu mỏ của quốc gia có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới này. Nhiều quốc gia trên thế giới vẫn cam kết nhập dầu của Venezuela, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Trung Quốc và thậm chí cả Nga.
Một chi tiết rất đáng chú ý, Rosneft – tập đoàn năng lượng khổng lồ của Nga hồi tháng 3/2019 đã bí mật cung cấp cho tập đoàn năng lượng quốc gia Venezuela PDVSA một khoản hỗ trợ tài chính tương đương khoảng 5 tỉ USD. Đổi lại, Rosneft được quyền nhập khẩu dầu thô giá rẻ từ PDVSA như một hình thức trả nợ và lãi.
Như vậy, song song với việc bán tài nguyên của mình, Nga tiếp tục nhập tài nguyên của Venezuela và bán ngược ra thị trường để ăn chênh lệch. Và với các chính sách trừng phạt, siết chặt Venezuela của mình, Washington rất có thể sẽ phải ngậm ngùi mua dầu với giá cao hơn từ phía Nga.
Ngoài ra, giá dầu thế giới đang ngày càng tăng từ tác dụng của việc Mỹ trừng phạt Venezuela, trừng phạt Iran, và OPEC cùng với Nga phối hợp để cắt giảm sản lượng.
Do đó, giá dầu tăng và các hợp đồng nhập khẩu cũng tăng nhanh khiến nền kinh tế Nga, với việc lấy xuất khẩu năng lượng là ngành kinh tế chủ đạo đã ngày càng thu về lợi nhuận khổng lồ.
Điều mâu thuẫn nhất vào thời điểm này, Nhà Trắng cũng đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các nhà sản xuất dầu mỏ của Nga với lý do rằng Moscow đứng sau cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014 và can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Bên cạnh đó, chính quyền Mỹ cũng có kế hoạch thực thi các biện pháp trừng phạt đối với dự án đường ống khí đốt Dòng chảy Phương Bắc 2 của Nga ở châu Âu nhằm thuyết phục các nước thuộc Liên minh châu Âu chuyển sang các nguồn năng lượng khác, như khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ.
Tuy nhiên, người Mỹ đang phải tăng lượng nhập khẩu dầu từ chính người Nga.
Minh Hoàng
Theo baodatviet
Tuyên bố sốc: Ukraine sẽ không tồn tại nếu chiến tranh với Nga
Ukraine sẽ không tồn tại nữa nếu xảy ra chiến tranh với Nga, cựu Giám đốc Cơ quan An ninh Ukraine Igor Smeshko tuyên bố trên kênh truyền hình "112 Ukraine".
Binh sĩ Ukraine.
"Chúng ta không thể cho thấy bất kỳ thành công nào, cả trong kinh tế lẫn về phát triển lực lượng vũ trang. Đúng, giờ đây chúng ta có thể tạm kiềm chế các nhóm đối lập ở Donetsk và Lugansk. Tuy nhiên, ai cũng biết rõ rằng theo lý thuyết nếu Liên bang Nga huy động lực lượng Không quân tiến hành chiến dịch tấn công thì quân đội của chúng ta đơn giản là sẽ không trụ nổi", ông tuyên bố.
Smeshko nhận định, chi phí ngân sách quân sự của đất nước là không hiệu quả và lý giải nguyên nhân do "không minh bạch". Chẳng hạn, theo lời ông, ở Mỹ chỉ phân bổ 1,5-2% GDP hàng năm cho quốc phòng và trên trang web của Quốc hội Mỹ kê khai rõ về những khoản mua sắm bằng tiền ngân sách "đến tận từng xu", trong khi đó dự thảo ngân sách của Ukraine cho năm 2019 trong lĩnh vực quân sự cấp đến 5,3% GDP nhưng không ai biết chi tiêu những gì.
Kiev thường xuyên tung ra những lời cáo buộc khác nhau không hề có chứng cứ chống Moscow, kể cả tội "can thiệp" vào các vấn đề nội bộ, tham gia cuộc xung đột ở đông-nam đất nước, tiến hành "cuộc chiến lai" gián điệp và tội phạm mạng... Phía Nga phủ nhận những cáo buộc phi lý này và gọi các tuyên bố tương tự là luận điệu vu khống trắng trợn không thể chấp nhận.
Theo Danviet
Nga tiết lộ đáng sợ về cuộc oanh tạc của Mỹ ở Euphrates, Syria Liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu đã nối lại các cuộc oanh tạc ở phía Đông sông Euphrates ở Syria và đang sử dụng cả bom phốt pho trắng (vũ khí bị cấm), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết. "Người Mỹ đã nối lại các cuộc không kích vào các khu định cư bị khủng bố...