Siết chặt kiểm tra việc phòng, chống dịch của tài xế
Trước tình trạng nhiều tài xế chở hàng hóa vi phạm quy định phòng, chống dịch COVID-19, nhiều địa phương đề nghị tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định phòng, chống dịch của tài xế.
Nhiều địa phương bày tỏ cần kiểm soát chặt việc phòng dịch của tài xế chở hàng hóa để ngăn ngừa COVID-19 lây lan – Ảnh: NAM TRẦN
Đề nghị này được các địa phương đưa ra tại cuộc họp giao ban trực tuyến về công tác vận tải giữa Bộ Giao thông vận tải và sở giao thông vận tải 63 tỉnh, thành phố chiều 2-8.
Tổng hợp từ các nơi cho thấy đến ngày 2-8 đã cấp thẻ nhận diện phương tiện ưu tiên đi trên “luồng xanh” cho 220.711 xe tải. Số xe đăng ký cấp thẻ rất lớn nhưng do lượng hồ sơ sai lệch, thiếu thông tin chiếm phần lớn dẫn đến việc duyệt hồ sơ cũng mất nhiều thời gian.
Theo báo cáo của nhiều địa phương, để tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông thuận lợi, xe có thẻ nhận diện phương tiện đi trên luồng xanh không bị kiểm tra tại chốt kiểm dịch.
Tuy nhiên, do khả năng lây nhiễm rất cao của chủng Delta, nhiều địa phương đã kiểm tra và phát hiện nhiều tài xế không có giấy xét nghiệm SARS-CoV-2, giấy xét nghiệm hết hạn, đi không đúng lộ trình cho phép, xe không đúng với danh sách lái xe đã được đăng ký…
Đặc biệt, qua xét nghiệm tại các chốt phát hiện nhiều tài xế dương tính với virus SARS-CoV-2; tài xế lợi dụng xe được cấp thẻ nhận diện đã tổ chức chở người trái phép như phát hiện tại Hải Phòng, Sóc Trăng…
Các trường hợp lây nhiễm COVID-19 tại Bình Thuận phần lớn do nguồn lây từ đội ngũ tài xế vận tải..
Trước tình trạng trên, các địa phương bày tỏ quan ngại về tính tự giác và ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp, chủ xe và tài xế về chấp hành các quy định phòng chống dịch.
“Hiện Thành ủy Hải Phòng đã có chỉ đạo tổ chức các bãi tập kết hàng hóa, cũng như yêu cầu doanh nghiệp tổ chức quản lý tập trung đội ngũ tài xế, không để họ di chuyển, tiếp xúc rộng. Nếu doanh nghiệp không bố trí được thì UBND các quận, huyện nghiên cứu sắp xếp, các doanh nghiệp chịu trách nhiệm chi trả” – ông Vũ Duy Tùng, giám đốc Sở Giao thông vận tải Hải Phòng, cho biết.
Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ cho rằng đến nay giao thông cả nước đã cơ bản đảm bảo thông suốt, các giải pháp đã được điều chỉnh kịp thời.
Bắc Ninh tấn công dịch COVID-19, giữ vững thành quả, bảo vệ sản xuất thế nào?
Vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, tỉnh Bắc Ninh đã khống chế được dịch COVID-19, duy trì sản xuất bằng những biện pháp chưa có tiền lệ để tiếp tục đạt "mục tiêu kép".
Cách đây hơn 2 tháng, tỉnh Bắc Ninh bước vào đợt dịch thứ 4 khi tại xã Mão Điền, huyện Thuận Thành ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng đầu tiên liên quan Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Không lâu sau, dịch xâm nhập vào nơi được xem là thành trì cuối cùng quyết định sự tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh, đó là các khu công nghiệp.
Khi đó, một số nhà máy phải tạm dừng hoạt động khiến không ít người lo ngại dịch COVID-19 tại đây sẽ bùng phát mạnh như ở Bắc Giang. Tuy nhiên, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, tỉnh Bắc Ninh đã khống chế được dịch, duy trì sản xuất bằng những biện pháp chưa có tiền lệ.
