Siết chặt những điểm ‘đen’ tai nạn đường sắt tại TP.HCM
Những ngày đầu năm 2012, trên cả nước đã xảy ra liên tiếp các vụ tai nạn đường sắt thương tâm. Việc mọc lên những đường ngang “tự phát” cùng với ý thức kém của người dân vẫn nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn đường sắt.
Ý thức kém từ người dân
Sáng 13/5/2011, trên địa bàn TP.HCM đã xảy ra vụ tai nạn đường sắt thương tâm, làm chị Nguyễn Thị Nga (SN 1984) chết tại chỗ. Nguyên nhân được xác định do chị Nga đã leo qua rào chắn ngăn giữa đường bộ với đường sắt (nằm tại phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) để đến chợ cho gần.
Trước đó, vào sáng 11/5, tại đoạn đường sắt chạy ngang đường Thích Quảng Đức (phường 5, quận Phú Nhuận) cũng đã xảy ra một vụ tai nạn đường sắt khiến một nhân viên ngành điện lực chết tại chỗ.
Qua tìm hiểu của chúng tôi tại đường Kha Vạn Cân (đoạn gần ngã tư Bình Triệu), xuất hiện một đường ngang tự phát băng qua đường sắt. Dù hệ thống rào chắn khá kiên cố hai bên đường sắt nhưng vẫn có một số người dân cố tình băng qua. Tại đoạn này gần khu vực chợ, vì thế, một số hộ dân sống gần hành lang đã tự ý leo rào qua đường sắt để tới chợ nhanh hơn.
Sẽ rất nguy hiểm nếu như đường ngang dân sinh giao với đường sắt không có rào chắn cùng hệ thống đèn, biển báo tín hiệu.
Đáng chú ý vẫn còn nhiều đoạn đường ngang giao cắt với đường sắt không có barie, thậm chí có đoạn không hàng rào chắn. Có mặt tại điểm giao cắt giữa đường sắt với đường Hoàng Văn Thụ (quận Phú Nhuận) đúng lúc đoàn tàu lao tới, chúng tôi chứng kiến dù còi báo động réo vang từng hồi nhưng một số người vẫn liều mạng phóng xe băng qua. Dọc theo đường Nguyễn Kiệm, Trần Khắc Chân, Trần Hữu Trang,… cũng có khá nhiều người băng qua đường sắt rất nguy hiểm.
Anh Tạ Văn Bính, ngụ tại số 145 đường Kha Vạn Cân (phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức), chủ cửa hàng bán vật liệu xây dựng, cho biết, hầu như ngày nào cũng có nhiều người vẫn ngang nhiên cố tình leo rào băng qua đường sắt, bất chấp nguy hiểm. Do đoạn này có rào chắn khá dài, nếu đi vòng lại đường ngang hợp pháp sẽ mất thời gian nên nhiều người dân vẫn cố tình băng qua bất chấp nguy hiểm chờ chực.
Được biết, trên địa bàn TP.HCM hiện có 15km chạy qua 5 quận. Trong đó, có tổng cộng 27 đường ngang với 19 đường có gác chắn và đèn tín hiệu; 7 đường có đèn cảnh báo tự động. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn TP.HCM có 1 đường ngang dân sinh chưa có hệ thống gác chắn và vẫn còn tồn tại gần 3km đường sắt không có hàng rào chắn, đoạn từ đường Tô Ngọc Vân đến giáp ranh tỉnh Bình Dương.
Video đang HOT
Siết chặt an toàn đường sắt
Ông Nguyễn Ngọc Tường – Phó Ban chuyên trách Ban an toàn giao thông TP.HCM cho biết, các vụ tai nạn giao thông đường sắt xảy ra trên địa bàn TP phần lớn đều do sự thiếu ý thức của người dân. Cụ thể, trong năm 2011 đã xảy ra 4 vụ tai nạn đường sắt, làm chết 4 người, tuy nhiên, 2 vụ trong đó là do người dân tự ý băng qua đường sắt. Từ đầu năm 2012 đến nay trên địa bàn TP chưa xảy ra vụ tai nạn giao thông đường sắt đáng tiếc nào.
Trong năm 2012, ngành đường sắt đặt mục tiêu giảm 10% tai nạn giao thông theo kế hoạch của UBND TP đưa ra. Để thực hiện được điều này, Ban an toàn giao thông TP sẽ phối hợp với ngành đường sắt, Phòng cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (PC67) cùng chính quyền địa phương nơi có tuyến đường săt đi qua, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân, đặc biệt người dân sống hai bên hành lang đường sắt, chấp hành nghiêm chính quy định an toàn giao thông đường sắt khi tham gia giao thông.
