Siết chặt quản lý bán thuốc theo đơn
Không cần trình đơn thuốc, người dân có thể dễ dàng đến bất cứ hiệu thuốc nào để mua các loại thuốc kháng sinh, giảm đau và cả các loại biệt dược. Thực trạng này đang diễn ra phổ biến tại các hiệu thuốc trên địa bàn tỉnh, bất chấp những quy định chặt chẽ về quản lý y dược đã được Sở Y tế ban hành từ lâu.
Hoạt động mua bán thuốc tại một cơ sở kinh doanh trên địa bàn TP Thanh Hóa.
Mua bán thuốc tràn lan
Tại một hiệu thuốc lớn trên đường Trường Thi, phường Trường Thi (TP Thanh Hóa), sau khi nghe khách hàng kể về những triệu chứng khó chịu đang gặp phải, nữ nhân viên lập tức tư vấn cho khách một cách nhanh nhẹn và lưu loát. Theo chị, với biểu hiện hắt hơi sổ mũi thì khách hàng chắc chắn đã mắc bệnh cảm cúm. Để “tiêu diệt ngay con vi rút cúm”, chị liền lấy cho vị khách của mình 6 liều cảm cúm bao gồm các loại thuốc đa màu sắc cùng một vỉ thuốc kháng sinh Penicillin và không quên dặn dò: “Nhất định phải uống kháng sinh cho nhanh khỏi đấy nhé”.
Qua một nhà thuốc tư nhân khác trên đường Hải Thượng Lãn Ông, phường Đông Vệ, khách hàng lúc này lại kể sơ qua về tình trạng con gái 2 tuổi của mình bị sốt, ho, có đờm. Nhanh chóng, người bán hàng lại thoăn thoắt đưa ra mấy loại thuốc đặc trị hạ sốt, chống viêm, bổ phế và vài gói kháng sinh mà không cần quan tâm trên gói thuốc có ghi rõ ràng “Thuốc bán theo đơn”.
Hiện nay, phần lớn người dân thường giữ thói quen cứ thấy trong người có dấu hiệu sức khỏe không tốt là lập tức ra ngay hiệu thuốc để mua thuốc theo kinh nghiệm hoặc dùng lại đơn cũ hay mua theo chỉ dẫn của người thân quen… Việc đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế được cho là tốn thời gian và không cần thiết. Chỉ cần thấy đau họng, đau lợi… thì các loại kháng sinh như Penicillin, Erythrormycin, Zinnat… sẽ trở thành tên gọi đầu tiên khi họ đến các quầy tân dược. Việc mua thuốc không kê đơn diễn ra quá dễ dàng, rất tiện nhưng không có lợi vì thực tế đã có nhiều trường hợp phải chịu hậu quả nặng nề và đáng tiếc vì sự thiếu hiểu biết, coi thường sức khỏe của chính mình và người thân trong gia đình.
Ghi nhận từ thực tế, tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, nhiều trường hợp trẻ nhỏ ban đầu mắc các bệnh thông thường như ho, sốt, tiêu chảy, viêm phế quản… nhưng bị biến chứng nguy hiểm chỉ vì bố mẹ tự ý mua thuốc cho trẻ dùng một cách vô tội vạ. Hay có trường hợp bệnh nhi bị nấm khoang miệng nhưng gia đình nghĩ cháu bé bị viêm lợi nên tự ý điều trị tại nhà bằng thuốc kháng sinh, sau nhiều ngày bệnh không thuyên giảm, mẹ bé lại đổi sang loại kháng sinh khác và tiếp tục điều trị thêm 5 ngày nữa. Chỉ đến khi cháu bé có dấu hiệu tiêu chảy, suy nhược cơ thể thì gia đình mới cho cháu đi khám và nhập viện. Theo các bác sĩ, đây là việc làm rất nguy hại, vì nếu dùng không đúng thuốc, không đúng liều lượng rất dễ dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh và khiến các bệnh thông thường biến chứng ra những bệnh nguy hiểm tới tính mạng.
Cần siết chặt quản lý
Theo dược sĩ chuyên khoa 2 Bùi Hồng Thủy, Trưởng Phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân, Sở Y tế Thanh Hóa, thói quen mua, sử dụng thuốc tùy tiện của người dân và các cơ sở bán thuốc không chấp hành nghiêm các quy định trong hành nghề khiến việc sử dụng thuốc tràn lan, trở thành thực trạng đáng báo động, gây nên những hệ lụy xấu về sự an toàn và hiệu quả trong sử dụng thuốc.
