Sĩ quan Trung Quốc quan sát lính Mỹ, Úc, Nhật tập trận đổ bộ
Mỹ, Úc và Nhật Bản đang tiến hành tập trận chung rầm rộ với hàng chục ngàn binh sĩ và hàng trăm máy bay, tàu chiến, tàu ngầm, dưới sự quan sát của các sĩ quan quân đội Trung Quốc.
Mỹ, Úc, Nhật tập trận chung rầm rộ từ ngày 5-21.7 tại Úc – Ảnh: Reuters
Cuộc tập trận rầm rộ này mang tên Talisman Sabre 2015, diễn ra từ ngày 5 – 21.7 tại bờ biển Dundee vùng Top End (Úc) thuộc hàng lớn nhất từ trước đến nay. 30.000 binh sĩ Mỹ, Nhật Bản, Úc thao diễn nhảy dù và đổ bộ vào bờ biển dưới sự quan sát của các sĩ quan quân đội Trung Quốc với tư cách quan sát viên, theo trang tin Stars and Stripes (Mỹ) ngày 19.7. Cuộc tập lần này quy tụ trên 200 máy bay quân sự, 3 tàu ngầm và 21 tàu chiến.
Úc đóng vai trò quan trọng đối với an ninh trong khu vực Thái Bình Dương. Thách thức lớn của Úc là vừa thắt chặt quan hệ chiến lược với Nhật Bản, đồng minh của Mỹ, mà không đụng chạm đến Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Canberra.
Giáo sư Hugh White, chuyên nghiên cứu chiến lược thuộc Đại học Quốc gia Úc, nhận định việc Nhật Bản tham gia tập trận ở Dundee, cách thành phố Darwin (Úc) 140 km về phía tây nam, có nguy cơ chọc giận Trung Quốc.
“Mỹ, Nhật Bản và Úc đang hành xử ngày càng giống như họ là khối đồng minh ba bên; lý do là muốn đáp trả lại việc Trung Quốc thách thức trật tự mà Mỹ muốn thiết lập ở châu Á. Các lãnh đạo Trung Quốc nắm rõ xu hướng này và chắc chắn họ không thích điều đó”, ông White nhận định.
Hồi tuần rồi, Hạ viện Nhật Bản đã thông qua dự luật phòng vệ tập thể cho phép quân đội Nhật Bản có quyền hỗ trợ quân sự cho đồng minh và tham chiến ở nước ngoài, lần đầu tiên kể từ sau Thế chiến thứ hai. Dự luật này vẫn còn chờ Thượng viện thông qua, nhưng các chuyên gia nhận định dự luật này chắc chắn được thông qua do liên minh cầm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe chiếm đa số ghế ở Thượng viện.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, 73 năm sau khi đế quốc Nhật Bản cho ném bom giết chết hàng trăm người ở Darwin trong thời Thế chiến thứ hai, sự hiện diện của khoảng 40 binh sĩ Nhật Bản trong cuộc tập trận cũng thu hút sự chú ý từ dư luận Úc cũng như sự có mặt của các sĩ quan quân đội Trung Quốc với vai trò quan sát viên.
“Tôi biết Quân đội Đế quốc Nhật Bản từng đánh bom Darwin”, trung tá Nhật Bản Kuzuo Anamai trả lời phỏng vấn truyền thông Úc khi được hỏi về vấn đề lịch sử của quân đội Nhật Bản thời Thế chiến thứ hai. Ông Anamai cũng cho hay ông đã có “những cuộc nói chuyện tích cực về mối quan hệ mới” với các quan chức của Úc.
“Sự trỗi dậy của Trung Quốc chắc chắn khiến Nhật Bản phải tăng cường quan hệ quốc phòng với Úc”, ông James Schoff, nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Carnegie Endowmen ở thủ đô Tokyo (Nhật Bản), nhận định.
Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Bên cạnh đó, Bắc Kinh thời gian qua gia tăng hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông, bất chấp sự phản đối của các nước trong khu vực.
Trung Quốc là một trong số 30 quốc gia cử quan sát viên tham gia cuộc tập trậ chung lần này, Phó đô đốc Úc David Johnston cho biết.
“Cuộc tập trận rất minh bạch. Chúng tôi thường xuyên liên lạc với các quan chức Trung Quốc. Không có bất kỳ hoạt động nào khiến cho họ phải quan ngại”, ông Johnston cho hay.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Nga - Trung tập trận đổ bộ trên biển Nhật Bản
Người đứng đầu bộ phận báo chí của Quân khu miền Đông thuộc Bộ Quốc phòng Nga, Đại úy Roman Martov cho biết Mátxcơva và Bắc Kinh đã ký một nghị định thư nhằm tiến hành cuộc tập trận hải quân chung trên Biển Nhật Bản vào cuối tháng 8 tới.
