Sicharge D – bộ sạc nhanh DC hiệu quả nhất dành cho xe điện
Siemens vừa cho ra mắt bộ sạc ôtô điện Sicharge D – bộ sạc nhanh mới dùng cho nơi công cộng với công suất lớn, kích thước gọn nhẹ và cho hiệu suất cao nhất trên thị trường hiện nay.
Bộ sạc điện cho xe ôtô Sicharge D (Nguồn: Siemens)
Siemens vừa cho ra mắt bộ sạc ôtô điện Sicharge D – bộ sạc nhanh mới dùng cho nơi công cộng với công suất lớn, kích thước gọn nhẹ (theo tiêu chuẩn của Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế) và cho hiệu suất cao nhất trên thị trường hiện nay.
Bộ sạc này có khả năng sạc mở rộng và chia sẻ năng lượng năng động. Bên cạnh sự phù hợp cho mọi cảnh quan đô thị, bộ sạc này còn thích hợp để lắp đặt ở các trạm sạc trên đường cao tốc và khu đô thị, bãi đậu xe trong thành phố cũng như các trung tâm mua sắm.
Ông Siddhant Gupta, Giám đốc Bộ phận Lưới điện tương lai của Siemens tại châu Á-Thái Bình Dương cho biết: “Mạng lưới sạc nhanh công cộng là một yếu tố thiết yếu trong việc thúc đẩy một tương lai bền vững của giao thông điện ( eMobility ) ở châu Á-Thái Bình Dương. Bằng cách đảm bảo cho việc sạc pin dễ dàng và nhanh chóng theo nhu cầu của mọi người, chúng tôi đang khiến cho xe điện trở thành một lựa chọn khả thi cho nhiều người hơn. Ngoài ra, công nghệ sạc nhanh có thể nâng cấp và mở rộng của Sicharge D cho phép các nhà cung cấp dịch vụ sạc điện và người dùng có thể từng bước một mở rộng đầu tư.”
Với công nghệ tốt nhất trong phân khúc sạc, bộ sạc thông minh này đã giành được giải thưởng iF DESIGN nổi tiếng thế giới năm 2021 (giải thưởng quốc tế hằng năm công nhận sự xuất sắc trong các thiết kế sản phẩm công nghiệp) ở hạng mục Giao diện người dùng (UI) và Thiết kế dịch vụ.
Để cải thiện trải nghiệm cho người dùng, màn hình 24 inch có thể điều chỉnh tích hợp cho phép Sicharge D hoạt động tự do và mở ra cơ hội mới cho các khách hàng sử dụng màn hình linh hoạt này cho các công việc khác, ngoài việc giao tiếp với màn hình trong quá trình sạc như bảng menu kỹ thuật số, kiốt thông tin hoặc quảng cáo ngoài trời.
Sicharge D có kiểu dáng đẹp và nhỏ gọn với công suất sạc có thể mở rộng từ 160 kW đến 300 kW, ngay từ đầu hoặc thông qua nâng cấp plug-and-play (cắm là chạy). Hơn thế nữa, bộ sạc hỗ trợ điện áp từ 150 đến 1.000V và dòng điện lên đến 1.000 ampe (A) trên tất cả các ổ cắm DC.
Điều này cho phép tải đầy năng lượng cho các phương tiện tương lai cũng như tốc độ sạc điện áp thấp hơn mà các phương tiện phổ thông ngày nay yêu cầu. Ngoài ra, Sicharge D có thể được cấu hình với cáp sạc kiểu CCS2 hoặc CHAdeMO với các công suất khác nhau lên đến 400 ampe (A) hoặc 500A làm mát bằng hệ thống chất lỏng.
Với hiệu suất không đổi trên 95,5% và hiệu suất cực đại là 96%, bộ sạc Sicharge D đảm bảo rằng hầu hết tất cả điện năng được tạo ra đều sạc được hết cho ôtô điện. Đối với các nhà cung cấp dịch vụ sạc và người sử dụng xe điện, điều này đồng nghĩa với việc giảm chi phí vận hành.
Ngoài ra, bộ sạc cho phép dễ dàng nâng cấp công suất sạc để đáp ứng sự phát triển công nghệ trong tương lai. Ngay cả khi khả năng sạc của hầu hết các loại xe điện hiện nay vẫn còn hạn chế, chúng sẽ có thể chấp nhận công suất sạc cao hơn trong tương lai và yêu cầu dải điện áp cao hơn.
Video đang HOT
Mặc dù số lượng xe điện ngày càng tăng nhưng việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng ngày nay đang gặp nhiều thách thức.