Chủ động tấn công để bảo vệ sản xuất
Đầu tháng 5, từ ổ dịch tại xã Mão Điền (huyện Thuận Thành), tỉnh Bắc Ninh xác định được những công nhân đầu tiên của Công ty Canon bị lây nhiễm COVID-19. Tiếp đến, nhóm công nhân của Công ty Samsung có kết quả xét nghiệm dương tính.
Cũng tại khu công nghiệp Quế Võ, dịch xâm nhập từ cộng đồng vào nhà máy khiến Công ty T&D lần đầu ghi nhận ca F0 vào ngày 19/5, đó là chị Nguyễn Thị Thao ở xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du.
Thời điểm đó, 11 người cùng phân xưởng với chị Thao trở thành F1, phải đi cách ly tập trung 21 ngày. Nhiều người khác thuộc diện F2, cách ly tại nhà 7 ngày. Công ty cũng phải tạm dừng hoạt động.
"Gia đình tôi có 8 người thì 6 người bị nhiễm COVID-19. Ngày 19/5, tôi đi làm, khi đến cổng nhà máy đo nhiệt độ thì thấy bị sốt nhẹ nên tôi báo cáo với người quản lý và được đưa đến Bệnh viện huyện Tiên Du để lấy mẫu xét nghiệm. Sau đó, tôi phải đi bệnh viện điều trị 21 ngày, về nhà cách ly 7 ngày", chị Thao chia sẻ.
Nhờ sự quyết liệt, kịp thời áp dụng các biện pháp chưa từng có tiền lệ, mà Công ty T&D không phát sinh thêm ca bệnh nào ngoài thị Thao.
Video đang HOT
Chị Đậu Thị Thuận, Tổ trưởng Tổ COVID của Công ty T&D cho biết, Tổ thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở mọi người trước khi ăn uống phải rửa tay, sát khuẩn, đo nhiệt độ đầy đủ. Khi ăn xong cũng phải sát khuẩn đầy đủ rồi mới đi về.. .
"Từ khi có dịch trong cộng đồng, chúng tôi đã được tập huấn đầy đủ các biện pháp phòng chống nên không bị lúng túng khi có ca F0... Hoạt động sản xuất của công ty đã sớm trở lại bình thường", chị Thuận nói.
Ngành chức năng tỉnh Bắc Ninh xét nghiệm nhanh cho các công nhân trong các khu công nghiệp.
Dịch COVID-19 bùng phát, đời sống của công nhân bị ảnh hưởng, nhưng với những doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, điều lo ngại nhất là nếu buộc phải tạm dừng sản xuất nhiều ngày có thể gây đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Đơn cử như tại Công ty Samsung, nếu dây chuyền sản xuất bị gián đoạn 1 ngày thì 1,8 triệu chiếc điện thoại sẽ không được hoàn thiện, trong khi đơn hàng đã ký với đối tác.
Theo bà Đào Hồng Lan, Bí Thư Tỉnh ủy Bắc Ninh, dịch xâm nhập khu công nghiệp, không chỉ doanh nghiệp thiệt hại nặng nề, công nhân mất việc làm, không có thu nhập, mà kinh tế địa phương cũng bị ảnh hưởng lớn.
"Đặc thù Bắc Ninh là tỉnh có nhiều khu công nghiệp với 10 khu công nghiệp tập trung, trên 400.000 công nhân lao động đến từ 21 tỉnh, thành phố thì dịch len lỏi vào khu công nghiệp sẽ là vấn đề rất nghiêm trọng.
Trong bối cảnh như vậy, chúng tôi đặt tình trạng vào mức cao nhất. Chúng tôi đã tổ chức họp Ban chấp hành bất thường để tập trung triển khai, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch dưới sự chỉ đạo chung của cấp ủy. Những giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 của Bắc Ninh trong khu công nghiệp rất quyết liệt, c húng tôi đã chỉ đạo kích hoạt hơn 13.000 tổ COVID cộng đồng và hơn 11.000 tổ COVID trong các khu công công nghiệp... ", bà Đào Hồng Lan cho hay.
