Siết chặt quản lý phương tiện kinh doanh vận tải
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình mới đây đã yêu cầu xử lý nghiêm chủ doanh nghiệp để xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng và truy trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước liên quan.
Kiểm tra xử lý nghiêm những vi phạm đối với chủ phương tiện kinh doanh vận tải.
Doanh nghiệp vận tải không vô can
Theo thống kê từ Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trong 10 tháng năm 2020, toàn quốc xảy ra 11.653 vụ tai nạn giao thông, làm chết 5.456 người, bị thương 8.630 người. So với 10 tháng năm 2019, giảm 2.598 vụ (18,23%), giảm 862 người chết (13,64%) và giảm 2.243 người bị thương (20,63%).
Tuy nhiên, từ tháng 6/2020 đến nay, trên địa bàn cả nước liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến ô tô kinh doanh vận tải, làm chết và bị thương nhiều người, khiến dư luận bức xúc, bất an.
Nghiêm trọng nhất là vụ tai nạn giao thông ngày 26/7 tại Quảng Bình làm 15 người chết, 22 người bị thương. Ngoài ra, còn có vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum ngày 11/7 làm 6 người chết, 35 người bị thương; tại Bình Thuận ngày 21/7 làm 8 người chết, 7 người bị thương. Mới đây, ngày 6/11, một vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại tuyến đường liên thôn Bản Mồ (thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, Hà Giang) khiến 3 du khách người Đà Nẵng tử vong, 4 người khác bị thương…
Video đang HOT
Tại cuộc họp Thường trực Ủy ban An toàn giao thông quốc gia mới đây, Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia chỉ rõ, những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng nêu trên là do hành vi vi phạm quy định pháp luật về trật tự, an toàn giao thông của lái xe, chủ xe như người lái xe điều khiển phương tiện vi phạm tốc độ, đi sai phần đường, sai luồng, tuyến đăng ký, vi phạm nồng độ cồn, chở quá tải, sức khỏe không bảo đảm, buồn ngủ, lái xe không có bằng lái phù hợp loại phương tiện, thiếu ý thức, không tuân thủ quy tắc điều khiển khi đi trên đoạn đường đèo dốc.
Đánh giá một cách thẳng thắn, nguyên nhân cơ bản gây ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng chính là sự buông lỏng, thiếu trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh vận tải trong việc thực hiện phương án bảo đảm an toàn giao thông theo quy định, quản lý lái xe lỏng lẻo, chạy sai lộ trình, không có thiết bị giám sát hành trình…
“Việc này tuy đã nhắc đi, nhắc lại nhiều lần, nhưng từ đó đến nay, vẫn chưa có một trường hợp chủ phương tiện, doanh nghiệp vận tải nào bị xử lý hình sự do vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông trong kinh doanh vận tải, để xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng. Không thể nói các chủ doanh nghiệp vô can khi để lái xe nghiện ma túy, lái xe không có bằng lái đúng loại xe. Do đó, cần nghiêm túc làm rõ vấn đề này. Cần xác định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương; làm rõ việc phân công, phân cấp trong tuần tra, kiểm soát của lực lượng chức năng…”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Phó thủ tướng cũng yêu cầu, xác định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, bởi tình hình xảy ra như trên có trách nhiệm quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương.
“Tôi đã giao các bộ, ngành, địa phương kiểm tra doanh nghiệp kinh doanh vận tải, nhưng việc này làm chưa quyết liệt, trật tự lòng lề đường, hành lang an toàn giao thông chưa bảo đảm. Đề nghị các cấp, các ngành quyết liệt hơn”, Phó thủ tướng chỉ đạo.
Những giải pháp cấp bách
Để khắc phục, hạn chế tai nạn giao thông nói chung và tai nạn giao thông liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô nói riêng, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đề ra hàng loạt giải pháp cấp bách.
Liên quan vụ tai nạn thảm khốc ở Hà Giang khiến 3 du khách người Đà Nẵng tử vong và 4 người bị thương, Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an đã chỉ đạo Cục Cảnh sát giao thông phối hợp Tổng cục Đường bộ Việt Nam rà soát, đánh giá toàn diện hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ôtô, tập trung vào các điều kiện an toàn của xe chở học sinh, xe chở khách du lịch. Từ đó, kiến nghị giải pháp ngăn chặn những điều kiện có khả năng gây mất an toàn; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm của cá nhân, tổ chức là chủ xe, lái xe kinh doanh vận tải hành khách.
Thứ nhất, giao Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) báo cáo về việc kiểm tra các doanh nghiệp có lái xe điều khiển gây tai nạn giao thông từ tháng 1/2019 đến nay; chú trọng xử lý đối với vi phạm của chính phương tiện gây tai nạn giao thông và kiến nghị xử lý cơ quan cấp giấy phép doanh nghiệp vận tải.
