Siết chặt công tác phòng dịch, bảo đảm trường học an toàn
Từ ngày 4/5, học sinh ở Hà Nội và nhiều tỉnh, TP sẽ trở lại trường học sau thời gian dài nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19. Theo các chuyên gia y tế, học sinh, phụ huynh và trường học cần thực hiện nghiêm phòng dịch từ nhà đến trường, từ việc học sinh đeo khẩu trang, rửa tay, sát khuẩn, đảm bảo ATTP…
Dọn dẹp vệ sinh, khử khuẩn trường lớp sẵn sàng đón học sinh trở lại tại trường THCS Văn Quán, Hà Đông. Ảnh: Việt Linh
Bắt buộc đeo khẩu trang khi đến lớp
Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT kết hợp xây dựng, ban hành quy định cụ thể để thực hiện trường học an toàn một cách cụ thể, chi tiết với từng đối tượng: Giáo viên, phụ huynh, học sinh, việc lau chùi, khử khuẩn bàn ghế, ngồi giãn cách cho đến đeo khẩu trang, rửa tay, đo thân nhiệt. Các em học sinh có triệu chứng ho, sốt, đau rát họng… cần được báo với y tế nhà trường và gia đình để nghỉ học. Cùng thời điểm, Bộ Y tế đã có công văn đề nghị Bộ GD&ĐT bổ sung một số yêu cầu cụ thể trong văn bản hướng dẫn chi tiết gửi các tỉnh/TP. Đó là tất cả học sinh, sinh viên, giáo viên và người lao động trong các cơ sở giáo dục phải đeo khẩu trang trên đường đến trường và trở về nhà cũng như trong lớp học.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu – nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện Y tế công cộng (Bộ Y tế) cho rằng, thời gian qua, một phần nhờ triển khai và thực hiện tốt việc đeo khẩu trang nên Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19. Việc đeo khẩu trang rất quan trọng và cần thiết, vì vậy, cả phụ huynh, học sinh, giáo viên và người lao động trong các cơ sở giáo dục cần thực hiện nghiêm.
Tuy nhiên, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, khẩu trang sẽ không có tác dụng nếu học sinh đeo không đúng cách. Giáo viên phải có trách nhiệm, nhắc nhở, hướng dẫn học sinh, kể cả trong lớp học, khi học sinh phát biểu ý kiến thì vẫn cần phải đeo khẩu trang.
Đặc biệt, ông cũng lưu ý các trường đại học, trung học có ký túc xá cần chú ý việc ăn, ở, phòng bệnh cho các em học sinh, sinh viên ở nội trú tập trung. Nếu chỉ chú ý thực hiện trên lớp mà không chú ý phòng dịch tại nơi ăn chốn ở, bệnh có thể rất dễ lây lan.
Video đang HOT
Đồng quan điểm, nhiều chuyên gia y tế cũng cho rằng, việc cho con đeo khẩu trang trong lớp học cần thiết, phụ huynh nên ủng hộ và khuyến khích các con tuân thủ. Ngoài đeo khẩu trang khi đi học, phụ huynh cũng cần thực hiện nghiêm việc khai báo y tế và làm tốt công tác vệ sinh.
Đảm bảo tốt công tác vệ sinh, khử khuẩn trong thời gian học
Để học sinh đi học an toàn trong mùa dịch, Bộ GD&ĐT vừa ban hành bộ 15 tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học. Bộ Y tế cũng khuyến cáo, hướng dẫn vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại trường học. Khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa thông thường như dung dịch tẩy rửa đa năng hoặc các dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% Clo hoạt tính hoặc dung dịch có chứa ít nhất 60% cồn. Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa.
Bộ Y tế hướng dẫn, trong thời gian học sinh học tại trường, mỗi ngày 1 lần, sau buổi học, cần lau khử khuẩn nền nhà, tường nhà (nếu có thể), bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập, đồ vật trong phòng học, phòng chức năng. Dọn vệ sinh, lau rửa, khử khuẩn khu vực rửa tay, nhà vệ sinh. Mỗi ngày 2 lần, sau giờ học buổi sáng và cuối ngày, lau khử khuẩn tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy. Mỗi ngày 2 lần, sau mỗi chuyến đưa, đón học sinh: Lau khử khuẩn tay nắm cửa xe, tay vịn, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe.
Cần mở cửa ra vào và cửa sổ lớp học, sử dụng quạt, không sử dụng điều hòa. Hạn chế sử dụng đồ chơi, dụng cụ học tập bằng các vật liệu không khử khuẩn được. Bố trí đủ thùng đựng rác, thu gom, xử lý hàng ngày. Đặc biệt, trường hợp có học sinh biểu hiện sốt, ho, khó thở, nghi ngờ hoặc có xét nghiệm dương tính với Covid-19 thì thực hiện khử khuẩn theo hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương.
Cục ATTP, Bộ Y tế đã có văn bản về việc hướng dẫn đảm bảo ATTP trong phòng chống dịch Covid-19 đối với bếp ăn cơ sở giáo dục.
Người chế biến thức ăn, phục vụ ăn uống phải đeo khẩu trang khi chế biến thức ăn; những người có ít nhất một trong các triệu chứng ho, sốt, khó thở không được bố trí làm việc tại cơ sở. Khu vực chế biến thức ăn phải có nơi rửa tay, đủ nước sạch và xà phòng để rửa tay…
Đối với các suất ăn sẵn, thực phẩm chuyển đi phải được bao gói trong hộp/túi kín, an toàn và bảo quản theo quy định trong suốt quá trình vận chuyển. Có thể bố trí ăn theo nhiều ca để bảo đảm khoảng cách giữa những người ăn uống.
