Sĩ tử, phụ huynh cùng đi làm thủ tục dự thi
Sáng nay, ngày đầu làm thủ tục dự thi, nhiều người nhà, phụ huynh đã theo bước chân thí sinh vào tận cửa phòng thi. Bên trong nhiều em sớm lộ rõ vẻ lo lắng.
Cảnh người nhà thí sinh ngồi chờ đợi la liệt trước nhiều cổng trường Đại học ngay từ 8h sáng 3/7.
Tay xách nách mang đến phòng thi.
Một phòng học được chia đôi làm hai khu vực để làm hai phòng thi tại Đại học Luật Hà Nội.
Đại học Luật Hà Nội năm nay có 6349 hồ sơ đăng ký dự thi, tăng 9% so với năm 2012.
Nhiều thí sinh vắng mặt ngay trong ngày đầu làm thủ tục.
Video đang HOT
Phụ huynh theo chân các con vào tận cửa phòng, không giấu được vẻ lo lắng trên khuôn mặt.
Đến từ nhiều địa phương khác nhau nhưng một số thí sinh đã sớm làm quen nhau.
Nhưng cũng có nhiều bạn tỏ vẻ lo âu trước một kỳ thi quan trọng.
Kết thúc thủ tục đăng ký, nhiều bạn trẻ và phụ huynh sẽ tranh thủ đi thăm thú thủ đô.
Theo VNE
Tất bật hướng dẫn thí sinh đến trường thi
Sáng nay 3-7, kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2013 chính thức bắt đầu. Thí sinh dự thi các A, A1 và khối V đến trường làm thủ tục dự thi. Kỳ thi chính thức sẽ diễn ra trong hai ngày 4 và 5-7. Hơn 800 nghìn thí sinh cả nước dự thi đợt này.
SV tình nguyện khu vực cầu Sài Gòn tất bật chỉ đường cho thí sinh - Ảnh: Hà Bình
Sinh viên tình nguyện Lê Thành Nhân cõng thí sinh Lương Thị Thùy Dung bị gãy chân tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong ngày tập trung - Ảnh: Như Hùng
Trong buổi sáng làm thủ tục, thí sinh sẽ được cán bộ coi thi phổ biến các quy định, quy chế trong kỳ thi, trong giờ làm bài thi cũng như đối chiếu hình ảnh, kiểm tra thông tin trên giấy báo thi, giấy chứng nhận tốt nghiệp.
Các hội đồng thi sẽ phổ biến về những vật dụng được mang vào phòng thi, giờ thi, quy định về thi trắc nghiệm...
Ngày hôm nay, Phòng đào tạo các trường tổ chức thi tuyển sẽ mở cửa đến 17g để chỉnh sửa sai sót trên giấy báo thi. Mọi yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung chỉ được giải quyết ngay trong ngày đối với thí sinh dự thi đợt 1.
Được biết, kỳ thi ĐH năm nay có 256 trường ĐH và 134 trường CĐ tổ chức hi tuyển với khoảng hai triệu lượt thí sinh đăng ký dự thi. Các trường đã chuẩn bị 2.513 điểm thi, 58.083 phòng thi và huy động 166.337 lượt cán bộ tham gia công tác tuyển sinh.
Sáng mai, thí sinh khối A sẽ bắt đầu dự thi môn toán với thời gian làm bài là 180 phút với hình thức tự luận, chiều thi môn Vật lý (90 phút) và sáng 5-7 thi môn hóa học (90 phút) với hình thức thi tự luận.
Thí sinh thi khối A1 sẽ lần lượt thi các môn Toán, Lý và ngoại ngữ trong 2 ngày thi.
Thí sinh dự thi vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đang xem những điều cần biết đặc biệt trong ngày thi tại buổi tập trung - Ảnh: Như Hùng
Xếp hàng chờ thang máy vào phòng thi sáng 3-7 tại HĐT trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM - Ảnh: Hà Bình
Gọi thí sinh vào phòng thi sáng 3-7 tại hội đồng thi ĐH Sư phạm Huế - Ảnh: Phan Thành
Cảnh giác với thiết bị công nghệ cao
Ghi nhận tại TP.HCM, buổi làm thủ tục bắt đầu từ 8g nhưng từ 7g cổng trường thi đã đông kín thí sinh và phụ huynh. Lực lượng SV tình nguyện cũng xếp hàng ngang điều khiển giao thông, giải tỏa ách tắc trước cổng trường.
Trên các đường phố, lực lượng cảnh sát giao thông cũng có mặt tại ngã tư, sẵn sàng phân luồng, nhờ vậy đã không diễn ra tình trạng kẹt xe.
Sáng sớm 3-7, một nhóm sinh viên tình nguyện đứng dưới chân cầu Sài Gòn (hướng ra Thủ Đức) đã có một buổi sáng vất vả chỉ đường cho thí sinh, phụ huynh đến các trường thi.
Đứng đây 15 phút, chúng tôi thấy liên tục có phụ huynh, thí sinh cầm trên tay giấy báo dự thi đến nhờ sinh viên chỉ đường giúp.
Sinh viên tình nguyện Văn Thị Lâm (Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM) cho biết các bạn đứng ở đây lúc 6g30 sáng. Do lượng thí sinh, phụ huynh hỏi đường quá đông nên lúc cao điểm phải đứng tràn ra đường để hướng dẫn thí sinh.
Cảnh giác với các thiết bị công nghệ cao, chống gian lận thi cử là mối quan tâm lớn nhất đối với các trường. Tại TP.HCM, nhiều trường đã triển khai rất kỳ đến giám thị về vấn đề này.
Giám thị cũng được truyền kinh nghiệm ngăn chặn, phát hiện gian lận trong kỳ thi. Để tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra với chiếc điện thoại di động.
Học viện Hàng không còn treo hẳn băng rôn to ngay cổng trường với nội dung yêu cầu thí sinh không mang điện thoại vào phòng thi.
Theo Tuoitre
Góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: Sinh viên phải làm gì? Việc triển khai Nghị quyết của Quốc hội lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp được kéo dài đến hết tháng 9. Đây không chỉ là dịp để sinh viên nâng cao hiểu biết về pháp luật mà, còn tạo cơ hội cho họ quan tâm, tham gia vào họat động chính trị của đất nước. TS Nguyễn...