Trước thực trạng trên, tháng 9-2017, Bộ Y tế đã có “Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020″ và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối các cơ sở cung ứng thuốc, nhằm tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn, trong đó tập trung kiểm soát kê đơn kháng sinh và bán thuốc kháng sinh.
Video đang HOT
Nhằm hiện thực hóa nội dung đề án của Bộ Y tế, tháng 4-2018, Sở Y tế Thanh Hóa đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể như: Tuyên truyền, mở các lớp tập huấn nhằm phổ biến tới các doanh nghiệp kinh doanh thuốc trên địa bàn tỉnh về chủ trương thực hiện nghiêm túc việc bán thuốc phải có đơn chỉ định của bác sĩ. Tháng 8-2018, Sở Y tế đã tổ chức hội nghị triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hướng dẫn cài đặt kết nối mạng cho các đơn vị cung ứng thuốc với mục tiêu đến tháng 12-2019, tất cả các cơ sở kinh doanh thuốc phải được kết nối mạng. Đây được xem là giải pháp loại bỏ mọi hành vi có tính gian lận trong sản xuất, kinh doanh thuốc, giúp thị trường này minh bạch hơn. Khi tham gia hệ thống này, các cơ sở cung ứng sẽ kê khai vào hệ thống đơn thuốc mà họ bán, các thuốc đang còn tồn trong kho, nguồn gốc, giá cả… Từ đó, cơ quan quản lý sẽ phát hiện được ngay nếu nhà thuốc có thuốc quá hạn hoặc bán thuốc cao hơn giá kê khai, mua bán thuốc có theo đơn hay không…
Tuy quy định rõ ràng cũng như đã có những hướng dẫn cụ thể nhưng việc chấp hành và thực hiện của các cơ sở bán lẻ thuốc hiện nay vẫn chưa thực sự nghiêm túc. Cũng theo ông Bùi Hồng Thủy, nguyên nhân của tình trạng này trước tiên là do chính người tiêu dùng không chịu bỏ thói quen cũ, vẫn mua thuốc theo kinh nghiệm của cá nhân và nghe người quen giới thiệu mà không cần thăm khám bác sĩ; các cơ sở bán thuốc thực hiện kết nối mạng mới chỉ mang tính hình thức còn việc bán thuốc thì chủ yếu vẫn là bán theo yêu cầu trực tiếp của khách hàng. Mặt khác, chế tài xử phạt vi phạm chưa đủ sức răn đe. Cụ thể, đối với hành vi bán lẻ các loại thuốc phải kê đơn mà không có đơn thuốc bị xử phạt từ 200 đến 500 nghìn đồng. Theo ông, mức phạt đó là thấp, lại khó có thể thanh, kiểm tra thường xuyên khiến nhiều cơ sở bán lẻ thuốc vì lợi nhuận sẽ vẫn tiếp tục vi phạm.
Để việc mua bán thuốc theo đơn được thực hiện triệt để, bên cạnh việc thắt chặt quản lý trong kinh doanh thuốc tại các cơ sở trên địa bàn tỉnh của các cơ quan chức năng thì bản thân người dân cũng cần nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe và tuân thủ quy định của Nhà nước, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra đến sức khỏe của chính mình và cả những thế hệ sau.
Theo Báo Thanh Hóa
Vàng, nhũ hương và mộc dược mang lại lợi ích gì cho sức khỏe?
Ba món quà được ba vua dâng lên Chúa Hài đồng trong mùa Giáng sinh (theo Kinh thánh), là vàng, nhũ hương và mộc dược.
Shutterstock
Chúng được xem như những món quà quý hiếm và đắt giá, có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, ngoài ý nghĩa là món quà niềm vui của mùa Giáng sinh. Liệu ba vị vua khôn ngoan có biết những món quà của họ tốt cho sức khỏe như thế nào không.
Sau đây là một số lợi ích sức khỏe mà ba món quà trên có thể mang lại. Mặc dù bằng chứng còn chưa hoàn hảo, nhưng câu chuyện của mỗi món quà đều thú vị theo đúng nghĩa của nó, theo Medical News Today.
Vàng
Khi nói đến vàng, điều đầu tiên người ta nghĩ đến là giá trị cao.
Việc sử dụng vàng sớm nhất được ghi nhận ở Trung Quốc khoảng 2.500 năm trước Công nguyên.
Trong thời Trung cổ, và cho đến ngày nay, có những đơn thuốc đề nghị sử dụng vàng để làm giảm bớt các triệu chứng trầm cảm và chứng đau nửa đầu, đồng thời cải thiện sự tập trung và tỉnh táo.
