Siết chặt điều kiện kinh doanh internet công cộng
Theo Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng vừa được Chính phủ ban hành, tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi đáp ứng các điều kiện như:
Có đăng ký kinh doanh điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng; địa điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng cách cổng trường học từ 200 m trở lên; phải có biển hiệu “Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng” ghi tên điểm, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, số đăng ký kinh doanh; tổng diện tích các phòng máy tối thiểu 50 m2 tại các khu vực đô thị đặc biệt, đô thị loại I, loại III; tối thiểu 40 m2 tại các đô thị loại IV, loại V; tối thiểu 30 m2 tại các khu vực khác…
Cũng theo Nghị định này, tổ chức, doanh nghiệp chỉ được thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, thiết lập mạng xã hội khi có Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, Giấy phép thiết lập mạng xã hội khi đủ 5 điều kiện theo yêu cầu. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ 1-9-2013.
Theo ANTD
Cần sớm xoá sổ những trang web "bẩn"
Những trang thông tin tổng hợp hoạt động không đúng nội dung đăng ký, vi phạm bản quyền, cần sớm được cơ quan chức năng thu hồi giấy phép, "xóa sổ" để môi trường báo chí phát triển lành mạnh, hoạt động đúng luật...
Video đang HOT
Cần sớm "xóa sổ" những trang tin điện tử chuyên ăn cắp tin bài, rồi thu lợi lớn từ quảng cáo
Xâm phạm bản quyền tràn lan
Theo bà Đoàn Thị Lam Luyến - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam (VIETRRO), giống như hầu hết các nước phát triển trên thế giới, Việt Nam đang đối mặt với nạn xâm phạm quyền tác giả tràn lan mà trong đó, hành vi xâm phạm phổ biến nhất là sao chép tác phẩm bằng công nghệ số (sao chép số) và sử dụng trái phép tác phẩm trên mạng. Tham khảo số liệu thống kê của liên minh quốc tế về sở hữu trí tuệ, chúng ta có thể hình dung sự vi phạm đến mức độ nào. Việt Nam được xếp vào một trong những nước có mức vi phạm cao nhất thế giới.
Mặc dù Việt Nam đã có các văn bản pháp luật quy định về sở hữu trí tuệ, về tác quyền, Luật Báo chí... nhưng vi phạm vẫn liên tục xảy ra và tái diễn. Ngoài việc ban hành các văn bản pháp luật trong nước, Việt Nam cũng đã tham gia hầu hết các điều ước quốc tế quan trọng về quyền tác giả, nhưng rất nhiều điều đang cản trở việc thực thi những quy định đó. Ngoài ra, các tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả cũng chưa có ý thức liên kết với nhau trong hành động tập thể. Và đáng ngại nữa là đối tượng sử dụng có thói quen coi việc sử dụng tự do lâu nay là hợp pháp, họ cảm thấy mình không có nghĩa vụ xin phép và trả tiền cho người nắm giữ bản quyền. Bên cạnh đó cũng phải kể đến thái độ chưa kiên quyết của các cơ quan Nhà nước, biện pháp chưa mạnh cũng như chưa có cơ chế thích hợp để chống nạn xâm phạm bản quyền.
Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trưởng phòng Thông tin điện tử (Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông) cho rằng, những sai phạm liên quan đến vấn đề bản quyền của một số trang web, trang tin tổng hợp hiện nay là có thật và khá phổ biến. Đơn cử trong đó có trang thông tin điện tử 24h đã bị Cục phát hiện từ trước đó. Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã gửi đề xuất về Sở TT&TT thành phố Hà Nội về việc xử lý trang thông tin điện tử tổng hợp 24h.com.vn, liên quan tới việc vi phạm bản quyền khi tự ý trích dẫn, lấy lại tin bài của các báo, mà không được sự cho phép bằng văn bản theo quy định của Bộ TT&TT. Ngoài ra, nhiều trang web, trang tin tổng hợp khác cũng đang nằm trong "tầm ngắm", khi khá nhiều tờ báo điện tử có đơn kiến nghị về việc những trang web, trang tin này ăn cắp thông tin...
Phải xử lý mạnh tay
Trước những hành vi liên tục vi phạm về bản quyền, tác quyền, nhiều luật sư, nhà quản lý cho rằng, cơ quan quản lý cần thu hồi giấy phép hoạt động, "xóa sổ" những trang web, trang tin tổng hợp hoạt động không đúng nội dung đăng ký. Có như vậy mới trả lại môi trường trong sạch và giá trị cho báo chí.