Bà Đào Hồng Lan, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh làm việc với Khu công nghiệp VSIP về công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Trong khi đó, ông Mầu Quang Thắng, Phó trưởng Ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh cho biết, siết chặt các quy trình phòng dịch, phát hiện sớm ca bệnh trong 3 ngày đầu nếu có đã trở thành mệnh lệnh đối với mỗi nhà máy trong khu công nghiệp ở Bắc Ninh.
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bắc Ninh đã "cô đọng" những mệnh lệnh đó bằng những cụm từ dễ nhớ như "dưới 30, 4 cùng", "3 riêng", "2 điểm - 1 đường".
Tức là mỗi nhóm sản xuất chỉ dưới 30 công nhân, cùng ăn, cùng ở, cùng đi, cùng về, chỉ trên 1 đường với điểm đầu là nhà trọ và điểm cuối là công ty và ngược lại. Mỗi nhóm cũng thực hiện 3 riêng, ăn khác ca, làm khác xưởng, ở tách biệt. Trong mỗi nhà trọ chỉ có công nhân của một công ty. Làm như vậy để khi một nhóm công nhân hay một công ty nào đó có ca F0 sẽ không ảnh hưởng đến nhóm khác, công ty khác.
"Trong vòng mấy ngày tỉnh Bắc Ninh ra rất nhiều văn bản để chỉ đạo, thực hiện việc cho người lao động lưu trú tập trung, ở nhà máy và tách biệt nguồn lây giữa hai nguồn là nhà máy và nơi lưu trú, sinh sống của công nhân.
Thay vì để người lao động đi về giữa nhà máy và nhà trọ, nguy cơ lây nhiễm bệnh cao, tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo các nhà máy bố trí người lao động sau khi xét nghiệm âm tính thì làm việc và ăn nghỉ luôn tại chỗ. Những đơn vị khác đã phân ca phân kíp thì sau mỗi ca, công nhân được ăn rồi mới về nhà để không phải đi chợ, hạn chế tiếp xúc...", ông Thắng cho biết thêm.
Vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, tỉnh Bắc Ninh đã khống chế được dịch COVID-19, duy trì sản xuất bằng những biện pháp chưa có tiền lệ.
Xác định khu công nghiệp là thành trì cuối cùng trong cuộc chiến với COVID-19 để bảo vệ "mục tiêu kép", tỉnh Bắc Ninh còn kết hợp linh hoạt giữa test nhanh kháng nguyên và xét nghiệm PCR.
Theo bà Tô Thị Mai Hoa, Giám đốc Sở Y tế Bắc Ninh, chiến thuật "chủ động tiến công" trong xét nghiệm đã giúp phát hiện sớm ổ dịch trong các nhà máy để khống chế kịp thời, vì nếu chỉ sử dụng test nhanh kháng nguyên sẽ không phát hiện được virus trong ngày thứ nhất, ngày thứ 2 và ngày thứ 7 trở đi, dẫn tới bỏ sót ca bệnh. Hoặc nếu chỉ sử dụng xét nghiệm PCR sẽ không đáp ứng được lượng mẫu lớn, vì thời gian cho kết quả lâu hơn các phương pháp khác.
"Xét nghiệm sàng lọc tại các khu, cụm công nghiệp bằng test nhanh chỉ sau 30 phút là có kết quả. Trong những trường hợp nghi ngờ thì chúng tôi làm lại lần 2, đồng thời cách ly trường hợp đó và lấy mẫu đó để đi làm PCR. Năng lực xét nghiệm của Bắc Ninh giờ đã được nâng lên 10.000 mẫu đơn.
Lúc cao điểm các đơn vị chuyên môn của Bộ Y tế và các địa phương khác đến hỗ trợ xét nghiệm, Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh đã đứng ra điều phối nên công việc thông suốt...", bà Hoa nói.
Áp dụng những phương pháp bài bản, khoa học và chưa từng có trong tiền lệ đã giúp nhiều khu công nghiệp ở Bắc Ninh khống chế hoặc chặn đứng được COVID-19.