Với bộ sạc Sicharge D, các nhà cung cấp dịch vụ sạc và người sử dụng xe điện sẽ có thể sắp xếp thời gian đầu tư theo nhu cầu thị trường nhờ vào lựa chọn mở rộng bộ sạc với tối đa hai bộ phân phối bên ngoài để sạc song song cho năm ôtô sẽ có thể thực hiện được trong tương lai.
Cấu hình tiêu chuẩn sẽ có hai ổ cắm DC và một AC được đặt trong một thiết kế nhỏ gọn để tối ưu hóa không gian đậu xe.
Bộ sạc mới kết hợp tất cả các tính năng này với tính năng sạc song song năng động. Điều đó có nghĩa là nó tính đến nhu cầu điện năng riêng của từng chiếc xe được kết nối và tự động điều chỉnh quá trình sạc theo công nghệ pin và trạng thái sạc của xe điện.
Điều này tối ưu hóa thời gian sạc vì những chiếc ôtô được kết nối có được nguồn điện tối đa mà chúng cần và không cần thêm bất kỳ sự can thiệp thủ công nào.
Để đảm bảo thời gian hoạt động tối đa và tính khả dụng cao nhất của bộ sạc, các dịch vụ kết nối số hóa được bao gồm trong các hợp đồng dịch vụ cá nhân với khách hàng.
Các dịch vụ này bao gồm bảo trì phòng ngừa và sửa chữa, cập nhật chương trình từ xa, phụ tùng thay thế, hỗ trợ và tư vấn cũng như đào tạo./.
Ngành công nghiệp ô tô điện: Thái Lan tham vọng 'bành trướng' toàn cầu
Thái Lan đang đặt mục tiêu sẽ trở thành một trong những trung tâm sản xuất ô tô điện toàn cầu vào năm 2035.
Ngành công nghiệp ô tô điện: Thái Lan tham vọng 'bành trướng' toàn cầu
Năm 2035 sẽ có hơn 18,4 triệu xe điện lăn bánh tại Thái Lan
Chính phủ Thái Lan đang thực hiện tham vọng mọi chiếc xe điện bán ở quốc gia này phải được sản xuất trong nước vào năm 2035, sớm hơn 5 năm so với kế hoạch ban đầu sau khi hoàn tất bộ tiêu chí cấp chứng nhận xanh, sạch cho phương tiện giao thông.
Theo Bangkok Post, Ủy ban Xe thế hệ mới quốc gia do Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Năng lượng Supattanapong Punmeechaow chủ trì đã chấp thuận yêu cầu của khu vực tư nhân về việc đẩy nhanh sản xuất xe điện của đất nước. Uỷ ban đã đặt ra mục tiêu 50% ô tô sản xuất, phân phối tại Thái Lan từ năm 2030 sẽ là xe chạy điện.
Thái Lan tham vọng trở thành trung tâm sản xuất ô tô điện toàn cầu vào năm 2035
Ông Supattanapong cho biết: "Chúng tôi cũng cần phải đẩy nhanh việc sản xuất, sử dụng ô tô điện để đạt được mục tiêu cao đó". "Kế hoạch tham vọng mới cũng sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất, kinh doanh làm việc chăm chỉ hơn để bắt kịp xu thế của thời đại", ông nói.
Chủ tịch của Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI), Supant Mongkolsuthree ca ngợi mục tiêu mới vì sự táo bạo. Ông cũng cho biết mục tiêu này sẽ giúp hiện thực hóa tầm nhìn đưa Thái Lan - từng được mệnh danh là "Detroit của châu Á" trở thành một trong những cơ sở sản xuất xe chạy điện toàn cầu trong vòng 15 năm tới.
Chủ tịch FTI cho biết kế hoạch mới của Thái Lan là sản xuất 1,051 triệu xe điện vào năm 2025. Trong đó, sẽ có 400.000 xe ô tô và xe bán tải, 620.000 xe máy và 31.000 xe buýt và xe tải chạy điện.
Đến năm 2030, tổng số phương tiện giao thông điện tử ở Thái Lan sẽ tăng lên 6,22 triệu chiếc. Trong đó, sẽ có 2,93 triệu ô tô và xe bán tải, 3,13 triệu xe máy và 156.000 xe buýt và xe tải chạy điện.
Đến năm 2035, tổng số phương tiện giao thông ô tô điện sẽ tăng gấp đôi lên 18,41 triệu chiếc. Trong đó, 8,62 triệu ô tô và xe bán tải, 9,33 triệu xe máy và 458.000 xe buýt và xe tải điện.