Thứ hai, giao Bộ Công an báo cáo xử lý trách nhiệm của chủ phương tiện, chủ cơ sở kinh doanh vận tải có lái xe gây ra tai nạn nghiêm trọng từ tháng 1/2019 đến nay. Yêu cầu lực lượng công an duy trì tuần tra kiểm soát xe tải, xe khách trong khoảng thời gian từ 21 giờ đêm đến 5 giờ sáng; gắn trách nhiệm người đứng đầu đơn vị phụ trách, quản lý các tuyến đường; xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức làm giả giấy khám sức khỏe, giấy phép lái xe.
Đối với các sở GTVT của các tỉnh, thành phố, Bộ GTVT yêu cầu tiếp tục xử lý các vị trí điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên các tuyến đường bộ do địa phương quản lý; chú trọng các đoạn tuyến đi qua khu vực đèo dốc, nguy hiểm. Đặc biệt, tổ chức thanh, kiểm tra đối với các đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện vi phạm; chú trọng kiểm tra các đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện gây tai nạn; xử lý nghiêm đối với hành vi chủ xe giao phương tiện kinh doanh vận tải cho lái xe không đủ điều kiện điều khiển phương tiện và kiến nghị xử lý trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh vận tải (nếu có sai phạm).
Vụ xe U - oát lao xuống vực ở Hà Giang: Đình chỉ công tác một kiểm định viên
Kiểm định viên này được xác định có sai sót nghiệp vụ trong việc lập hồ sơ quản lý xe ô tô U - oát lao xuống vực ở tỉnh Hà Giang vào ngày 8/11.
Chiếc xe U-oát lao xuống vực khiến 6 người thương vong (Ảnh: Hòa Thắng).
Chiều nay (20/11), tin từ Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, lãnh đạo đơn vị này vừa có quyết đình đỉnh chỉ hoạt động kiểm định xe cơ giới 1 tháng (bắt đầu từ 21/11/2020) đối với đăng kiểm viên Trương Đăng Lưu của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Hà Giang, thuộc Sở Giao thông Vận tải G9TVT) tỉnh Hà Giang.
Theo ông Nguyễn Đức Toàn - Phó trưởng Phòng Kiểm định xe cơ giới Cục Đăng kiểm Việt Nam, đăng kiểm viên Trương Đăng Lưu do sai sót nghiệp vụ trong việc lập hồ sơ quản lý xe ô tô U-oát mang BKS 23A-071.95 lao xuống vực ở huyện Đồng Văn , tỉnh Hà Giang, xảy ra ngày 8/11, làm 3 người thiệt mạng và 4 người khác trên xe thương tích nặng.
Cụ thể, kết quả kiểm tra dữ liệu quản lý kiểm định phương tiện đối với chiếc xe U-oát mang BKS 23A-071.95 sau khi vụ tai nạn xảy ra cho thấy, đơn vị đăng kiểm lập dữ liệu sai hồ sơ xe 23A-071.95.
Chiếc xe này được sản xuất, lắp ráp năm 2005 tại Việt Nam, song thông tin trong hồ sơ kiểm định lại là sản xuất năm 1990 tại Nga. Đăng kiểm viên Trương Đăng Lưu là người lập sai hồ sơ và chịu trách nhiệm về việc trên.
Trước đó, như Kinh tế & Đô thị đã đưa tin, vào lúc 11 giờ ngày 8/11, xe ô tô U - oát mang BKS 23A-071.95 do tài xế Sùng Mí Quả (SN 1985, trú tại xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) điều khiển, chở theo 6 khách người Đà Nẵng đi từ thị trấn Đồng Văn xuống thôn Bản Mồ để đi xuống sông Nho Quế tham quan thì xảy ra tai nạn, xe rơi xuống vực sâu khoảng 100m. Hậu quả làm 3 phụ nữ trên xe thiệt mạng, 3 khách nam giới và lái xe bị thương nặng.
Dữ liệu kiểm định thể hiện, chủ xe theo giấy đăng ký là Nguyễn Thành Minh, sinh năm 1993, trú tại tổ 5, phường Trần Phú, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang. Xe được kiểm định lần gần nhất là ngày 7/7/2020 tại Trung tâm đăng kiểm 23-01S Hà Giang, có hạn kiểm định đến 26/1/2021.
Cơ quan chức năng tỉnh Hà Giang xác định chiếc xe trên không đảm bảo điều kiện kinh doanh vận chuyển khách du lịch theo Nghị định 10/2020 của Chính phủ.
Khẩn trương cứu chữa bệnh nhân trong vụ tai nạn giao thông ở Hà Giang Ngay 9/11, Bênh viên Đa khoa tinh Ha Giang đa tiêp nhân 4 bênh nhân trong vu tai nan giao thông đăc biêt nghiêm trong xay ra vao trưa 8/11 tai thôn Ban Mô, thi trân Đông Văn, huyên Đông Văn (Ha Giang) khiên 3 ngươi chêt va 4 ngươi bi thương đê theo doi va điêu tri. Trước đó, 4 bệnh nhân...