Áp dụng những phương pháp bài bản, khoa học và chưa từng có trong tiền lệ đã giúp nhiều khu công nghiệp ở Bắc Ninh khống chế hoặc chặn đứng được COVID-19. Trong số hơn 1.000 doanh nghiệp tại 36 khu, cụm công nghiệp chỉ có hơn 30 công ty phải tạm dừng sản xuất trong thời gian ngắn và chủ yếu tại 1 - 2 phân xưởng.
Cắt đứt được nguồn lây nhiễm trong khu công nghiệp, từ chỗ phải giảm bớt số công nhân để đảm bảo giãn cách, đến cuối tháng 6 vừa qua, tất cả các doanh nghiệp tại Bắc Ninh được hoạt động trở lại với tối đa số công nhân.
Giữa tâm dịch, "mục tiêu kép" vẫn được Bắc Ninh thực hiện ngoạn mục khi 6 tháng đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh vẫn đạt 7,45%, trong đó khu vực công nghiệp xây dựng có mức tăng cao nhất 8,86%. Kinh nghiệm vừa chống dịch hiệu quả, vừa đảm bảo phát triển kinh tế ở Bắc Ninh đang được nhân rộng ra các địa phương khác.
Duy trì thành quả phòng, chống dịch
Bắc Ninh, từ một địa phương nằm trong vùng tâm dịch, chịu ảnh hưởng lớn bởi làn sóng COVID-19 lần thứ 4 vẫn có được những điểm sáng trong bức tranh kinh tế, với mức tăng trưởng 7,45%.
Tuy nhiên, những ngày gần đây, địa phương này vẫn ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng, tiềm ẩn nguy cơ dịch bùng phát trở lại. Bắc Ninh đang làm gì để tiếp tục bảo vệ sản xuất khi tất cả các doanh nghiệp đã hoạt động trở lại với hàng trăm nghìn công nhân?
Tại Công ty Habit Electronic, khu Công nghiệp Đại Đồng, Từ Sơn, Bắc Ninh vào thời điểm lúc 7h sáng, công nhân phấn khởi trở lại sản xuất trong trạng thái bình thường mới. Dịch COVID-19 được đẩy lùi từ cuối tháng 6 nhưng đã thành thói quen, người lao động vẫn nghiêm chỉnh thực hiện các nguyên tắc phòng chống dịch trước khi vào ca kíp.
"Hết dịch rồi nhưng công nhân như chúng tôi đi làm thì vẫn duy trì sát khuẩn tay, đo nhiệt độ ngay từ đầu cổng vào. Khi làm việc như thế này thì vẫn phải đeo khẩu trang, ngồi giãn cách, khi ăn uống cũng ngồi giãn cách để phòng tránh cho nhau", một công nhân của Công ty Habit Electronic cho biết.
Ban Quản lý KCN tỉnh Bắc Ninh kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Công ty Habit Electronic.
Hàng trăm nghìn công nhân đã trở lại hoạt động sản xuất tại hơn 1 nghìn doanh nghiệp. Nhưng nguy cơ dịch bệnh quay trở lại vẫn luôn hiện hữu. Tiếp tục triển khai các biện pháp quyết liệt để thực hiện tốt hơn "mục tiêu kép", 40 đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Bắc Ninh vẫn duy trì việc kiểm tra đột xuất để doanh nghiệp và người lao động không chủ quan, lơ là.
Chiến lược và các nguyên tắc phòng chống dịch không thay đổi, nhưng cần có cách làm mới, phương pháp mới sát thực tế. Nói thì đơn giản. Nhưng để có phương án tối ưu, thì cần lắm cái bắt tay trách nhiệm của tất cả các bên mới bảo vệ được thành quả chống dịch.
Ông Thắng cho biết thêm, tỉnh Bắc Ninh vừa ra văn bản giao Sở Y tế chủ trì phối hợp với Ban quản lý các khu công nghiệp, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cùng các ngành liên quan xây dựng phương án phòng, chống dịch trong trạng thái mới. Trong đó đề xuất các doanh nghiệp thực hiện theo các tiêu chí.