Kế hoạch sản xuất, sử dụng xe điện tại Thái Lan giai đoạn 2015 - 2035
Ủy ban cũng đang đặt mục tiêu nâng cao nhu cầu sử dụng phương tiện xe điện tại địa phương khi đặt ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ có khoảng 1,05 triệu xe điện trên các tuyến đường của Thái Lan, bao gồm: 402.000 ô tô và xe bán tải, 622.000 xe máy và 31.000 xe buýt và xe tải điện.
Đến năm 2030, số lượng xe điện tại địa phương là 5,41 triệu chiếc, bao gồm: 2,05 triệu ô tô và xe bán tải, 3,2 triệu xe máy và 160.000 xe buýt và xe tải điện.
Đến năm 2035, tổng số phương tiện giao thông chạy bằng điện được sử dụng trên cả nước dự kiến đạt 15,58 triệu chiếc, trong đó có 6,4 triệu ô tô con và xe bán tải, 8,75 triệu xe máy và 430.000 xe buýt và xe tải điện.
Để thực hiện mục tiêu này, Ủy ban Xe thế hệ mới quốc gia Thái Lan cùng các thành viên đã thông qua việc thành lập bốn tiểu ban, sẽ phối hợp với nhau để nghiên cứu các vấn đề như cơ sở hạ tầng cho xe điện, đặc quyền và thuế, đồng thời phát triển một hệ sinh thái phù hợp cho việc sản xuất xe chạy điện.
Trong số này sẽ có một tiểu ban thực hiện việc thúc đẩy sản xuất xe và các linh kiện xe chạy điện. Tiểu ban thứ hai sẽ chịu trách nhiệm phát triển cơ sở hạ tầng và pin. Tiểu ban thứ ba sẽ đánh giá tác động của xe chạy điện đối với xăng dầu và khí nhà kính. Tiểu ban cuối cùng sẽ đảm trách truyền thông, khuyến khích người dân chuyển sang sử dụng xe chạy điện.
SAIC Motor-CP tiếp tục "đổ tiền" vào Thái Lan
Mới đây, Liên doanh Thái-Trung SAIC Motor-CP đã chớp cơ hội khi tham vọng củng cố chỗ đứng của thương hiệu MG trong ngành công nghiệp xe điện (EV) của Thái Lan với kế hoạch đầu tư vào sản xuất pin cho xe điện plug-in hybrid (PHEV). Theo đó, công ty sẽ tăng công suất sản xuất pin lên 700-800 chiếc mỗi tháng.
Zhang Haibo, Chủ tịch SAIC Motor-CP và MG Sales Thái Lan, cho biết: "MG đang trong quá trình sửa đổi kế hoạch kinh doanh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với hoạt động kinh doanh, vì vậy chúng tôi đã quên mất ngân sách đầu tư cho dự án pin PHEV".
"Công ty quyết tâm tăng công suất sản xuất pin vì doanh số bán PHEV tại Thái Lan không ngừng tăng lên", ông Haibo cho biết them.
Công ty cũng đang chuẩn bị sản xuất thêm xe điện ở Thái Lan sau khi được Uỷ ban đầu tư (BoI) của Thái Lan cấp đặc quyền về thuế cho việc sản xuất trong vài năm trước.
Ông Haibo cho biết việc sản xuất này là một phần trong kế hoạch của công ty nhằm phục vụ thị trường xe điện đang phát triển trong nước bằng cách tăng số lượng cửa hàng sạc xe điện lên 500 trong năm 2021. Trước đó, MG đã đặt mục tiêu lắp đặt 100 điểm sạc trên toàn quốc vào 2020.
Việc phát triển cơ sở sạc điện sẽ được công ty thực hiện trong hai giai đoạn. Đầu tiên MG sẽ thiết lập cơ sở vật chất tại các phòng trưng bày của MG để phục vụ khách hàng, sau đó sẽ mở rộng sang các địa điểm khác như cao ốc văn phòng và trung tâm mua sắm.
MG kỳ vọng ngành công nghiệp ô tô Thái Lan sẽ từ từ phục hồi sau đại dịch, đồng thời ban lãnh đạo công ty cũng hy vọng các biện pháp kích thích kinh doanh sẽ củng cố niềm tin kinh doanh và tăng sức mua của người dân trong thời gian tới.
Bảng điều khiển MBUX Hyperscreen rộng 56 inch của xe điện Mercedes EQS Bảng điều khiển trung tâm của Mercedes-Benz EQS gồm 3 màn hình kỹ thuật số có chiều rộng 1.410 mm, tương đương 56 inch. Mercedes-Benz vừa tung ra những hình ảnh chi tiết về cabin của mẫu xe điện hạng sang EQS, trong đó điểm nhấn là bảng điều khiển hoàn toàn không có nút bấm vật lý với tên gọi MBUX Hyperscreen....