Riêng một số vị trí “tự phát” băng qua đường sắt, Ban an toàn giao thông sẽ phối hợp với chính quyền địa phương nhắc nhở những trường hợp sai phạm. Nếu cố tình và không chấp hành sẽ đề nghị các cơ quan chức năng TP xử phạt đối với các trường hợp này, ông Tường nêu rõ.
Dù barie chắn tàu tại ngã tư Bình Triệu, quận Thủ Đức đã được đóng ngăn lại nhưng một số người tham gia giao thông vẫn cố tình vượt qua đường ray khi tàu gần đến.
Trong khi đó, ông Phạm Văn Bình – Trưởng ban an toàn giao thông đường sắt thuộc Tổng Công ty đường sắt Việt Nam, cho rằng, cùng với sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, công tác quản lý an toàn đường sắt của một số địa phương còn lỏng lẻo, việc xử lý vi phạm không đảm bảo tính thường xuyên và nghiêm minh nên chưa đủ sức răn đe.
Ngoài ra, việc quản lý giữa các cơ quan chức năng còn chồng chéo và không gắn chặt với nhau. Do vậy, kiến nghị Chính phủ, Bộ GTVT, cần có quy định cụ thể về chức năng và nhiệm vụ của các ngành liên quan để làm sao việc quản lý và thực thi một cách chặt chẽ và hiệu quả, ông Bình cho hay.
Được biết, trước tình hình TNGT đường sắt tăng cao trong những tháng đầu năm 2012, UBND TP.HCM đã yêu cầu Sở GTVT phối hợp nghiêm túc với các đơn vị để thực hiện các giải pháp cấp bách bảo đảm TTATGT trên địa bàn TP, như: yêu cầu phải thường xuyên kiểm tra các vị trí đường ngang qua đường sắt, kiên quyết không để phát sinh thêm đường ngang trái phép; lập kế hoạch và lộ trình cụ thể để xóa bỏ các đường ngang trái phép…
Giang Uyên
Theo Infonet
"Một nửa" ở quán bar
Có thể tình cờ "sét đánh" hoặc chủ động tìm kiếm, bar đang là điểm đến thú vị đối với những trái tim "single".
Bar - Nơi tình yêu bắt đầu
Đi bar vào những ngày cuối tuần hay những dịp rảnh rỗi là thói quen của không ít teen Việt. Đắm chìm trong những giai điệu sôi động, bar nhanh chóng xua tan đi áp lực điểm số, công việc mà teen đang phải đối diện. Bar cũng là nơi để giới trẻ giao lưu, kết bạn, thậm chí tìm kiếm đối tượng tiềm năng mà màn mở đầu thường là những pha cụng lỵ rất đỗi "người nhớn" hay những điệu nhảy sôi động trong tiếng nhạc xập xình.
Nhân dịp sinh nhật 18 tuổi, B. Khánh (ĐH Hà Nội) được nhị vị phụ huynh hào phóng chi tiền, tổ chức ăn mừng tại J - một quán bar nổi tiếng ở Hà Thành. Đi bar đã đôi ba dip nhưng đây là lần đầu tiên Khánh bị thần Cupid bắn trúng tim. Anh chàng nhớ lại: "Lúc đó, DJ chuyển từ ca khúc rất sung sang giai điệu có phần sâu lắng hơn. Đang chuẩn bị về chỗ ngồi với mấy đứa bạn, thì bất ngờ một cô nàng tiền đến và bảo: Anh nhảy với em điệu này nhé. Mặc dù đã thấm mệt nhưng trước lời đề nghị dễ thương như thế, mình chẳng nỡ lòng nào từ chối. Nàng nhảy đẹp, thân thiện và tụi mình đã nói chuyện, trao đổi điện thoại nick chat ngay sau đó. Cả hai rất hợp nhau nên giờ đã thành một cặp".
Bar nơi tụ tập của không ít bạn trẻ
Không "tình cờ và bất ngờ" như trường hợp của Khánh, Dương Linh (19 tuổi) lại chủ động tìm kiếm tình yêu của mình nơi quán bar cô bạn vẫn thường hay lui tới: "Hôm đó, mình vừa chia tay người yêu nên muốn đi bar cho khuây khỏa, tiện thể xem có đối tượng nào vừa mắt không. Thấy một anh chàng trông có vẻ buồn buồn, hình như cũng mới bị bồ đá hay sao ấy, nên mình tiến đến làm quen, trò chuyện. Lúc đầu, có cảm giác không hợp nhưng khi cả hai đã chia sẻ được nhiều hơn, mình và anh ấy quyết định đẩy mối quan hệ lên một bậc: từ tình bạn sang tình yêu".
