Siết chặt quản lý xe kinh doanh vận tải
Trong những năm gần đây, hoạt động vận tải (bao gồm vận tải hành khách, vận tải hàng hóa) tại Đồng Nai được đánh giá có sự phát triển nhanh và rộng khắp.
Trên thị trường còn xuất hiện nhiều xe ô tô ứng dụng công nghệ gọi xe giống mô hình hoạt động của taxi công nghệ Grab; các loại xe dịch vụ cũng phát triển rầm rộ khiến lĩnh vực vận tải trở nên nhộn nhịp và đa dạng.
Đồ họa thể hiện một số điểm mới quy định kinh doanh và quản lý xe kinh doanh vận tải ( Thông tin: Thanh Hải – Đồ họa: Dương Ngọc)
Bên cạnh những mặt đạt được thì kinh doanh vận tải (KDVT) bằng xe ô tô vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, đòi hỏi các cơ quan chức năng, đơn vị quản lý cần kịp thời giám sát, khắc phục những bất cập.
* Hoạt động vận tải còn lộn xộn
Ông Dương Mạnh Hưng, Phó giám đốc Sở GT-VT cho rằng, sự phát triển mạnh mẽ của ngành Vận tải bằng ô tô thời gian qua đã giúp đẩy mạnh giao thương kinh tế, lưu thông hàng hóa cũng như tạo thuận lợi cho người dân đi lại. Các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động vận tải ngày một hoàn chỉnh, thống nhất, từng bước tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh hoạt động ổn định, phát triển.
Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một số doanh nghiệp vi phạm các quy định về KDVT khiên các ngành chức năng rất khó phát hiện để xử lý. Đơn cử như, trong khi các doanh nghiệp vận tải hoạt động theo tuyến cố định phải vào bến đón, trả khách thì những xe vận tải dịch vụ, công nghệ… thường lách luật đón, trả khách không đúng nơi quy định gây nguy cơ ùn tắc và tai nạn giao thông. Ngoài ra, tình hình đảm bảo an toàn giao thông dù đã chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn nhiều phức tạp, để xảy ra một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng mà nguyên nhân một phần là những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động vận tải.
Video đang HOT
Lực lượng Thanh tra giao thông Sở GT-VT kiểm tra xe kinh doanh vận tải hoạt động đưa đón học sinh tại TP.Biên Hòa. Ảnh: Thanh Hải
Theo đánh giá của Sở GT-VT, đa số các đơn vị vận tải chưa chủ động tìm hiểu và nắm bắt đầy đủ các quy định của pháp luật về kinh doanh và điều kiện KDVT. Từ đó, việc chấp hành, tuân thủ còn hạn chế, lỏng lẻo, giao khoán cho lái xe. Các đơn vị KDVT chưa quan tâm đến công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm nghề nghiệp đối với đội ngũ lái xe; trách nhiệm đối với trật tự an toàn xã hội. Công tác quản lý của các doanh nghiệp, HTX còn nhiều bất cập, cạnh tranh thiếu lành mạnh.
Thống kê của Công an tỉnh cho thấy, sau 2 năm thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 23-8-2018 về tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong hoạt động vận tải đường bộ, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý đối với gần 36 ngàn phương tiện KDVT vi phạm, tạm giữ trên 700 phương tiện, xử phạt nộp ngân sách nhà nước hơn 43 tỷ đồng, tước giấy phép lái xe có thời hạn gần 3,1 ngàn trường hợp. Ngoài ra, lực lượng công an còn phối hợp trao đổi thông tin với ngành GT-VT về 125 trường hợp phương tiện vi phạm không chấp hành quyết định xử phạt, 42 trường hợp phương tiện chở quá tải và 209 trường hợp xử lý vi phạm khác có liên quan đến hoạt động vận tải.