"Theo kinh nghiệm trong phòng chống dịch vừa rồi chúng tôi tích hợp lại những khẩu hiệu "dưới 30, 4 cùng", "3 riêng", "2 điểm - 1 đường" thành những cái chung, những cái cùng để làm văn bản hướng dẫn chi tiết. Qua đó trong quá trình đi kiểm tra để doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm hơn nữa trong chống dịch", ông Thắng nói.
Các tiêu chí mà Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh và Ban Quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh đưa ra để doanh nghiệp áp dụng rất cụ thể. Trong đó, khuyến khích các công ty chuyển sang môi trường thông thoáng, giãn cách, hạn chế môi trường kín.
Bên cạnh việc chuẩn bị khu vực để công nhân ở lại nơi làm việc khi dịch xâm nhập, mỗi công ty phải có phòng riêng để cách ly trường hợp nghi nhiễm. Đặc biệt, định kỳ hàng tuần phải xét nghiệm sàng lọc đối với khoảng 20% số công nhân để chủ động tấn công nếu phát hiện COVID-19. Để làm được điều này buộc các doanh nghiệp phải có sự đầu tư không nhỏ.
"Chúng tôi đều đăng ký với các đơn vị được phép xét nghiệm, họ sẽ đến công ty để lấy mẫu. Phải chi một khoản kinh phí phát sinh nhưng an toàn là trên hết. Chúng tôi cũng thực hiện cho ăn ca 2 bữa trưa và chiều tối đối với công nhân, lao động để họ có thể làm việc tốt. Sau đó kiểm soát chặt chẽ công nhân lao động di chuyển từ điểm công ty đến khu nhà trọ để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch" , chị Nguyễn Thị Phương, đại diện Công ty Hấn Thiên Khưa chia sẻ.
Ngành chức năng kiểm tra nơi nghỉ cho công nhân tại Công ty Hấn Thiên Khưa.
Theo ông Nguyễn Văn Giáp, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bắc Ninh, sự chủ động hơn nữa cũng cần kíp trong bối cảnh này. Những ngày qua, phương án doanh nghiệp tự xét nghiệm cho công nhân đang được tỉnh Bắc Ninh gấp rút triển khai.
"Chúng tôi hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện việc tự test nhanh. Mặc dù chúng tôi vẫn đủ năng lực xét nghiệm nhưng chúng tôi vẫn phòng những tình huống và xây dựng kế hoạch. Hiện nay, chúng tôi đang có các lớp tập huấn cho cán bộ y tế của các doanh nghiệp cách tự lấy mẫu, tự xét nghiệm để chúng ta phòng tình huống khi dịch xảy ra diện rộng để doanh nghiệp chủ động hơn trong việc đối phó với dịch bệnh", ông Giáp nói.
Trong kịch bản phòng dịch, khôi phục sản xuất, Bắc Ninh còn tính đến những phương án chi tiết nhất. Ví dụ như lập danh sách điện thoại của công nhân để phục vụ truy vết nếu phát hiện ca mắc trong khu công nghiệp. Theo ông Nguyễn Ngọc Nam, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin, Sở Thông tin và Truyền Thông tỉnh Bắc Ninh, những bài học này đã được đúc rút từ thực tế đợt dịch vừa qua.
"Chúng tôi rút kinh nghiệm trong thời gian qua việc truy vết gặp nhiều khó khăn khi công nhân từ tỉnh khác đến làm việc, họ có thể lấy tên khác hoặc lịch trình di chuyển phức tạp. Chính vì vậy việc lập danh sách số điện thoại công nhân và tuyên truyền qua Zalo, cũng như tiếp nhận ý kiến của công nhân để tỉnh có thể điều chỉnh các biện pháp cho phù hợp", ông Nam cho biết thêm.
Duy trì sản xuất trong trạng thái bình thường mới, tức là người lao động hàng ngày trở về nơi ở, nhà trọ. Tuy nhiên, trong bối cảnh mầm bệnh vẫn tiềm ẩn trong cộng đồng như hiện nay, nếu không được kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm vào nhà máy sẽ rất cao.
