Sĩ tử mồ côi đi thi bằng tiền dành dụm từ học bổng
Từ Tiền Giang lên TPHCM thi ĐH với số tiền 500.000 đồng từ nguồn quỹ hỗ trợ từ nhà trường, cùng với số tiền dành dụm từ học bổng dành cho học sinh nghèo học giỏi, tổng cộng Khoa có gần 1 triệu đồng. Với số tiền này, Khoa chỉ biết tiết kiệm hết mức có thể.
Mồ côi cha khi vào lớp 1, gia cảnh khó khăn nhưng với ý chí, nghị lực vượt lên số phận, Nguyễn Viết Khoa dốc lòng học tập với quyết tâm thi đỗ đại học.
Cậu học trò nghèo quê xã Tân Phước (Gò Công Đông, Tiền Giang) “lai kinh ứng thí” với ước mơ được học tập dưới mái trường đại học, để sau này có nghề nghiệp kiếm tiền chăm lo cho mẹ, chị gái ở nơi quê nghèo.
Câu học sinh Nguyên Viêt Khoa với ý chí vào đại học đê sau này có nghề nghiệp ổn định phụ giúp mẹ.
Cậu học trò dáng người mảnh khảnh, đôi mắt hơi buồn và nụ cười hồn hậu còn bỡ ngỡ với nhịp sống bận rộn của Sài thành khi lần đầu đặt chân đến thị thành náo nhiệt. Cái nhìn thân thiện và đầy ấm áp với giọng nói trầm lắng của Khoa khiến tôi cảm được phần nào cậu học trò giàu nghị lực ấy.
Khoa sinh ra trong gia đình có 3 chị em, người chị đầu không may bị bệnh bâm sinh nên chỉ có thể làm những việc đơn giản như rửa chén, giặt đồ. Người chị gái sinh đôi thì học đến lớp 3 cũng phải nghỉ học để phụ giúp cha mẹ. Năm Khoa vào lớp 1 thì cha đôt ngôt qua đời vì một cơn tai biến. Cuộc sống gia đình càng trở nên khó khăn hơn khi sức khỏe mẹ cậu ngày càng yếu với chứng đau khớp và cả gai cột sống và nguy hiểm hơn nữa là bị đau tim. Cuộc sống gia đình được duy trì nhờ vào 2 công ruộng mà ông bà để lại.
Video đang HOT
Dù còn nhỏ nhưng Khoa chính là người đàn ông trụ cột trong gia đình. Cuộc sống mưu sinh đè nặng lên đôi vai người mẹ nhiều hơn khi người chị thứ đi lấy chồng.
Gia cảnh khó khăn nhưng Khoa luôn cố gắng vươn lên trong học tập, thành tích 12 năm là học sinh giỏi làm cảm phục bà con xóm giềng.
Vừa đi học, vừa đi làm kiếm thêm tiền giúp mẹ. Ngoài việc đồng áng, Khoa cùng mẹ đi vớt lục bình về phơi khô rồi đem bán cho người làm nghề đan lát, mỗi ký được 4 – 5 ngàn đồng. Khi Khoa lên lớp 12, vì việc học quá nhiều nên cái nghề phụ vớt lục bình không thể duy trì được nữa, coi như mất đi một khoản thu nhập cho gia đình. Là hộ nghèo nên hàng tháng gia đình Khoa cũng được nhận mấy trăm nghìn tiền trợ cấp xã hội.
Năm nay mẹ Khoa bước sang tuổi 60, cuộc sống mưu sinh đã bào mòn người mẹ thương yêu của cậu. Thương mẹ, thương chị Khoa chỉ biết cố gắng trong học tập, chỉ có tri thức mới có thể mang lại cơ hội cải thiện cuộc sống gia đình.
Trong thời gian chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Khoa phải tạm rời xa sách vở để đưa mẹ lên bệnh viện Chợ Rẫy khám bệnh sau một cơn đau tim đột ngột. Bác sỹ chẩn đoán mẹ em bị hở van tim. Hơn 10 ngày ở trên bệnh viện, Khoa trở về bước vào kỳ thi tú tài đầy tâm trạng âu lo.
Lên kinh ứng thí với số tiền 500.000 đồng từ nguồn quỹ hỗ trợ từ nhà trường, cùng với số tiền dành dụm từ học bổng dành cho học sinh nghèo học giỏi, tổng cộng Khoa có gần 1 triệu đồng. Ngày đi thi, Khoa là môt trong 10 học sinh của tỉnh Tiên Giang được chương trình Tiêp sức mùa thi – Thắp sáng ước mơ 2013 hô trợ. Chân ướt chân ráo lên thành phố, Khoa được các anh chị tình nguyện viên chở thẳng xuống Thủ Đức (điểm thi đợt 1 của em) và giới thiệu vào ở miễn phí và được bao ăn tại nhà một cô giáo về hưu.
