Sĩ quan Trung Quốc “lòi đuôi” tin tặc như thế nào?
Trong mục phóng sự, báo Pháp Le Figaro tường thuật tỉ mỉ việc cơ quan FBI đã truy lùng 5 sĩ quan-tin tặc của Trung Quốc như thế nào?
Cục điều tra liên bang Mỹ FBI phát lệnh truy nã 5 sĩ quan quân đội Trung Quốc
Báo Le Figaro nhấn mạnh rằng ngành tư pháp Mỹ chưa bao giờ đưa ra lệnh truy lùng người của một nước khác như lệnh truy nã 5 sĩ quan quân đội Trung Quốc hiện nay. Khi đưa ra thông cáo “Wanted” như người ta thấy trong các phim “cao bồi”, quả là Mỹ muốn đưa ra một lời cảnh báo ghi đậm dấu ấn về mặt tâm lý trong cuộc chiến chống tin tặc, vì dĩ nhiên không ai nghĩ những người bị nêu tên sớm bị bắt và đưa ra xét xử trước tòa án Mỹ.
Nhưng làm sao FBI lần được dấu vết những người nằm trong đơn vị 61398 chốt tại môt khu phố ở Thượng Hải? Dĩ nhiên không ai tiết lộ chi tiết. Nhưng theo Le Figaro nhân viên tình báo Mỹ và các chuyên gia đã tung ra chiến dịch truy lùng rộng lớn trên mạng.
Ngành tư pháp Mỹ đã mất 8 tháng để tập hợp bằng chứng và truy tố được thủ phạm, nhờ việc các tập đoàn Mỹ bị tấn công lần đầu tiên đã chấp nhận cho nêu tên. Những công ty này trước đây vẵn e ngại sự trả đũa của Trung Quốc.
Video đang HOT
Le Figaro dựa trên báo cáo năm 2013 của công ty Mỹ đảm trách an ninh tin học Mandiant cho biết là 5 người nói trên nằm trong một nhóm tin tặc được biết đến dưới danh hiệu “Comment Crew” nêu lên trong báo cáo.
Báo cáo của Mandiant cũng cho thấy là những hệ thống gián điệp trên mạng của Trung Quốc, cho dù có tinh vi đến đâu, cũng không phải là hoàn hảo, không sơ hở, vì lẽ không có hệ thống nào tự hoạt động, trước mỗi bàn phím đều có con nguời. Và như báo cáo đã nêu lên, những con người đã chọn sai cách bảo mật, làm cho công việc tìm kiếm của các nhà điều tra dễ dàng hơn, ghi lại được dấu vết hoạt động của họ.
Le Figaro cho là sơ hở đôi khi là do tính kiêu ngạo. Một số người đã ký bí danh vào phần mềm độc hại “malware” của họ. Một số người khác công khai nói đến sự ham mê về “chiến tranh tin học” của Trung Quốc và còn khoe hoạt động từ khu Phố Đông. Người thì sử dụng điện thoại di động từ Thượng Hải để ghi lại e mail được sử dụng để thâm nhập máy tính của các tập đoàn bị nhắm.
Tờ báo cho là các nhà điều tra còn nêu lên một sơ hở rất buồn cười: đó là bức tường lửa “Great Firewwall” công cụ để kiểm duyệt của Trung Quốc nhằm ngăn chặn việc tiếp cân các mạng Facebook, Twitter hay Youtube, đã giúp ích cho công việc các nhà điều tra Mỹ : Bức tường lửa này tạo ra tình huống là đối với các tin tặc của nhóm “Comment Crew”, phương thức đơn giản nhất là truy cập vào Facebook, Twitter từ cơ sở tấn công của họ. Một khi bị khám phá thì truy ra danh tánh của họ không khó.
Theo Đời sống pháp luật
Mỹ - Pháp từng suýt ném bom nguyên tử xuống Điện Biên Phủ?
Sáu mươi năm trước, khi quân đội Pháp rơi vào tình thế "tuyệt vọng" ở Điện Biên Phủ, có vẻ một số quan chức cấp cao Mỹ đã dự tính tới việc sử dụng bom hạt nhân.
"Các ông có muốn 2 quả bom nguyên tử không?", đó là câu nói của Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles nói với Ngoại trưởng Pháp Georges Bidault vào tháng 4/1954 theo trí nhớ của một nhà ngoại giao kì cựu Pháp.
Theo BBC (Anh), lời đề nghị khác thường này được đưa ra trong bối cảnh quân đội Pháp đang rơi vào tình cảnh khốn khổ trong cuộc chiến với quân đội của Hồ Chí Minh tại Điện Biên Phủ, miền tây bắc Việt Nam.