Đại tá Bùi Chiến Thắng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết, lực lượng bảo đảm an ninh trật tự tại các khu, cụm công nghiệp, khu nhà trọ của công nhân hiện đang trong tình trạng "trực chiến". Việc tăng cường tuần tra, giám sát, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch cũng được triển khai ở mức cao nhất.
"Chúng tôi tiếp tục quản lý, giám sát số người lao động ở địa bàn dân cư, tiếp tục đôn đốc và hướng dẫn các doanh nghiệp trong việc người ta tự đề cao công tác phòng, chống dịch, tổ chức cho người quay trở lại làm việc trong các doanh nghiệp. Đồng thời chúng tôi cũng tham mưu với Ban chỉ đạo trong việc kiểm soát chặt chẽ đối với chuyên gia ngay từ khi họ nhập cảnh vào Việt Nam làm việc", Đại tá Thắng cho biết thêm.
Đại tá Nguyễn Chiến Thắng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh.
Là tỉnh đứng đầu về quy mô sản xuất công nghiệp ở miền Bắc, nếu dừng hoạt động 1 ngày, tỉnh Bắc Ninh sẽ bị giảm tới 3.600 tỷ đồng giá trị tăng trưởng.
Ông Vương Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh chia sẻ, bảo vệ "thành trì" chủ lực của nền kinh tế, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan và các địa phương quan tâm tiếp nhận, xử lý kiến nghị của các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 cho công nhân.
"Trong thời điểm này làm sao hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất một cách nhanh nhất và thuận lợi nhất. Chính vì vậy chúng tôi đặt ra yêu cầu với cả hệ thống chính trị phải tập trung hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân phục hồi sản xuất kinh doanh. Trong đó chúng tôi thành lập tổ phản ứng nhanh với tiêu chí 3 nhất đó là tư vấn nhanh nhất, giải quyết nhanh nhất và phòng chống dịch hiệu quả nhất", ông Tuấn nhấn mạnh.
Ông Vương Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh.
Sau những thiệt hại về cả về kinh tế lẫn tinh thần do dịch COVID-19 gây ra, giờ đây, những người từng là F0 như chị Nguyễn Thị Thao và những nhà quản lý doanh nghiệp như ông Kim Se Jun, Phó Giám đốc Công ty T&D (khu công nghiệp Quế Võ) hiểu hơn ai hết việc thực hiện "mục tiêu kép" để không rơi vào khủng hoảng do COVID-19 gây ra.
"Khi COVID-19 có nguy cơ xuất hiện tại khu công nghiệp, chúng tôi đã được tham gia cuộc họp khẩn và nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ kịp thời. Những biện pháp mà tỉnh Bắc Ninh triển khai không chỉ giúp cho sự ổn định kinh tế của địa phương mà còn vì sự sống còn của những doanh nghiệp như chúng tôi. Doanh nghiệp chúng tôi đã không đơn độc trong phòng chống dịch...", ông Kim Se Jun chia sẻ.
Ông Kim Se Jun, Phó Giám đốc Công ty T&D (KCN Quế Võ - Bắc Ninh)
Hàng ngày, trở về với gia đình hay những khu nhà trọ, hơn ai hết, mỗi công nhân và chủ doanh nghiệp cảm nhận được hạnh phúc của cuộc sống không có COVID-19 trong khu công nghiệp.
Tuy nhiên, trên thực tế, mầm bệnh vẫn đang lẩn khuất trong cộng đồng. Vì thế việc thực hiện "mục tiêu kép", vừa phòng chống dịch, vừa bảo vệ sản xuất tại các nhà máy trở thành nhiệm vụ lâu dài không chỉ với Bắc Ninh khi chưa biết lúc nào dịch COVID-19 mới kết thúc.
Các ca bệnh nặng ở Đồng Tháp đang được kiểm soát Gần 20 bệnh nhân tại khoa Hồi sức tích cực (ICU) của Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc và Bệnh viện Phổi Đồng Tháp có tiên lượng rất nặng. Bên cạnh tổ công tác của Bộ Y tế, chuyên gia hồi sức tích cực của Bệnh viện Trung ương Huế, Bắc Giang và Bắc Ninh đã được huy động tới Đồng Tháp với...