Ngay sau khi đọc bài viết này, nhiều độc giả ngỏ ý muốn xin số điện thoại của em Nguyễn Viết Khoa để chia sẻ, động viên em. Đáp ứng yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin đăng tải số điện thoại của em Khoa: 01636 770 292
Kỳ thi ĐH năm nay, trong đợt 1, Khoa thi khối A vào ngành Xây dựng của trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, đợt 2 em thi khối B, ngành điều dưỡng của ĐH Y dược TPHCM. Ưu tiên hàng đầu của Khoa khi đỗ đại học chính là tranh thủ được nhiều thời gian để làm thêm.
“Không làm thêm thì không biết lấy tiền đâu ra trang trải cuộc sống hằng ngày và học phí”, Khoa chia sẻ.
Với số tiền chưa đầy 1 triệu đồng, Khoa chỉ biết tiết kiệm hết mức có thể. “Còn đủ tiền lo ăn uống đến hết ngày thi là em thấy ổn rồi. Còn bận về có lẽ em xoay sở được!”.
“Trước khi thi mẹ dặn dò: cố gắng thi đạt kết quả tốt. Em ở thành phố cả nửa tháng, ở nhà chỉ có mẹ và chị đầu tự chăm sóc nhau thôi. Chỉ mình em là trụ cột gia đình, nên thi đỗ đại học để sau này có nghề nghiệp ổn định để phụ giúp mẹ, giúp chị sống tốt hơn”.
Đôi mắt cậu học trò nghèo ánh lên niềm hy vọng về một tương lai tốt cho gia đình thân yêu của mình…
Theo Dantri
Người Trung Quốc phun thuốc gì vào khóm non?
Ngày 19/4, Công an Tiền Giang xác nhận cơ quan chức năng đang điều tra trường hợp 2 người Trung Quốc và nhiều người Việt Nam pha chế các loại phân, thuốc lạ có nguồn gốc từ Trung Quốc để phun vào trái khóm non ở huyện Tân Phước.
Công an thu giữ nhiều tang vật để trưng cầu giám định nhằm xác định rõ nguồn gốc cũng như mục đích phun chất lạ vào trái khóm non.
Trước đó, chiều 16/4, Công an tỉnh Tiền Giang phối hợp Công an huyện Tân Phước phát hiện và mời 2 người Trung Quốc là Zhang WenBin, Gao Rong cùng ông Huỳnh Đắc Kính (ngụ phường 3, quận 11-TPHCM, thông dịch viên cho người Trung Quốc) và ông Nguyễn Tấn Linh (ngụxã Mỹ Đức Đông, huyện Cái Bè, người dẫn dắt, chọn ruộng khóm để phun thuốc) về cơ quan công an huyện để làm rõ.
Tang vật được lực lượng công an tạm giữ
Tại công an, 2 người Trung Quốc khai số lượng phân, thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc mua của một người tên A Lượng (Quảng Đông - Trung Quốc), với giá 3.800 nhân dân tệ. A Lượng vận chuyển từ Trung Quốc qua Hà Nội, rồi chuyển vào Bến xe Miền Tây (TPHCM). Tại Bến xe Miền Tây, Zhang WenBin nhận hàng từ người lạ mặt, không biết họ là ai.
Sau đó, Zhang WenBin chuyển số hàng trên về một khách sạn ở xã Long Hưng, huyện Châu Thành (nơi tạm trú của các đối tượng), rồi vận chuyển bằng xe máy vào vựa khóm Hiếu Châu ở thị trấn Mỹ Phước. Tại đây, do sợ người Việt Nam biết cách pha chế thuốc nên 2người Trung Quốc lén pha chế rồi mang lại vựa và chuyển ra ruộng chuẩn bị phun vào khóm non thì bị phát hiện.
Theo người Trung Quốc, mục đích họ phun thuốc, phân này vào trái khóm non là để trái khóm non sinh trưởng nhanh, vỏ khóm cứng, vận chuyển lâu không hư hỏng, trái đẹp...
Lực lượng công an đã tạm giữ 11 thùng phân, thuốc, trong đó có 3 thùng chứa 50 hộp (mỗi hộp 100 gói); 446 chai nhựa chứa chất lỏng bên trong; 62 chai thuốc khác cũng dạng chất lỏng; 10 bịch thuốc dạng bột; 11 hộp thuốc, mỗi hộp chứa 1 bịch thuốc dạng bột màu tím. Tất cả đều có xuất xứ từ Trung Quốc.
Theo Dantri
Thương lái Trung Quốc xịt thuốc lạ lên dứa xanh miền Tây Tại huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, các thương lái Trung Quốc thu mua dứa còn non, xanh, sau đó xịt thuốc tăng trưởng để cho trái to đẹp hơn. Gia đình chị Nguyễn Thị Thủy, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang có khoảng hơn 13 ha trồng dứa, cuối tháng 3 vừa qua, chị được một thương lái Trung Quốc đến tìm...