Trong khi đó, theo Sở GT-VT, việc kiểm tra của lực lượng liên ngành đối với lĩnh vực kinh doanh và điều kiện KDVT tại các doanh nghiệp, HTX KDVT trên địa bàn tỉnh được thực hiện xuyên suốt trong các năm 2018 và 2019. Riêng năm 2018, đoàn kiểm tra đã lập biên bản xử lý vi phạm hành chính 18/32 đơn vị, thu hồi giấy phép KDVT 12/35 đơn vị (trong đó có 3 đơn vị không có địa chỉ). Trong năm 2019: đoàn kiểm tra đã lập biên bản xử lý vi phạm hành chính 24/51 đơn vị; tạm đình chỉ hoạt động 10 đơn vị và thu hồi giấy phép KDVT 8 đơn vị không có hoạt động.
* Nhiều điều chỉnh về xe KDVT
Nhằm đưa hoạt động KDVT vào nề nếp, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17-1-2020 quy định về kinh doanh và điều kiện KDVT bằng xe ô tô (gọi tắt là Nghị định 10) và mới đây là Thông tư 12/2020/TT-BGTVT của Bộ GT-VT, có hiệu lực thi hành từ ngày 15-7-2020 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ (gọi là Thông tư 12) đã tạo một hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh trên thị trường vận tải, khắc phục được những điểm còn hạn chế, bất cập các quy định của pháp luật trước đây.
Nhiều tuyến xe ô tô khách hoạt động tại Bến xe Đồng Nai (TP.Biên Hòa)
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Huyện, Nghị định 10 được xây dựng và ban hành trong bối cảnh Luật Giao thông đường bộ năm 2008 chưa được sửa đổi, có nhiều nội dung đã cho thấy sự bất cập giữa quy định của pháp luật với thực tiễn và sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Theo đó, nhiều quy định đã được bổ sung để quản lý chặt chẽ đối với xe hợp đồng, du lịch; xử lý hoạt động “xe dù, bến cóc”, xe hợp đồng “trá hình” tuyến cố định như: phải được niêm yết (dán cố định) cụm từ “xe hợp đồng” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe và phải có phù hiệu “xe hợp đồng”. Quá trình hoạt động, phương tiện ngoài trang bị đầy đủ hệ thống giám sát hành trình còn phải lắp camera giám trên xe nhằm cung cấp, truyền dữ liệu với cơ quan chức năng, đơn vị vận tải quản lý.
Đối với loại hình taxi sử dụng phần mềm để đặt xe, hủy chuyến, tính cước, Nghị định 10 quy định trên xe phải có thiết bị kết nối trực tiếp với hành khách để đặt xe, hủy chuyến; tiền cước chuyến đi được tính theo quãng đường xác định trên bản đồ số. Phần mềm tính tiền phải bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử; giao diện dành cho hành khách phải có tên hoặc biểu trưng (logo) của doanh nghiệp, HTX KDVT và phải cung cấp cho hành khách trước khi thực hiện vận chuyển.
Cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh làm thủ tục chuyển đổi biển số trắng sang biển số vàng đối với xe kinh doanh vận tải
Tương tự, Thông tư 12 cũng đưa ra quy định mới là tất cả các bến xe khách phải thực hiện quản lý, áp dụng thông tin từ phần mềm quản lý bến xe khách. Cụ thể, thông tin hoạt động tại bến xe khách sẽ được cập nhật liên tục giữa các bến xe được truyền về Tổng cục Đường bộ Việt Nam như: biển kiểm soát, lái phụ xe, tuyến đường chạy, số lượng hành khách xuất bến, hành trình di chuyển… Những doanh nghiệp, nhà xe không đảm bảo yêu cầu sẽ bị dừng hoạt động, qua đó ngăn chặn các vi phạm về KDVT ngay từ gốc.
Liên quan đến vấn đề này, Bộ Công an cũng đã ban hành Thông tư 58/2020 quy định về quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (gọi tắt là Thông tư 58) có hiệu lực từ ngày 1-8-2020. Trong đó, quy định ô tô KDVT bao gồm: xe taxi, xe công nghệ, xe khách, xe tải phải có biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen.