Luật sư Trịnh Trực - Trưởng VPLS Trịnh Trực (thuộc Đoàn LSTP Hà Nội) cho rằng, theo khoản 6 Điều 21 và Điều 6 Nghị định 97/2008/NĐ-CP ngày 28-8-2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet, thì đơn vị, tổ chức bị thu hồi giấy phép khi cung cấp nội dung thông tin vi phạm các quy định tại Điều 6 Nghị định 97/2008/NĐ-CP và các quy định về quản lý thông tin điện tử trên Internet theo văn bản kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo quy định này, trang 24h bị thu hồi giấy phép hoạt động là hoàn toàn hợp lý.
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cũng cần "mạnh tay" xử lý những trang web tương tự. Việc kiên quyết xử lý các sai phạm của web, trang thông tin điện tử có sai phạm, sẽ góp phần và tạo điều kiện cho hoạt động báo chí nước ta phát triển lành mạnh và hoạt động đúng theo pháp luật.
Một điều mà luật sư Trịnh Trực không khỏi băn khoăn là, việc một số trang web, trang tin điện tử ăn cắp thông tin trên những tờ báo chính thống có thể xử lý được. Nhưng đối với những tờ báo điện tử có ký kết hợp tác với nhau, khi lấy lại tin đều có trích nguồn đầy đủ, nhưng những trang web, trang tin tổng hợp "chôm" bài lấy lại thì lại chỉ trích dẫn nguồn mà trang mạng này trực tiếp lấy. Vậy nếu phát sinh về việc tranh chấp tác quyền thì sẽ được xử lý thế nào? Vì vậy, chúng ta cần "xóa sổ" những trang web "bẩn" để tránh những hệ lụy khó lường có thể xảy ra.
Trả lời phỏng vấn báo chí, ông Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, mới đây, Bộ TT&TT đã ban hành văn bản chấn chỉnh hoạt động của các trang thông tin điện tử tổng hợp. Đây được coi là "kim chỉ nam" để các tòa soạn báo điện tử chiến đấu và chiến thắng trong cuộc chiến giành lấy vị trí và giá trị xứng đáng trong xã hội. Thời gian qua, một số tờ báo chính thống như: PetroTimes, Kiến Thức, Tiền Phong, Tuổi trẻ, Dân trí... đã lên tiếng về những hành vi sử dụng tin bài trái phép của website 24h như là động thái đầu tiên hưởng ứng "kim chỉ nam" do Bộ TT&TT vừa ban hành.
Nói về nạn một số trang web, trang tin điện tử ăn cắp, xào tin, đạo bài của những tờ báo chính thống, ông Hà Minh Huệ thẳng thắn chỉ ra rằng, nhiều trang thông tin còn ngang nhiên copy tin bài các báo khác mà không xin phép, thậm chí xóa tên tác giả, thay tên nhân viên của mình vào và mặc nhiên coi đó là sản phẩm của mình. Đó là điều không thể chấp nhận được, nhất là trong bối cảnh nạn vi phạm bản quyền, tác quyền đang gây sốt dư luận.
Đại diện Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cho biết, mới đây Cục đã tiếp nhận 15 đơn khiếu nại, kiến nghị, tố cáo các trang tin điện tử tổng hợp. Các sai phạm chủ yếu là đưa thông tin không chính xác, sai sự thật, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, xúc phạm danh dự cá nhân, sử dụng hình ảnh trái quy định, gây ảnh hưởng đến thương hiệu của doanh nghiệp. Nhiều trang thông tin chưa được cấp phép đã hoạt động như một tờ báo điện tử.
Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã đề nghị Thanh tra Bộ TT&TT xem xét, xử lý đối với sai phạm của một số website như: 24h.com.vn; vietbao.vn; bongda.com.vn; stockbiz.vn... vi phạm bản quyền báo chí trong việc trích dẫn nguồn tin của báo điện tử. Thời gian tới, Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử sẽ tiếp tục phối hợp với Sở TT&TT một số tỉnh, thành phố để xử lý vi phạm của các trang thông tin điện tử hoạt động không phép, vi phạm nội dung về thuần phong, mỹ tục, đưa tin không đúng sự thật, ảnh hưởng đến uy tín của các tổ chức, doanh nghiệp...
Hy vọng rằng, trước sự phản đối mạnh mẽ của những tờ báo điện tử chính thống, cùng với sự vào cuộc của cơ quan quản lý sẽ sớm dẹp được tình trạng một số trang tin điện tử chuyên ăn cắp thông tin trắng trợn như hiện nay.
(Còn nữa)
Theo ANTD
Di thư của nữ sinh tự tử vì bị ảnh ghép nóng trên mạng xã hội Cháu dọa chúng nó là cháu sẽ chết vì bức ảnhh đó. Nó bảo cháu chết luôn đi, cho bọn nó ăn mừng, thế là cháu làm liều" - cô bé viết Đó là một trong những nội dung của bức di thư mà nữ sinh Nguyễn Thị Cẩm Linh để lại trước chết, bức di thư được viết tại bệnh viện Bạch...