Anh chàng có nick yahoo Baihaibuon... còn bật mí một thông tin thú vị rằng: Không chỉ người dị tính, nhiều chàng trai, cô gái thuộc giới thứ ba cũng thích đi bar để tìm một nửa (theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng). Vì tạii đây, họ có thể bộc lộ thoải mái con người thật của mình mà không sợ bị gièm pha, miệt thị. Đơn giản là chủ động làm quen bằng cách mở lời chào hoặc cùng sánh đôi nhảy, từ chỗ chẳng hề quen biết, họ dần quấn quýt nhau như một đôi sam.
Bar cũng là nơi bắt đầu tình yêu
Mặt trái của tình yêu quán bar
Tuy nhiên, bar là nơi tập hợp nhiều dạng người khác nhau. Bên cạnh đó, dù chưa một lần gặp gỡ, nhưng chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi, teen mình đã có thể xát lại gần nên cảm xúc xảy đến khá nhanh. Trải nghiệm chưa đủ độ chín, nhiều anh chàng/cô nàng đã vội ngộ nhận đó là tình yêu nhưng rồi lại nhanh chóng "đường ai nấy đi" chỉ sau đôi ba lần hò hẹn.
"Anh ấy tiến đến làm quen mình một cách rất tự nhiên. Cử chỉ đầy nam tính, lịch lãm, khác xa so với tụi con trai trên lớp. Cả hai chính thức cặp kè sau buổi gặp tại quán bar ngày hôm đó nhưng mình đã sớm chủ động rút lui vì anh ấy chỉ muốn tán tỉnh, chơi đùa mà thôi. Nếu tỉnh táo hơn một chút, mình đã có thể nhận ra được điều này qua những cử chỉ lịch lãm nhưng thực ra rất thạo đời đó. So với anh ấy, mình còn quá trẻ và chỉ là điểm dừng chân trong chốc lát". M. Trang (19 tuổi) nhớ lại cảm giác "bỗng dưng say nắng" trong một lần đi bar cách đây chưa lâu.
Tình yêu thực sự hay chỉ là cảm giác ngộ nhận
Một sự thật là trong đám người đang cuồng nhiệt nhảy hay say sưa chuyện trò kia, có không ít thành phần chỉ thích tìm thú tiêu khiển, qua đường. Họ nhẹ nhàng tiếp cận và bắt đầu công cuộc chinh phục "con mồi" bằng cử chỉ, điệu bộ "men-lì", những câu chuyện được biến tấu cho thêm phần thi vị... Đối với họ, cảm giác này giống như một cuộc phiêu lưu và oái ăm thay, rất nhiều cô nàng "xin chết" trước những anh chàng như vậy. Nếu không đủ tỉnh táo nhận ra, rất có thể bạn sẽ dính phải hậu quả như câu chuyện về những "mỹ nhân" được "anh hùng" cứu net.
Kết
Làn sóng đi bar bắt đầu nở rộ cách đây 3 năm và việc tìm kiếm một nửa cho mình ở quán bar, club cũng không còn quá lạ lẫm. Dù nhiều người hoài nghi, cảm thấy không tin tưởng về mối quan hệ yêu đương được nhen nhóm từ không gian có phần nhạy cảm đó thì nhu cầu, mong muốn ấy vẫn đang tồn tại.
Tuy nhiên, hãy luôn tỉnh táo để lắng nghe nhịp đập khác lạ của con tim. Bởi biết đâu đó là chỉ cảm xúc nhất thời, một sự ngộ nhận, nguy kịch hơn có thể là "trò chinh phục" của một tay chơi nào đó. Hãy mở rộng thêm không gian, môi trường khác nữa, bạn sẽ lọt vào mắt xanh ai kia và ngược lại trên hành trình tìm kiếm một nửa đích thực cho mình.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Một lần lầm lỡ để mãi xót xa Đọc những câu chuyện trong chuyên mục tâm tình nước mắt em lại rơi, em xúc động khi thấy tâm sự của cô gái đó sao mà giống mình bây giờ thế. Mọi ký ức lại hiện về trong em, nó làm con tim em đau nhói và rồi em lại ngồi khóc như một đửa trẻ. Chúng mình chia tay nhau được...