Phó giám đốc Công an tỉnh, đại tá Lê Quang Nhân đánh giá, việc phân định màu biển số xe được thực hiện theo Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19-2-2019 của Chính phủ về tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021. Trong đó, Thủ tướng giao Bộ Công an nghiên cứu phân định màu sắc biển số đối với xe KDVT nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý hoạt động các xe này. Khi chuyển đổi biển số sang màu vàng cũng sẽ giúp lực lượng chức năng tổ chức giao thông trên đường cũng như sự công bằng, bình đẳng với nhau.
Sau khi thông tư này ban hành, nhiều doanh nghiệp, cá nhân đánh giá quy định này có nhiều điều chỉnh, thay đổi so với trước đây. Là bước đi cần thiết để đưa hoạt động KDVT vào khuôn khổ, từ đó tạo sự phát triển bình đẳng giữa các loại hình vận tải. Buộc các doanh nghiệp KDVT phải nâng cao trách nhiệm và ý thức phục vụ dịch vụ tốt, an toàn cho hành khách.
Thanh Hóa tiếp tục tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản số 14478 /UBND-CN về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh.
Trong thời gian qua, UBND, Chủ tịch UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo các lực lượng chức năng, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh. Song theo báo cáo kiểm soát tải trọng tháng 9-2020 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam vẫn còn tình trạng các xe tải nặng, cơi nới kích thước thành thùng, chở vật liệu xây dựng quá tải lưu thông trên QL1 đoạn từ thị xã Bỉm Sơn đến thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Các xe tải cơi nới kích thước thành thùng, chở đất, vật liệu xây dựng quá tải lưu thông trên tuyến đê tả, hữu sông Chu, địa bàn huyện Thọ Xuân.
Để xử lý nghiêm các phương tiện xe chở quá tải, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông và đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
Công an tỉnh tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm xe quá khổ, quá tải trên các tuyến giao thông, nhất là các tuyến QL1, đê tả, hữu sông Chu.
Sở Giao thông vận tải chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố, đặc biệt là các huyện dọc theo sông Chu, sông Mã để tăng cường kiểm soát tải trọng ngay tại chân hàng; sử dụng có hiệu quả trạm kiểm tra tải trọng lưu động và cân xách tay; tổng hợp các xe vi phạm kích thước thùng hàng vượt quá quy định gửi về Cục Đăng kiểm Việt Nam để xử lý theo quy định.
Tăng cường quản lý, chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông nâng cao tinh thần trách nhiệm, hiệu quả công tác và phòng ngừa sai phạm trong khi làm nhiệm vụ.
Phối hợp với các cơ quan thông tin, báo chí trong công tác tuyên truyền về kiểm soát tải trọng phương tiện.
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải để kiểm tra các doanh nghiệp khai thác mỏ có phương tiện hoặc phương tiện vận chuyển từ mỏ lưu thông trên QL.1, tuyến đê tả, hữu sông Chu như phản ánh của Tổng cục Đường bộ Việt Nam tại Công văn số 7276/TCĐBVN-ATGT ngày 8-10-2020.
UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các lực lượng chức năng của địa phương tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý theo thẩm quyền; trường hợp vượt quá thẩm quyền, thông báo ngay cho Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải để kịp thời kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Xử lý nghiêm trách nhiệm đơn vị kinh doanh vận tải có xe gây tai nạn Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu khẩn trương điều tra, kết luận nguyên nhân vụ tai nạn xảy ra tại Quảng Ninh, Đà Nẵng và xử lý nghiêm đối với tổ chức, cá nhân vi phạm. Hiện trường vụ tai nạn giữa xe khách và xe đầu kéo tại đường dẫn Nam hầm Hải Vân. (Ảnh: TTXVN) Theo báo...