Vào thế kỷ 19, vàng được xem là thuốc bổ thần kinh - một tác nhân làm dịu thần kinh - và nó được sử dụng để điều trị các chứng bệnh khác nhau từ nghiện rượu đến động kinh.
Một số hợp chất của vàng có thể được cơ thể xử lý và có đặc tính chống viêm. Một số loại thuốc viêm khớp là hợp chất của vàng như thuốc trị thấp khớp Natri Aurothiomalate và Auranofin. Auranofin được sử dụng để điều trị bệnh thấp khớp mức độ nặng, giảm đau, giảm viêm, theo Medical News Today.
Một đồng vị của vàng được sử dụng trong điều trị một số bệnh ung thư. Vàng có khả năng tuyệt vời trong việc hấp thụ tia X và các khối u được phủ vàng có thể tăng hiệu quả xạ trị. Từ đó, việc điều trị có thể sử dụng cường độ yếu hơn, giảm thiểu tổn hại cho các mô khỏe mạnh.
Có một nghiên cứu vô cùng thú vị. Các nhà nghiên cứu đã kết hợp một hợp chất của trà xanh với các hạt nano vàng phóng xạ và sử dụng chúng để tấn công ung thư tuyến tiền liệt.
Hợp chất trà dễ dàng hấp thụ vào các khối u và khi vàng phóng xạ được gắn vào hợp chất, nó có thể di chuyển theo hợp chất của trà đến trung tâm của khối u, nơi nó có thể phá hủy các tế bào mà không làm hỏng các mô khác.
Theo các tác giả, kỹ thuật này có thể cung cấp những tiến bộ đáng kể trong việc điều trị hiệu quả ung thư tuyến tiền liệt và các khối u rắn khác, theo Medical News Today.
Nhũ hương
Nhũ hương là tinh dầu của cây nhựa hương Ấn Độ, là một thảo dược rất thông dụng tại Ấn Độ và các nước Địa Trung Hải. Nó có một lịch sử ấn tượng và đã được giao dịch trên Bán đảo Ả Rập trong khoảng 6.000 năm.
Nhũ hương có tác dụng chống viêm rất tốt, được sử dụng cho nhiều bệnh lý viêm mạn tính, đặc biệt là viêm khớp, thoái hóa khớp, thấp khớp, viêm đại tràng mạn tính...
Mộc dược
Mộc dược là một chất nhựa thơm được cạo ra từ cây Commiphora ở Ấn độ.
Mộc dược được sử dụng đã 3 thế kỷ nay với mục đích y học, là một loại thảo dược rất tốt.
Nó giúp loại bỏ các chất cặn bả ra khỏi đường ruột, nhiễm trùng răng miệng, nhiễm nấm, làm săn niêm mạch, chống nhiễm trùng, chống ký sinh trùng, chống ho, điều kinh, chống co thắt, trị goutte, nhức đầu, vàng da, viêm nhiệt miệng, suy nhược và liệt, gây mê và hiệu quả làm hạ đường huyết, theo Medical News Today.
Trong suốt thế kỷ thứ 10, mộc dược được dùng để bảo vệ chống lại dịch hạch.
Người Ai Cập và Đức từng dùng mộc dược để trị rắn cắn.
Mộc dược còn được các thầy thuốc Ai Cập cổ dùng bảo quản xác hay ướp xác.
Ngoài ra, mộc dược từ lâu được dùng như một loại nước hoa trong ngành thẩm mỹ và như một chất hương liệu trong thực phẩm và nước giải khát.
Nhựa thơm được sử dụng trong công nghệ sản xuất hương trầm, nhang và nước hoa, nó tạo ra một mùi thơm ngọt ngào, có vị của đất và gỗ, theo Medical News Today.
Ngày nay, với sự tập trung phổ biến vào các liệu pháp chăm sóc sức khỏe, các loại tinh dầu và liệu pháp mùi hương đã mang lại cho nhũ hương một sự "tái sinh" ở phương Tây.
Theo thanhnien
Quản lý nhà thuốc bằng công nghệ Từ ngày 1/1/2019, các nhà thuốc muốn hoạt động phải có máy tính sử dụng phầm mềm đáp ứng yêu cầu của Bộ Y tế, qua đó kê khai giá, hạn dùng của thuốc và đơn thuốc. Đây là kết quả của đề án quản lý nhà thuốc bằng công nghệ, được Cục Quản lý Dược tích cực triển khai từ năm 2017...