Binh lính Pháp ở chiến trường Điện Biên Phủ.
Ngày nay, trận chiến Điện Biên Phủ bị "che khuất" bởi cuộc chiến tranh giữa quân đội Mỹ và quân đội Việt Nam vào thập kỷ 1960. Nhưng trong giai đoạn 8 năm từ 1946-1954, quân Pháp đã tham chiến tại Đông Dương để bảo vệ "đế chế" của nước này ở châu Á.
Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền vào năm 1949, Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam vũ khí và quân nhu trong khi phần lớn chi phí cho phía Pháp trong cuộc chiến này đều do Mỹ chi trả. Dù vậy, Pháp chịu thiệt hại trực tiếp về quân số trong cuộc chiến. Đến năm 1954, số quân Pháp ở Đông Dương lên tới 55.000 lính.
Vào cuối năm 1953, Tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương, Tướng Navarre, đã quyết định thành lập tập đoàn cứ điểm tại thung lũng Điện Biên Phủ, cách thủ đô Hà Nội hơn 400km. Bao quanh thung lũng Điện Biên Phủ là rừng và núi.
Tình hình nguy cấp khiến quân đội Pháp cầu viện sự giúp đỡ của Mỹ trong tuyệt vọng. Hai nhân vật thuộc hàng hiếu chiến nhất chính trường Mỹ khi đó là Phó thủ tướng Richard Nixon - mặc dù ông này không có quyền lực chính trị - và Đô đốc Radford, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân. Ngoại trưởng Mỹ khi đó John Foster Dulles cũng là một nhân vật diều hâu luôn ám ảnh về việc chống lại các quốc gia thuộc "phe" Xã hội chủ nghĩa.
Thứ Bảy, ngày 3/4/1954 đã đi vào lịch sử nước Mỹ là "ngày mà chúng ta không tiến tới chiến tranh". Vào ngày này, Ngoại trưởng Dulles gặp gỡ các nhà lãnh đạo quốc hội Mỹ, những người bày tỏ lập trường cứng rắn rằng họ sẽ không ủng hộ việc can thiệp quân sự vào Việt Nam trừ phi người Anh cũng tham gia. Ông Eisenhower gửi một bức thư tới Thủ tướng Anh Winston Churchill cảnh báo về những hậu quả mà phương Tây sẽ gánh chịu nếu Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ. Vào chính thời điểm này, tại một cuộc họp ở Paris, ông Dulles đã đưa ra đề nghị cấp vũ khí hạt nhân chiến thuật cho Pháp.
Theo BBC, trên thực tế ông Dulles không bao giờ có đủ thẩm quyền đưa ra một đề nghị như vậy và cũng chưa có bằng chứng rõ ràng về việc ông này thực sự nói như trên. Có vẻ khi đó người Pháp đang quá hoảng loạn nên đã hiểu nhầm ý ông Dalles hoặc có thể người phiên dịch đã dịch nhầm.
"Ông ta (Ngoại trưởng Dulles) không thực sự đưa ra lời đề nghị. Ông ta chỉ đưa ra ý tưởng và đặt câu hỏi về ý tưởng đó. Ông ấy đã thốt lên 2 chữ chết người "bom hạt nhân". Ngay lập tức Bidault phản ứng như thể ông ấy không coi trọng câu hỏi đó cho lắm", Maurice Schumann, một cựu ngoại trưởng, kể lại.
Theo Giáo sư Fred Logevall của Đại học Cornell, ông Dulles "ít nhất cũng đã đề cập về khả năng sử dụng bom hạt nhân".
Ngoại trưởng Bidault phủ nhận việc Ngoại trưởng Mỹ đề nghị sử dụng bom hạt nhân và cho hay "bởi lẽ ông ấy biết nếu bom hạt nhân có thể tiêu diệt quân đội Việt Minh nhưng cũng sẽ phá hủy tập đoàn cứ điểm".
Theo Infonet
Lý giải sự bất lực của lực lượng an ninh miền đông Ukraine Những kẻ chỉ điểm và nỗi lo bị bắt đang dần xói mòn hàng nghàn cảnh sát và lực lượng an ninh Ukraine tại miền đông nước này. Tấm gương từ Berkut Vào ngày 27/4, trung úy Vitali Artyukh, phó chỉ huy một đội cảnh sát đặc nhiệm đang làm nhiệm vụ gác tại trụ sở đài truyền hình địa phương tại Donetsk...