Sĩ tử đạp xe 300 km sắp được ra viện
Sau hơn một tháng điều trị tại Viện Quân Y 103, sức khỏe của chàng trai đạp xe 300 km đi thi đại học đã dần ổn định.
Ngay sau khi thông tin về Ngô Văn Thuận, cậu học trò nghèo “đạp xe 300 km” từ Nghệ An ra thủ đô thi đại học, phải vào điều trị tại khoa thần kinh, Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội), dư luận thương cho cậu bé nghèo hiếu học.
Sáng 6/11, PV đã vào khu nhà A6 khoa Thần kinh, Bệnh viện Quân y 103 để thăm hỏi sức khỏe của Thuận. Theo ghi nhận, sức khỏe của em cũng đã tiến triển khá nhiều so với những ngày đầu điều trị.
Trò chuyện với những người nhà trong phòng bệnh Thuận đang điều trị, mọi người đều cho rằng sức khỏe của Thuận đang tiến triển từng ngày và sẽ sớm được ra viện. Trong phòng, Thuận còn trẻ nên thường xuyên giúp đỡ những bệnh nhân già hơn đi lại vận động xung quanh khu vực phòng bệnh. Vì vậy, chàng trai trẻ này cũng những người nhà bệnh nhân trong phòng yêu mến.
“Thuận rất hiền lành và ngoan ngoãn lại thường xuyên giúp đỡ mọi người trong phòng”, một người nhà bệnh nhân nhận xét.
Không chỉ gia đình, nhà trường mà dư luận đều cầu mong Thuận sớm hồi phục để trở lại với trường học. Hình ảnh Thuận bên bà và bố sau khi gây bất ngờ với dư luận khi đạp xe từ Nghệ An ra Hà Nội thi ĐH. Ảnh Phạm Hòa.
Để đảm bảo cho quá trình chữa bệnh của Thuận, các bác sĩ đã khuyên em nên tránh tiếp xúc với người lạ. Vì vậy, dù rất hiền lành, dễ gần nhưng Thuận cũng nói rất ít về bản thân mình.
Thuận chỉ chia sẻ rằng cậu đã khỏe và sắp được ra viện. Công việc hàng ngày của Thuận cũng chỉ xoay quanh khuôn viên của Khu A6 của bệnh viện Quân y 103. Thuận thường giúp đỡ những bệnh nhân lớn tuổi trong phòng đi dạo hoặc đi lại vận động quanh quanh khu vực khuôn viên.
Video đang HOT
Nói về bệnh tình của Thuận, một lãnh đạo của bệnh viện Quân y 103 cho biết Thuận chỉ bị suy nhược cơ thể chứ không hề nghiêm trọng như một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin.
Vị lãnh đạo này cũng nhận xét chàng trai trẻ Ngô Văn Thuận là một sinh viên ngoan, có chí hướng. Hiện tại, bệnh viện cũng đang chữa trị cho Thuận nên chưa thể cung cấp thông tin cho báo chí.
Trong khi đó, chú Ngô Văn Quý (bố của Thuận) cũng cho biết vừa từ bệnh viện Quân y 103 trở về quê cách đây không lâu. Hiện tại, sức khỏe của Thuận đang dần ổn định và hi vọng sẽ sớm được xuất viện.
Chú Quý cũng chia sẻ có nghe một số thông tin cho rằng Thuận bị “thần kinh” nhưng là một người cha, ông để ngoài tai những lời rèm pha của dư luận.
Bố của Thuận cũng nhớ lại trong suốt 12 năm học, sức khỏe của Thuận cũng rất tốt và chưa lần nào phải vào viện điều trị. Thuận cũng chưa từng có dấu hiệu chấn động tâm lý hay thần kinh.
Trong mắt của bố mẹ, Thuận luôn là một đứa con hiếu thảo, ngoan ngoãn và tu chí học hành.
Được biết hàng ngày hai bố con vẫn thường xuyên gọi điện cho nhau. Thuận thương bố mẹ vất vả còn bà ở nhà đã gần 80 tuổi, nên chàng trai này cũng thường xuyên động viên bố yên tâm.
THIÊN TRƯỜNG
Theo Infonet
Nam sinh 'đạp xe 300 km' nhập viện khoa thần kinh
Không lâu sau khi nhập học trường Sĩ quan Tăng thiết giáp, Ngô Văn Thuận, cậu học trò nghèo "đạp xe 300 km" từ Nghệ An ra Hà Nội thi đại học, phải vào điều trị tại khoa thần kinh, Bệnh viện Quân y 103.
Chia sẻ với VnExpress, ông Ngô Văn Quý (bố của Thuận) cho biết, ngày 3/10, gia đình được trường thông báo, Thuận phải nhập viện. Sáng hôm sau, ông bắt xe ra Hà Nội và được biết con trai đang điều trị tại khoa thần kinh Bệnh viện 103.