Chuyên gia y tế cảnh báo điều nguy hiểm nếu người dân 'buông' phòng bệnh
Theo báo cáo của Bộ Y tế đến sáng 29/4, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19 nào mới và hiện tại vẫn chỉ có 270 ca, trong khi đó 221 ca đã điều trị khỏi.
Chuyên gia y tế cảnh báo điều nguy hiểm nếu người dân 'buông' phòng bệnh
Anh Đỗ Văn Trung - Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết từ ngày 23/4 công ty anh trở lại hoạt động bình thường. Mọi người vẫn mua đồ ăn về ngồi túm năm, tụm ba để cùng ăn cho vui. Thời gian giãn cách 3 tuần khiến ai cũng có những chuyện để kể và mọi người túm năm, tụm ba trò chuyện.
Dù thường xuyên được nhắc nhở nhưng hầu như rất khó để mọi người hiểu về dịch hơn nữa. Chỉ cần ai có ý kiến gì về bệnh Covid-19 lập tức sẽ bị gạt ra vì mọi người cho rằng đã hết ca bệnh và hiện giờ Việt Nam an toàn.
Anh Trung được xem là "bảo thủ" vì lúc nào cũng có ý thức phòng dịch cao. Anh tâm sự, bố mẹ anh đều ngoài 70 tuổi lại có bệnh tim mạch nên anh luôn cẩn thận vì sợ mang bệnh về nhà nhưng nếu ở cộng đồng mỗi người một ý thì cũng rất khó.
Một tuần đi làm trở lại, chị Hoàng Hồng Minh - Hai Bà Trưng, Hà Nội rối rít khoe những cuộc hẹn gặp bạn bè vẫn chưa dứt. Ở văn phòng, mọi người đều ngại đeo khẩu trang vì khó thở chỉ nhân viên lễ tân mới sử dụng khẩu trang.
Ngoài ra, sắp tới có kỳ nghỉ lễ nên nhiều người đã chuẩn bị cho chuyến về quê xả hơi sau 3 tháng căng mình với dịch Covid-19.
Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM cho biết hiện nay xuất hiện tình trạng người dân chủ quan, lơ là buông lỏng phòng chống dịch nhất là từ sau thời gian thực hiện chỉ thị 16 của Chính phủ.
Bác sĩ Khanh cho biết hiện nay vẫn hoàn toàn chưa thể an tâm để thả lỏng, bù đắp cho những ngày cách ly. Thực tế, có các nơi trên thế giới đã ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 tăng sau khi hết giãn cách xã hội.
Khi không còn thực hiện cách ly xã hội thì dịch Covid-19 vẫn có thể lây lan tùm lum nếu có mầm bệnh tiềm ẩn trong cộng đồng; và nếu virus lây lan nhanh và rộng, với nhiều bệnh nhân, trong đó có nhiều bệnh nhân nặng thì y tế sẽ quá tải.
Hiện nay các nước Đông Nam Á và các quốc gia khác vẫn có nhiều bệnh nhân Covid-19 thì nguy cơ vào Việt Nam vẫn chưa bao giờ dừng lại. Bác sĩ Khanh khuyến cáo người dân vẫn cần giữ khoảng cách an toàn cho mình.
BS Khanh khuyến cáo, càng nới lỏng giãn cách xã hội thì càng phải quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng dịch với mỗi cá nhân và trong cộng đồng, chứ không phải hết giãn cách xã hội là mọi người có thể sinh hoạt thoải mái vì dịch Covid-19 vẫn còn.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế, cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho biết hết giãn cách xã hội và sắp bước vào những ngày nghỉ lễ, mọi người đang có tâm lý chủ quan và chuẩn bị rục rịch về quê.
PGS Phu cho rằng hiện nay ở Việt Nam đối diện hai nguy cơ đó là chúng ta vẫn có chuyến bay đưa công dân từ nước ngoài về nhưng được cách ly ngoài cộng đồng thì chúng ta phải xác định vẫn còn có thể có những ca dương tính ngoài cộng đồng. Bởi lẽ dù có thực hiện giãn cách xã hội cũng không thể quản được 100%. Một đất nước cả 100 triệu dân, vẫn còn đi lại, gặp nhau, hơn nữa, có nhiều người mắc không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ.
Do đó, nguy cơ còn ca mắc ngoài cộng đồng vẫn luôn tồn tại. Dù 13 ngày chưa có ca mắc mới trong cộng đồng nhưng người dân không nên chủ quan. Nếu không làm tốt, dịch sẽ bùng lên như các nước. Điển hình là Singapore bị vỡ trận, số mắc rất cao, từ một nước từng được đánh giá cao về chống dịch - PGS Phu nói.
Phương Thúy
Không chủ quan với bệnh nhân tái dương tính SARS-CoV-2 Sáng 28/4, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam bước sang ngày thứ 12 không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tổng cộng 130 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay. Tính đến nay Việt Nam có 270 người nhiễm SARS- CoV-2. Trong đó điều trị khỏi bệnh/ra viện 222 trường hợp, còn lại 48 người bệnh đang điều trị tại...