Tàu chiến Nga, Trung trong một cuộc tập chung. (Ảnh: China Daily)
"Cuộc họp lên kế hoạch cho cuộc tập trận chung trên biển 2015 của Nga-Trung đã kết thúc tại Vladivostok", hãng tin Tass dẫn lời ông Roman Martov ngày 17/7 cho biết.
Sputnik News đưa tin cuộc tập trận chung hải quân tháng 8 tới sẽ được tổ chức tại bờ biển thuộc tỉnh Primorye ở vùng Viễn Đông của Nga, nơi tiếp giáp với lãnh thổ Trung Quốc và Triều Tiên.
Trước đó vào ngày 10/6, tại khu vực này, các binh sỹ Nga và Trung Quốc đã diễn tập đổ bộ đường không và đường biển.
Theo ông Martov, "cuộc tập trận chung lần đầu tiên trên thao trường Klerk này sẽ bao gồm các nội dung đổ bộ đường biển trong đó sử dụng các tàu đổ bộ và máy bay của cả hai phía."
"Các đại diện của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga và Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tiến hành các công việc chính để chuẩn bị cho chuyến thăm cảng Vladivostok của các tàu chiến Trugn Quốc", Tass dẫn lời ông Martov cho biết.
Người đứng đầu bộ phận báo chí của Quân khu miền Đông cũng cho hay cuộc tập trận vào tháng 8 tới sẽ có sự tham gia của 20 tàu chiến thuộc nhiều lớp, cũng như các máy bay và trực thăng của hải quân hai nước Nga, Trung.
Thông báo về cuộc tập trận này từng được một số nguồn đưa tin hồi đầu tháng này, chỉ vài tuần sau khi hai nước kết thúc cuộc tập trận hải quân đầu tiên trên biển Địa Trung Hải. Cuộc tập trận này có sự tham gia của 9 tàu từ cả hai phía.
Báo Mỹ IB Times nhận định cuộc tập trận trên biển Nhật Bản sắp tới là một phần trong chiến lược chung nhằm xây dựng mối quan hệ hợp tác quân sự Nga - Trung, trong bối cảnh hai nước lớn này đang "lạnh nhạt" với phương Tây trong những tháng gần đây.
Nga từng bị châu Âu và Mỹ chỉ trích quyết liệt bởi sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3/2014. Phương Tây cũng cáo buộc rằng Mátxcơva đứng sau ủng hộ cho phe ly khai, khiến cuộc khủng hoảng leo thang ở miền đông Ukraine.
Trong khi đó, Trung Quốc - nước tiến hành nhiều hoạt động hung hăng trên Biển Đông - bị Mỹ phản đối mạnh mẽ. Bên cạnh đó, vấn đề an ninh mạng cũng chia rẽ hai cường quốc Mỹ - Trung.
Mới đây, chính phủ Bắc Kinh trấn an các nước láng giềng rằng quan hệ Trung-Nga cần được tăng cường, song sẽ không tạo ra nguy hiểm với bất kỳ bên thứ ba nào.
Bình luận về quan hệ Nga- Trung, tờ Guardian của Anh bình luận rằng lãnh đạo hai nước đã luôn thận trọng nhấn mạnh họ sẽ trở thành các đối tác chứ không phải đồng minh, và họ thực sự muốn như vậy. Trung Quốc luôn quan tâm đến các đối tác phương Tây, trong khi Nga không muốn quan hệ của mình với các nước châu Âu và Mỹ đi vào ngõ cụt.
Mới đây, Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc nhấn mạnh: "Mối quan hệ chiến lược giữa Mátxcơva và Bắc Kinh là một kết quả mang tính hoàn cảnh, và hoàn toàn khác với mối quan hệ đồng minh như quan hệ Mỹ-Nhật".
Bạch Trúc
Theo Dantri/ Guardian, IB Times
Đô đốc Mỹ: 'Mỹ đã sẵn sàng cho mọi tình huống bất ngờ trên Biển Đông' Đô đốc Scott Swift, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương cho rằng Mỹ và các đồng minh châu Á đã sẵn sàng cho mọi diễn biến bất ngờ trên Biển Đông, theo AP ngày 17.7. Đô đốc Scott Swift, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương khẳng định Mỹ và các đồng minh châu Á đã sẵn sàng ứng phó với mọi...