"Ra đó, tôi thấy cháu nằm lịm đi trên giường, không biết gì. Nghe các bác sĩ nói cháu bị dấu hiệu thần kinh hoang tưởng, tôi rất lo lắng. Hy vọng lớn nhất của vợ chồng tôi là Thuận sớm bình phục để trở lại trường học tập", ông Quý nói và cho hay, Thuận chưa từng có tiền sử hay biểu hiện của bệnh thần kinh.
Từ ngày con trai phải nằm viện, ông Quý và vợ lần lượt ra bệnh viện chăm sóc. Cuối tháng 10, khi sức khỏe của Thuận đỡ hơn, ông bà mới về nhà và để cậu ở lại bệnh viện một mình.
Thuận điều trị tại khu A6, khoa Thần kinh, Bệnh viện Quân y 103. Ảnh: Bình Minh.
Một bác sĩ của khoa Thần kinh cho biết, tình trạng của Thuận đã đỡ hơn trước. Hàng ngày, sau giờ ăn cơm và uống thuốc, Thuận đi dạo quanh khuôn viên hoặc ngồi lặng lẽ trong phòng và ít chuyện trò. Cổng vào khu A6, khoa Thần kinh luôn được khóa để bệnh nhân không trốn ra ngoài. Bởi vậy, mọi sinh hoạt và giao lưu của người bệnh chỉ diễn ra bên trong cánh cổng sắt.
Dáng vẻ chậm chạp, lờ đờ, khuôn mặt ít biểu lộ cảm xúc, Thuận lật đật ra ghế đá ngồi. Đôi mắt nhìn xa xăm, cậu học trò xứ Nghệ lắp bắp nói chuyện. Thuận chia sẻ, sau khi nhập học được khoảng một tuần, cậu bỏ trốn khỏi trường.
"Lúc ấy em không phải là mình nữa. Em chỉ có suy nghĩ trốn về nhà. Sáng hôm em bỏ đi, nhiều người trong trường đã đuổi theo để giữ lại. Lúc sau, có một anh trong trường đã giữ được em. Hôm sau thì em nhập viện", Thuận kể.
Thuận cho hay, bản thân cũng không hiểu nổi vì sao có suy nghĩ chán học và muốn về nhà. Theo Thuận, trước hôm bỏ trốn, mọi chuyện với cậu diễn ra bình thường, trừ hiện tượng mệt mỏi và toàn thân run lẩy bẩy về đêm. Nam sinh này cho biết thêm, năm lớp 12, cậu cũng hay bị run rẩy như vậy.
Trước lúc nhập học, Thuận vẫn ra đồng làm thêm giúp bố mẹ. Ảnh:Nguyên Khoa.
Nhớ lại lúc nhận được quyết định vào học trường Sĩ quan Tăng thiết giáp, Thuận nhoẻn miệng cười: "Khi đó em hạnh phúc lắm. Em nhập viện đã hơn một tháng nay, vẫn muốn đi học lắm nhưng em sợ bệnh lại tái phát. Buồn, tiếc nhưng bệnh tật vậy phải chấp nhận thôi. Em định sẽ xin ra quân để đi học nghề, có thể em sẽ học điện dân dụng".
Hiện tại, một ngày của cậu học trò nghèo tại khoa Thần kinh chỉ quanh quẩn với ăn, ngủ, uống thuốc và đi dạo. "8h tối là em đi ngủ vì ở đây chẳng có việc gì làm. Bố mẹ em cũng ra thăm em vài hôm là lại về", Thuận nói và chia sẻ thêm, từ khi biết cậu bị bệnh, bạn gái quen trong thời gian thi đại học cũng đã chia tay.
Hiện, Bệnh viện Quân y 103 chưa có phát ngôn chính thức nào về tình trạng sức khỏe của Ngô Văn Thuận vì cần phải có "giám định khoa học" trước khi đưa ra kết luận.
Tháng 7 vừa qua, Ngô Văn Thuận một mình đạp xe từ Nghệ An ra Hà Nội thi đại học với 30.000 đồng trong túi. Dự định ngủ lại bên vệ đường hoặc vào chùa xin ngủ nhờ, nhưng Thuận may mắn gặp được người công an tốt bụng, đưa về nhà ăn nghỉ, rồi cho tiền để đi xe về quê sau khi thi xong.
Khi trường Sĩ quan Lục quân 1 công bố điểm chuẩn và biết mình không đỗ, Thuận ra chợ Vinh làm thuê kiếm tiền phụ giúp bố mẹ nuôi em học, dự định năm sau sẽ thi tiếp. Tuy nhiên, với 14 điểm, Thuận đủ điểm đỗ trường Tăng Thiết giáp nên được Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh ký quyết định đặc cách.
Theo VNE
Nam sinh trượt đại học chế tạo máy chống điện giật Dáng người nhỏ nhắn, gầy gò lại có phần yếu ớt nhưng ít ai biết rằng chàng trai trẻ Hoàng Anh Tùng đã chế tạo thành công máy cảm ứng chống điện giật. Học trò nghèo xứ Thanh từng bị điện giật suýt chết Tình cờ gặp cậu học trò nghèo Hoàng Anh Tùng trong lần đầu tiên ra Hà Nội nhận học...